Yêu cầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 78 - 84)

3.1. Yêu cầu và phương hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí

3.1.1. Yêu cầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam

Thứ nhất, Cần phù hợp với “định hướng mục tiêu kế hoạch phát triển đến năm 2020 và những năm tiếp theo” do Ban Lãnh đạo Tập đoàn đề ra từ năm 2015 cũng như “Chiến lược

phát triển ngành cơng nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2025”. Tuy nhiên xét thấy định

hướng mục tiêu này tuy có tầm nhìn xa nhưng cịn hạn chế, bất cập bởi không dự liệu được hết những diễn biến khó khăn trong thực tế hiện nay và tương lai. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh định hướng mục tiêu với tầm nhìn mới cao hơn nữa, phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ hiện nay.

Tuy Tập đồn Dầu khí Việt Nam đang là một Tập đồn kinh tế lớn nhất cả nước, nhưng cần có suy nghĩ vạch định hướng mục tiêu phát triển của mình trong tầm nhìn 2025, để bắt kịp, đón đầu những xu thế kinh tế phát triển phù hợp.

Thứ hai, cần tranh thủ và tuân thủ nghiêm túc, sâu sắc những định hướng lớn của Đại hội Đảng XI, XII vạch ra về phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nền văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Cần nghiên cứu sâu sắc những định hướng lớn này đem vận dụng sáng tạo vào những giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng VHDN tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể cần nghiên cứu vận dụng những định hướng có liên quan như sau:

- Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm... Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, cơng ích... Đổi mới tổ chức bộ

máy, biên chế, nhân sự và tài chính, xã hội hóa lĩnh vực dịch vụ cơng, thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này.

- Đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ, bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; hồn thiện thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vơ hình (tài sản trí tuệ, thương hiệu...) trong cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường... thu hút đầu tư nước ngồi có cơng nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và nâng cao năng lực quản trị, quản lý doanh nghiệp nhà nước phù hợp với chuẩn mực quốc tế... Phát triển doanh nhân về số lượng và năng lực quản lý, đề cao đạo đức và trách nhiệm xã hội.

- Xây dựng đời sống văn hóa, mơi trường văn hóa, nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, phong phú lành mạnh trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp... Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế. Xây dựng VHDN, VHDNH với ý thức thượng tôn pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh vì sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D), nhập khẩu công nghệ mới; thực hiện phương thức quản lý, quản trị hiện đại; phát huy tiềm năng con người và khuyến khích tinh thần sản xuất kinh doanh của mọi người để chủ động khai thác triệt để lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, tăng nhanh giá trị quốc gia và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ba là, xây dựng văn hố doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam địi hỏi gắn bó

chặt chẽ hiệu quả kinh doanh và tính nhân văn trong kinh doanh; khơng thể đạt hiệu quả bằng bất cứ giá nào mà coi nhẹ những giá trị nhân văn (tôn trọng con người, bảo vệ môi trường). Điều đặc biệt quan trọng là nâng cao tinh thần của người lao động Tập đoàn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cần khuyến khích các cá nhân, đơn vị trong Tập đoàn tham gia các hoạt động xã hội, như xố đói giảm nghèo, cứu trợ đồng bào gặp thiên tai, tham gia các hoạt động từ thiện.v.v…

Bốn là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam cần phải dựa

vào con người. Chiến lược phát triển Tập đồn Dầu khí Việt Nam khơng chỉ tăng vốn, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động mà còn phải tạo ra mơi trường văn hố doanh nghiệp tiến bộ. Điều này cũng tức là tạo ra một sức mạnh tổng thể, cố kết và cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo với niềm tin, một lý tưởng cao đẹp. Văn hoá doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam là lý tưởng và các nguyên tắc chi phối hành động của doanh nghiệp cũng như của mỗi thành viên, là hệ giá trị tạo nên nguồn lực cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn. Do vậy, càng cần thiết phát huy nhân tố con người trong doanh nghiệp. Theo đó yêu cầu cụ thể là:

+ Nâng cao năng lực tiềm tàng của mỗi công nhân, viên chức (thông qua biện pháp giáo dục, đào tạo về kinh tế, công nghệ, quản lý );

+ Biến năng lực tiềm tàng đó thành hiện thực, thơng qua các biện pháp khuyến khích, kích thích sức sáng tạo trong lao động sản xuất;

