Thứ nhất, dự báo trong những năm tới sẽ có sự phân hóa ngày càng
sâu hơn nữa trong việc phấn đấu vào Đảng. Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu nền kinh tế, kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động, số lượng lao động, nhất là lao động trong khu vực nông nghiệp. Trong bối cảnh số lao động cần thiết trong nông nghiệp giảm, yêu cầu lao động ở các ngành nghề khác ngày càng tăng, cùng với đời sống một bộ phận nơng dân cịn khó khăn, đã dẫn đến tình trạng một bộ phận nơng dân thốt ly một phần hoặc hồn tồn khỏi sản xuất nơng nghiệp để tham gia các ngành, nghề khác; trong đó, thanh niên là đối tượng số 1 chịu sự tác động và sức hút bởi việc làm, thu nhập từ các đơ thị. Điều này ít nhiều đã dẫn đến sự thiếu hụt về lao động trẻ ở khu vực nơng thơn. Theo đó, nguồn cho cơng tác phát triển đảng viên từ nông dân cũng bị thu hẹp.
Thứ hai, khi phát triển nền kinh tế thị trường bên cạnh mặt tích cực
cũng tồn tại những mặt trái, mặt tiêu cực tác động không nhỏ đến bộ phận quần chúng nhân dân nhất là lực lượng thanh niên, gây nên những khó khăn nhất định đối với công tác phát triển đảng viên ở tỉnh Cao Bằng trong đó đối với các vùng sâu, vùng xã, biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, tác động của mặt trái cơ chế thị trường cùng với những tiêu cực và tệ nạn xã hội đang du nhập vào nông thôn theo nhiều con đường... đã phần nào tác động đến tư tưởng, nhận thức của nơng dân. Tình trạng đồn viên, hội viên ở khu vực nơng thơn nhận thức không đúng về động cơ phấn đấu vào Đảng, hoặc khơng muốn tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội khơng phải khơng có. Có những nơi, có quần chúng quan niệm vào Đảng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ đảng viên, phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm điểm... vì thế mà ngại phấn đấu vào Đảng. Đấy là chưa kể đến công tác tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới là nông dân ở nhiều nơi chưa được các cấp ủy, chi bộ quan tâm đúng mức. Ngồi ra, vai trị lãnh đạo của chi bộ, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên chưa tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với quần chúng, thôi thúc họ quyết tâm phấn đấu vươn lên. Một lý do khác, ở nhiều địa phương trong lúc nông nhàn, lao động trẻ thường đi làm ăn xa, thỉnh thoảng mới về, không thường xuyên tham gia các hoạt động trên địa bàn, vì vậy, việc quản lý của các chi bộ cũng đã khó chứ chưa nói đến việc bồi dưỡng để kết nạp.
3.1.2. Mục tiêu, phương hướng công tác phát triển đảng viên trongcác xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng các xóm chưa có chi bộ ở tỉnh Cao Bằng
- Mục tiêu
Xuất phát từ những quan điểm đúng đắn, nhất quán của Đảng trong công cuộc đổi mới: phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, các cấp ủy đảng cần đổi mới sâu sắc, toàn diện, đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Cơng tác phát triển đảng viên nói chung và phát triển đảng viên ở các xóm chưa có chi bộ đã và đang đặt ra trong bối cảnh trên.
Đảng bộ tỉnh Cao Bằng trong Chương trình số 11 - CTr/TU ngày 29/4/2011 về Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giai đoạn hiện nay; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, phát triển tổ chức đảng ở cơ sở. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ sở có trình độ, năng lực, đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu để đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. Trong đó, mục tiêu cụ thể về phát triển đảng viên, thành lập chi bộ là: phấn
đấu 100% xóm có chi bộ; kết nạp đảng viên mới hằng năm từ 1.800 đảng viên trở lên.
Các cấp ủy đảng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong công tác phát triển đảng viên. Mặt khác, các cấp ủy đảng phải đổi mới phương thức lãnh đạo, định hướng xây dựng kế hoạch cụ thể và giao trách nhiệm cho các cơ quan tham mưu hướng dẫn thực hiện phải thường xuyên kiểm tra sâu sát, kịp thời sơ kết, uốn nắn, rút kinh nghiệm về công tác phát triển đảng viên, xố xóm “trắng” chi bộ ở cơ sở. Nghị quyết chi, đảng bộ các cấp đưa nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể coi phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng.
Hằng năm, các chi bộ phải xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên, trong đó chú trọng đúng mức cơng tác phát triển đảng viên là nông dân. Thường xuyên rà sốt danh sách quần chúng có đủ điều kiện bồi dưỡng để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ họ phấn đấu vào Đảng, tránh tình trạng quần chúng phấn đấu tốt, đủ điều kiện nhưng cấp ủy triển khai thiếu kịp thời, bỏ lỡ
thời cơ. Đặc biệt phải làm tốt công tác phân công, giao nhiệm vụ giúp đối tượng phấn đấu trở thành đảng viên. Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng gắn với phát huy tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên, mà trước hết là đảng viên giữ các cương vị chủ chốt, làm gương cho quần chúng noi theo. Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, giúp quần chúng có nhận thức sâu sắc hơn về Đảng, thường xun duy trì tốt chế độ thơng tin phục vụ cơng tác tun truyền. Bên cạnh đó cần có biện pháp phịng, chống các luồng tư tưởng gây ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng của quần chúng. Cùng với nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, phải thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các đồn thể chính trị - xã hội ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác tập hợp, giáo dục đồn viên, hội viên, tạo điều kiện cho công tác tạo nguồn phát triển Đảng.