Để nâng cao hiệu quả của các chính sách hỗ trợ phát triển DNCNNVV trong thời gian tới, huyện cần tập trung vào một số vấn đề liên quan mục tiêu hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, phương thức hỗ trợ.
- Các chính sách hỗ trợ phát triển DN cần xuất phát từ chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp và hướng vào đáp ứng nhu cầu của các DNCNNVV. Các chính sách hỗ trợ cần làm rõ cơ sở kinh tế để làm nền tảng cho việc triển khai các chính sách hỗ trợ một cách nhất quán và đúng mục tiêu.
- Các chính sách hỗ trợ cần tránh nhầm lẫn giữa đầu ra (outputs) của chính sách với tác động của chính sách (impacts). Cần đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá tác
động và hiệu quả của chính sách hỗ trợ ngay từ giai đoạn xây dựng chính sách. - Mục tiêu của chính sách hỗ trợ cần xác định rõ ràng cụ thể càng tốt, tránh nêu chung chung. Mục tiêu chính sách cần phải: cụ thể, lượng hoá được, có thểđạt
được, có thể quy trách nhiệm được, và có hạn mốc thời gian (SMART). Đưa ra qua nhiều mục tiêu không tương thích trong cùng một chính sách hỗ trợ sẽ khó đảm bảo
đạt được mục tiêu. Cụ thể từ nay đến 2015 huyện cần :
+ Về mặt bằng sản xuất: Hiện nay nhu cầu về mặt bằng sản xuất kinh doanh của huyện là rất lớn. Qua khảo sát hiện tại, huyện cần mở rộng Cụm công nghiệp Liên Hà từ 10 ha lên 30 ha, cụm công nghiệp HồĐiền xã Liên Trung từ 3,3 ha lên 20ha thì mới đủ sức cho 1.350 doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh vào đầu tư.
Để giải quyết vấn đề này đề nghị UBND thành phố Hà Nội bổ sung vào quy hoạch S1 mở rộng Cụm công nghiệp Liên Trung và hỗ trợ ngoài hàng rào cụm công nghiệp 3km đường cấp IV đồng bằng kinh phí 45 tỷ đồng, hai trạm biến áp 420 KVA 2,4 tỷđồng, hai trạm xử lý nước thải 3 tỷdồng, tổng kinh phí 49,2 tỷđồng.
+ Đề nghị Sở Quy hoạch kiến trúc báo cáo UBND thành phố chấp thuận cho Huyện phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã còn lại mỗi xã
dành một diện tích từ 5-10 ha để phát triển công nghiệp nhằm giải quyết mặt băng kinh doanh cho doanh nghiệp địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ.
+ Bố trí kinh phí khuyến công mỗi năm từ 500-700 triệu đồng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cho lao động, trong đó kinh phí thành phố 100 triệu đồng.
+ Phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ thực hiện chương trình hỗ trợ
nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao tiến bộ,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Xây dựng thương hiệu sản phẩm. + Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNCNNVV.
- Thông tin rộng rãi về chính sách hỗ trợ qua các kênh thông tin như TV, đài phát thanh, báo, internet, và nâng cao tính minh bạch của các chính sách hỗ trợ
nhằm thu hút nhiều đối tượng phù hợp có khả năng phát huy hiệu quả chính sách một cách cao nhất.
- Cần thường xuyên tổng kết kinh nghiệm và cập nhật những thực tiến tốt về
chính sách hỗ trợ phát triển DNCNNVV cảở trong nước và quốc tế.
- Các chính sách hỗ trợ phát triển DNCNNVV trong tương lai cần định hướng vào việc cải thiện năng lực cạnh tranh cho các DNCNNVV trong một số
ngành tiềm năng thông qua:
+ Hỗ trợ phát triển các dịch vụ phát triển kinh doanh.
. + Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ cho các DN thành viên.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp lớn, các viện nghiên cứu, các trường đại học tiến hành các hoạt động đào tạo, cung cấp thông tin và chuyển giao công nghệ cho các DNCNNVV.
+ Hỗ trợ các DNCNNVV đổi mới sản phẩm và công nghệ.
+ Hỗ trợđào tạo lao động và quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các DNCNNVV.
+ Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu và cung cấp thông tin thị trường cho DNCNNVV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DNCNNVV đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của
đất nước nói chung, của lĩnh vực thương mại nói riêng, đặc biệt trong quá trình nền kinh tếđất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế
giới. DNCNNVV chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP, làm tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, sử dụng số lượng lớn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện tốt đường lối phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ phát triển khu vực doanh nghiệp này là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung, lĩnh vực thương mại nói riêng trong thời
điểm hiện nay.
