Xây dựng hệ giá trị chuẩn mực về văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 51)

2.2. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt

2.2.1. Xây dựng hệ giá trị chuẩn mực về văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí

Việt Nam

Vai trò quan trọng của hệ giá trị chuẩn mực của Văn hóa doanh nghiệp, trong hơn 56 năm xây dựng, trải qua 3 giai đoạn phát triển, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng một nền “tiểu văn hóa” khá hồn chỉnh cho đơn vị mình. Để làm được việc này đã có cơng lao sức lực và sự đồng thuận rất cao của toàn bộ nhân sự trong Tập đoàn, bao gồm các thế hệ lãnh đạo (Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc, Hội đồng Thành viên…); các thế hệ tổ chức chính trị - xã hội (Cơng đồn, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Ban Nữ cơng, Hội Dầu khí…); các thế hệ Trưởng, Phó Ban, Phịng, Xí nghiệp; tồn thể CBCNV chuyên viên, nhân viên hành chính, kỹ thuật, tư vấn, kiểm sốt.v.v… trong cả ba thời kỳ phát triển chung của toàn Tập đoàn.

Về mặt chủ trương, Nghị quyết số 33/NQ – TW9 khóa XI (2014) đã xác định một yêu

cầu cơ bản đối với các doanh nghiệp, tập đồn kinh tế nhà nước đó là: Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Con người thực sự là trung tâm trong quá trình phát triển kinh tế - hội. Tạo dựng mơi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ, hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng VHDN, VHDNH với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo

vệ Tổ quốc. Phát huy ý thức và tinh thần dân tộc, động viên toàn dân, trước hết là doanh nghiệp, doanh nhân xây dựng và phát triển các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế [12, tr.20]. Trên cơ sở định hướng và đường lối của Đảng, Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã từng bước xác định nhiệm vụ, nội dung xây dựng hệ giá trị chuẩn mực VHDN tại Tập đoàn trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó, Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã xác định phải xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh trong mọi hoạt động của Tập đoàn, cụ thể:

Một là, xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam lấy con người làm gốc

Trong đó xác định lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bước phát triển doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản: 1) Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của cơng nhân viên chức để phát huy tính tích cực, tính chủ động của họ; 2) Bồi dưỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo công nhân viên chức và trở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi người phấn đấu; 3) Tăng cường đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra khơng khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của cơng nhân viên chức; 4) Có chế độ thưởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tơn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.

Hai là, xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp hướng tới thị trường

Phải xây dựng Tập đồn Dầu khí Việt Nam trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường linh động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, v.v. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp.

Ba là, xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp khách hàng là trên hết

Trong hoạt động kinh doanh, Tập đồn Dầu khí Việt Nam lhải lấy khách hàng làm trung tâm, cụ thể: 1) Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; 2) Xây dựng hệ thống tư vấn cho người tiêu dùng, cố gắng ở

mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ để tăng cường sức mua của khách hàng; Tiến hành khai thác văn hóa đối với mơi trường sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.

Bốn là, xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam phải gắn

liền với tăng cường ý thức đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Trong hoạt động khai thác, chế biến, Tập đồn phải ln qn triệt cần thơng qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh được tình trạng phát triển vì lợi ích trước mắt mà bỏ quên lợi ích con người. Định hướng của phát triển của Tập đoàn là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển của doanh nghiệp với tiến bộ của loài người nhằm bảo đảm sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định, hài hịa.

Vì văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trị rất quan trọng trong sự phát trien của Tập đồn Dầu khí Việt Nam. Cho nên, trên cơ sở hệ quan điểm, Nghị quyết số 3149/NQ-DKVN, ngày 6/5/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về chấp thuận Đề án “Văn hóa doanh nghiệp Petro Viet Nam” đã xác định 4 nhóm hệ giá trị chuẩn mực cụ thể của văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam đó là:

Hệ giá trị chuẩn mực 1: Trí tuệ là sức mạnh phát triển Hệ giá trị chuẩn mực 2: Chuyên nghiệp là ổn định, sáng tạo Hệ giá trị chuẩn mực 3: Nghĩa tình là chất keo gắn kết

Hệ giá trị chuẩn mực 4: Khát vọng là động lực vươn lên những tầm cao mới.