+ Tập trung cho được các tiềm lực cá nhân của công nhân viên chức vào việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, thông qua các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất và nhân sự. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi vì văn hố doanh nghiệp khơng phải kết quả của sự phát triển tự phát trong q trình sản xuất kinh doanh mà nó được định hướng xây dựng và hình thành trong ý thức tự giác của người quản lý doanh nghiệp, biểu hiệnn tập trung quản lý doanh nghiệp, bởi người quản lý doanh nghiệp. Do vậy, phải đào tạo và trọng dụng đội ngũ có thể nắm được và vận dụng được văn hố doanh nghiệp vào trong tong hoạt động sản xuất kinh doanh Tập đoàn, trong quan hệ với các đối tác cũng như trong công việc quản lý, điều hành nội bộ doanh nghiệp.

3.1.2. Phương hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đồn Dầu khí Việt Nam

Một là, quan tâm lãnh đạo xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp bảo đảm cho sự phát triển văn hóa mạnh mẽ, đúng hướng, để văn hóa giữ vai trị nền tảng tinh thần của xã hội; động lực thúc đẩy hồn thành nhiệm vụ chính trị, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Đảng lãnh đạo xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng được thể hiện qua việc đề ra chủ trương đường lối, nghị quyết, quyết định một cách khoa học, đảm bảo

tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối, được áp dụng trong thực tiễn cuộc sống mang lại lợi ích phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân có tính nhân văn cao đẹp, phù hợp “lịng dân, ý Đảng”. Nhìn lại q trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng rất coi trọng lãnh đạo lĩnh vực văn hóa, coi văn hóa là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng, và thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng: “Đường lối văn hóa đúng đắn cùng với phương thức lãnh đạo phù hợp là 2 yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển văn hóa mạnh mẽ, đúng hướng, đóng vai trị nền tảng tinh thần của xã hội, động lực cổ vũ, động viên nhân dân thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ chiến lược trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam”. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng vậy, có mơi trường văn hóa tốt sẽ góp phần quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chủ trương, phương hướng, chiến lược sản xuất, kinh doanh sai lệch thì doanh nghiệp sẽ thất bại, kém phát triển và dẫn đến phá sản.

Hai là, lãnh đạo việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải xác định rõ vị trí, vai trị, trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị.

Người đứng đầu doanh nghiệp là người đề xướng, hướng dẫn, xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu chiến lược, định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp; trực tiếp tổ chức tuyên truyền hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp suy nghĩ, hành động thực hiện các mục tiêu đó vì lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của chính họ. Theo đó, lãnh đạo doanh nghiệp cịn đóng vai trị quan trọng trong việc xua tan những mối nghi ngờ, lo âu và cảm giác thiếu an tồn của cơng nhân viên chức, người lao động. Vì vậy, người lãnh đạo doanh nghiệp phải là tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống, đi đầu trong các hoạt động văn hóa; ln biết lắng nghe và có tinh thần làm việc qn mình vì sự phát triển của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp có tồn tại phát triển, giữ vững được uy tín, thương hiệu hay khơng là thể hiện cả nội dung và hình thức, bản chất giá trị bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải tập trung vào việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, tạo hình ảnh có uy tín trong xã hội và khách hàng. Mỗi doanh nghiệp cần tạo ra một logo đặc biệt của mình, một thương hiệu đặc trưng, phù hợp với ngành nghề. Logo, thương hiệu là kết tinh văn hóa của từng thành viên và là triết lý văn hóa doanh nghiệp vào từng sản phẩm và mọi hoạt động của doanh nghiệp. Việc đầu tư, nâng cao uy tín, lơgơ, thương

hiệu thực chất cũng là đầu tư vào công tác giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo các phẩm chất văn hóa tốt đẹp cho mỗi thành viên và nâng cao văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là phải hướng toàn bộ hoạt động sáng tạo của cán bộ, nhân viên tạo ra các giá trị vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng hồn thiện theo hướng gắn cái lợi với cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Bản chất của văn hóa một doanh nghiệp thể hiện ở trình độ văn hóa cao của các thành viên trong doanh nghiệp; đó là tinh thần kinh doanh năng động, sáng tạo, có lương tâm nghề nghiệp, có lịng nhân ái, khoan dung, trung thực, tôn trọng kỷ luật, kỷ cương, có phong cách, lối sống cơng nghiệp, tinh thần đồn kết hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp,

Ba là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải luôn gắn với xây dựng phong cách của người lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động

Nâng cao chất lượng văn hóa doanh nghiệp, cần bắt đầu ngay từ việc xây dựng con người qua công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động nắm vững khoa học kỹ thuật, biết áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, có phẩm chất đạo đức văn hóa kinh doanh. Trong ban lãnh đạo doanh nghiệp, Giám đốc có vai trị quan trọng quyết định việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, là người quyết định và trực tiếp lãnh đạo tổ chức giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng văn hóa cho cán bộ, nhân viên và vì vậy, Giám đốc phải ln là tấm gương văn hóa để mọi thành viên phấn đấu noi theo.

Phát triển văn hoá doanh nghiệp gắn với xây dựng phong cách người cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động, trước hết là lề lối làm việc, cách ứng xử, tạo sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp. Qua đó, khai thác tốt tiềm năng của từng cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp, tạo uy tín tốt trên thị trường, ứng xử có văn hố với đối tác và khách hàng. Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập giao lưu quốc tế, ngoài việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống văn hóa doanh nghiệp thì việc tiếp cận với văn hóa hiện đại và quốc tế đang là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, bổ sung nhiều nội dung, hướng dẫn, quy định trong giao tiếp, ứng xử; trong quảng bá thương hiệu doanh nghiệp; trong giao dịch quốc tế... Đặc biệt là trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần chú trọng lấy “xây” để “chống”. Việc tôn vinh, biểu dương, khen thưởng và xây dựng, nhân điển hình những cá nhân, tập thể tiên tiến trong lao động sản xuất, trong thực hành tiết kiệm, chống

lãng phí, trong xây dựng nếp sống văn hóa ở cơ quan…là những việc làm thường xuyên để vun đắp nên những giá trị văn hóa mới, thấm sâu vào cuộc sống.

Bốn là, lãnh đạo việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thơng qua các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội nhằm xây dựng nâng cao phẩm chất toàn diện của con người; nâng caohiệu quả quản lý doanh nghiệp

Các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, trực tiếp

lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng tới việc xây dựng nâng cao tố chất toàn diện của con người, làm trung tâm để nâng cao trình độ năng lực của người lãnh đạo, quản lý điều hành doanh nghiệp; nâng cao chất lượng cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động. Phát triển tổ chức Đảng trong các loại hình doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần quan tâm chỉ đạo, thực hiện, đó chính là hạt nhân lãnh đạo để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, nếu quan tâm xây dựng tổ chức Đảng trong doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp ngồi quốc doanh nói riêng vững mạnh sẽ góp phần quan trọng cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Trong thực tế, nhiều cấp ủy đảng, chính quyền, đồn thể đã quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp. Số lượng tổ chức đảng, các đoàn thể và số lượng đảng viên, đoàn viên, hội viên trong các doanh nghiệp được tăng lên từng năm. Cấp ủy, chính quyền, đồn thể chính trị đã phát huy được vai trị hạt nhân chính trị ở cơ sở, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những kiến nghị của người lao động để tham gia với chủ doanh nghiệp giải quyết, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, hạn chế những vụ tranh chấp hợp đồng lao động, đình cơng, lãn cơng xảy ra trong doanh nghiệp, góp phần làm nên thương hiệu văn hóa doanh nghiệp. Nhận thức quan niệm giá trị của doanh nghiệp đã thẩm thấu, trở thành hệ tư tưởng của mọi thành viên trong doanh nghiệp, để họ góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tư tưởng quản lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lược phát triển kỹ năng, kỹ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm chứa hàm lượng văn hóa cao. Vì vậy, xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp phải gắn với việc xây dựng nguồn nhân lực, bồi dưỡng quan điểm, giá trị và tinh thần doanh nghiệp để nó trở thành nhận

thức chung của mọi thành viên và trở thành động lực nội tại, khích lệ mọi người phấn đấu làm việc hăng say, chính là phát huy vai trị, trách nhiệm cá nhân vào xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn dầu khí việt nam (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)