(nội dung đầy đủ của 4 Hệ giá trị chuẩn mực được thể hiện tại Phụ lục 2 của luận văn)

Đặc biệt, trong điều kiện tồn cầu hóa đã và đang diễn ra một cách sâu rộng, ở tất cả lĩnh vực đã làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã tìm mọi cách để phát triển, hịa nhập và xác định vị trí riêng của mình trên thị trường. Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế với những luật chơi chung đã giúp tháo gỡ phần nào những rào cản, đem lại cho Tập đồn Dầu khí Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác làm ăn. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, Tập đồn Dầu khí Việt Nam cũng phải đương đầu với rất nhiều thử thách và cuộc cạnh tranh cho sự tồn tại cũng ngày một sâu sắc hơn. Để thành cơng, Tập đồn Dầu khí Việt Nam đang cố gắng tạo ra một hệ sinh thái văn hóa doanh

nghiệp có khả năng tạo nên khả năng thích ứng với thời cuộc mới. Cụ thể, Văn bản số 1094/CT-DKVN, ban hành ngày 20/5/2008 đã xác định rõ: Văn hóa doanh nghiệp có một vị

trí và vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Chính vì vậy, Tập đồn Dầu khí Việt Nam coi việc xây dựng và thực hiện văn hó doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong công tác đổi mới doanh nghiệp của Tập đoàn.

Với những nỗ lực xây dựng hệ giá trị VHDN đó, kết quả đạt được là ngày 6/5/2008, Hội đồng quản trị Tập đồn đã có nghị quyết số 3149/NQ-DKVN về việc chấp thuận nội dung đề án “Văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam” và ngày 20/05/2008, Tổng giám đốc Tập đồn đã có Quyết định số 1093/QĐ-DKVN về việc thực hiện “Văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam”. Tổng giám đốc Tập đoàn yêu cầu các Ban/ Văn phịng Tập đồn và người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các đơn vị:

1. Nghiêm túc quán triệt, triển khai và thực hiện tại đợn vị mình “ Văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam” ban hành kèm theo quyết định số 1093/QĐ-DKVN ngày 20/05/2008 của Tổng giám đốc Tập đồn Dầu khí Việt Nam.

2. Trên cơ sở “Văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam”, các đơn vị có thể vận dụng để xây dựng hóa doanh nghiệp đặc trưng của đơn vị mình cho phù hợp với mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh và các sản phẩm dịch vụ của đơn vị.

3. Định kì hàng quý báo cáo lãnh đạo tập đoàn về việc thực hiện “ Văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam” tại đơn vị mình, nêu các khó khăn vướng mắc (nếu có) và kiến nghị sửa đổi, các giải pháp để “ Văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam” ngày càng hồn thiện hơn.

4. Hàng năm Tập đồn Dầu khí Việt Nam sẽ tổ chức tuần Văn hóa doanh nghiệp vào dịp kỉ miệm ngày thành lập Ngành Dầu khí Việt Nam, Tập đồn đề nghị các đơn vị có chương trình hoạt động cụ thể cho tuần văn hóa doanh nghiệp đó và tích cực hưởng ứng, tham gia vào tất cả các chương trình “Văn hóa doanh nghiệp Petrovietnam” do tập đồn Dầu khí Việt Nam tổ chức và phát động.

Đây chính là các hạt nhân của VHDN của PVN. Đồng thời, chúng cũng là cơ sở để hình thành, duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp của Tập đồn Dầu khí Việt Nam trong suốt những năm vừa qua. Các hạt nhân văn hóa của Tập đồn Dầu khí Việt Nam được nhận thức là kết quả của sự tác động qua lại giữa các thành viên, các bộ phận trong toàn bộ Tập đoàn với nhau và giữa Tập đoàn với toàn bộ xã hội. Thiết nghĩ đây là một trong những nhân tố quan trọng, định

hướng, hướng dẫn quá trình tiến hành xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam phù hợp với các giá trị chung của đất nước, vừa có bản sắc riêng của Tập đồn. Nó là cơ sở chính trị cho những cơ quan chức năng Đảng, Nhà nước xem xét phê chuẩn các dự án phát triển doanh nghiệp, giám sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nó cũng là kim chỉ nam giúp Tập đoàn sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình, nhằm đem lại sự thành cơng cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội chính đáng.

2.2.2. Triển khai thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam

Để đưa ý tưởng và các giá trị văn hóa vào cuộc sống và được chuyển hóa vào trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi người lao động trong Tập đoàn, Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã triển khai một loạt các hoạt động như sau:

Thứ nhất: Từng bước thực hiện tái cơ cấu tổ chức Tập đoàn

Thực hiện đổi mới tổ chức, Tập đồn Dầu khí Việt Nam đã 3 lần chuyển đổi mơ hình, tên gọi và chức năng nhiệm vụ khác nhau. Cứ mỗi lần chuyển đổi, các nhà lãnh đạo phải “vắt óc” đổi mới tư duy, tìm cách điều chỉnh tối ưu (giá trị vơ hình, ở tầng chìm) để tạo ra những dạng cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý hợp lý (giá trị hữu hình, ở tầng nổi). Cụ thể, khi cịn là Đồn 36 dầu lửa (thường gọi là Đoàn 36) trực thuộc Tổng cục Địa chất. Đồn 36 có nhiệm vụ tiến hành tìm kiếm thăm dị dầu hỏa và khí đốt trên phạm vi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là dấu mốc lịch sử mở đầu một thời kỳ hoạt động dầu khí có tổ chức ở Việt Nam Dân chủ Cộng hịa (sau này ngày 27 tháng 11 đã được nhà nước cơng nhận là Ngày Truyền thống Dầu khí Việt Nam). Lúc này, cơ cấu bộ máy tổ chức chỉ mới có 1 Chi bộ (trực thuộc Tổng cục địa chất), 1 Giám đốc, 109 CBCNV (có 31 kỹ sư cử nhân), giá trị tài sản chỉ đáng hơn 1,1 tỷ đồng, vốn lưu động khơng có; cơ sở hạ tầng, đường ống, trang thiết bị khai thác còn quá thiếu thốn; chỉ mới khai thác Mỏ khí Tiền Hải có trữ lượng tại chỗ khoảng 1,3 tỷ mét khối, trữ lượng thu hồi khoảng hơn 600 triệu mét khối, được xem là một mỏ rất nhỏ nhưng vào thời kỳ đó đã được các cấp lãnh đạo nhà nước và bộ ngành rất quan tâm. Sau một thời gian khai thác thử, Hội đồng Bộ trưởng đã chỉ đạo: “Tổng cục Dầu khí lập phương án khai thác hợp lý và hiệu quả nhất với sản lượng khai thác 45-50 triệu mét khối năm.”

Ngày 29-8-2006, nhằm tạo cơ sở pháp lý, mơ hình tổ chức và cơ chế quản lý phù hợp và thuận lợi cho việc phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề

án hình thành Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đồn Dầu khí Việt Nam. Với Quyết định trên, Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam chính thức trở thành Cơng ty Nhà nước hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Công ty con được tổ chức lại trên cơ sở bộ máy cơ quan Tổng cơng ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị trực thuộc. Đến đây lãnh đạo Tập đoàn lại tiếp tục đổi mới tư duy, nghiên cứu xây dựng một hình thái cơ cấu mơ hình bộ máy quản lý mới cho phù hợp và khả dĩ trụ vững lâu dài. Kết quả là đã tạo ra bộ máy quản lý Tập đồn Dầu khí Việt Nam khác trước, gồm có các thành phần cấu trúc như sau:

+ Hội đồng Thành viên: 7 Thành viên (01 Chủ tịch + 6 Thành viên) + Ban Tổng Giám đốc: 01 Tổng Giám đốc + 06 Phó Tổng Giám đốc + Đảng ủy Tập đồn

+ Ban kiểm sốt nội bộ: 9 người (1 Trưởng ban chuyên trách và 8 thành viên) + 7 phòng, ban chức năng, tham mưu thuộc Cơng ty Mẹ Tập đồn.

+ 37 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tập đồn (1 xí nghiệp + 2 trường + 1 Viện nghiên cứu + 11 Ban Quản lý Dự án + 5 đơn vị thành viên Tập đoàn nắm 100% vốn + 14 đơn vị Tập đoàn nắm quyền chi phối + 3 công ty liên kết)

Dù là hoạt động dưới mơ hình nào, Tập đồn cũng luôn chú ý triển khai thực hiện VHDN, cụ thể: đưa ra nhiều chủ trương, kế hoạch đầu tư, biện pháp để đào tạo nâng cao trí tuệ tài năng kỹ năng tác nghiệp cho đội ngũ lao động này, cả từ lãnh đạo, chuyên viên, công nhân, viên chức, kỹ sư, thợ máy… của Tập đồn. Hiện tồn Tập đồn đã có gần 35.000 tiến sỹ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân (2015) nhiều gấp 241 lần so với con số 145 kỹ sư cử nhân (1975). Số cịn lại đều 100% có tay nghề cao đẳng, trung cấp kỹ thuật chuyên môn các ngành liên quan.

Trong quá trình phát triển, Tập đồn dầu khí Việt Nam hiện nay ln thực hiện công tác tái cấu trúc doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của Tập đoàn trong từng thời điểm nhất định. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã tích cực xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đổi mới DNNN và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại

Quyết định số 46/QĐ-TTg ngày 05/01/2013. Theo đó, Tập đồn tập trung vào phát triển 05 lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

+ Tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí; + Lọc - hóa dầu.;

+ Cơng nghiệp khí; + Cơng nghiệp điện;

+ Dịch vụ dầu khí chất lượng cao.

Trong đó, tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí là lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.

Đối với việc tái cấu trúc các doanh nghiệp thành viên: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xác định và thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Công ty Mẹ Tập đoàn DKVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ: Tổng cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí;

- Cơng ty Mẹ Tập đồn DKVN giữ ngun tỷ lệ vốn hiện có tại các doanh nghiệp: Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (50,38%); Tổng cơng ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (51%); Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro (51%); Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Rusvietpetro (49%); Công ty trách nhiệm hữu hạn Gaspromviet

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)