Từ khi đổi mới đến nay, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, các DNCNNVV phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu và mô hình tổ chức thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DNCNNVV phát triển theo hướng ngày càng đa dạng phong phú, chất lượng, hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. DNCNNVV tham gia mạnh mẽ trên thị trường quốc tế và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong kim ngạch xuất khẩu. Hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp này không ngừng được nâng cao, đặc biệt là năng lực cạnh tranh không ngừng được cải thiện. Đây chính là kết quả của đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua.
Bên cạnh những cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế và thành quả của những năm đổi mới mang lại, các DNCNNVV đang gặp không ít khó khăn và thách thức: trình độ tổ chức quản lý còn thấp, công nghệ còn lạc hậu, khả năng tài chính hạn chế, hoạt động kinh doanh còn thiếu chiến lược…bên cạnh đó là những bất cập về
pháp luật, cơ chế chính sách của nhà nước cũng đã ảnh hưởng đáng kể tới khu vực doanh nghiệp này.
Từ những lý do trên, luận văn tiến hành hệ thống hoá lý luận chung về chính sách, chính sách hỗ trợ DNCNNVV, phân tích đánh giá tình hình thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trọng lĩnh vực thương mại, thực trạng chính sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp này trong thời kỳ từ 1986 đến nay, từđó đề xuất một số giải pháp chủ
yếu hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn cụ thể như sau:
1. Phân loại các tiêu chí xác định DNNVV; Phân tích và làm rõ nội hàm của hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường để từ đó đưa ra khái niệm và những đặc điểm của DNCNNVV.
Phân tích tổng quan về chính sách, làm rõ vai trò, chức năng, tổ chức thực thi và điều chỉnh các chính sách hỗ trợ DNCNNVV và trên cơ sở những hạn chế, khó khăn của DNCNNVV trong quá trình hội nhập quốc tếđể lựa chọn các nhóm chính sách cần hỗ trợ DNCNNVV.
Phân tích những kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới, rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển DNCNNVV.
2. Tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng của khu vực DNCNNVV, thực trạng các chính sách hỗ trợ khu vực DNCNNVV, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại để từđó rút ra những vấn đề cần giải quyết trong việc ban hành và triển khai các chính sách của Nhà nước đối với các DNCNNVV.
3. Phân tích những cơ hội và thách thức đối với DNCNNVV trong quá trình hội nhập quốc tế; trên cơ sở quan điểm và định hướng phát triển khu vực kinh tế
thương mại của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất hệ thống 6 nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNCNNVV và 8 giải pháp (đối với doanh nghiệp) nhằm hỗ trợ phát triển DNCNNVV ở Việt Nam như sau:
*. Nhóm giải pháp vĩ mô:
- Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ dịch vụ tài chính, tín dụng và mặtt bằng sản xuất kinh doanh.
-Cung cấp thông tin hỗ trợ DNCNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường cho DNCNNVV.
- Hoàn thiện chính sách cung cấp dịch vụ tư vấn, đào tạo phát phát triển nguồn nhân lực..
- Hoàn thiện chính sách phát triển đồng bộ các thị trường như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường bất động sản…
- Hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNCNNVV trong việc tạo nguồn hàng. - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ vận tải và cơ sở hạ tầng hỗ
trợ vận tải.
*. Nhóm giải pháp vi mô:
- Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý.
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
- Hoàn thiện chiến lược mặt hàng kinh doanh, tạo nguồn hàng ổn định. - Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng. - Xây dựng và phát triển thương hiệu công nghiệp.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin chủđộng áp dụng thương mại điện tử trong
điều hành kinh doanh.
- Chủđộng mở rộng hợp tác, liên kết, tham gia hiệp hội thương mại. - Xúc tiến xuất khẩu.
Bên cạnh những thành công, luận văn không thể tránh khỏi một sốđiểm hạn chế nhất định. Thứ nhất, xuất phát từ tính đa dạng của hệ thống chính sách hỗ trợ
DNCNNVV; do khuôn khổ theo quy định có hạn, luận văn chỉ để cập đến một số
nhóm chính sách tiêu biểu cần hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, nhiều thuật ngữ, cách gọi có liên quan tuy đã được giới học thuật và chuyên gia hiểu và sử dụng khi đề cập đến chính sách hỗ trợ DNCNNVV nhưng lại rất mới, khó tìm được ngôn ngữ tương đồng, ngắn gọn, nên có thể chưa nhận được sựđồng thuận ngay. Thứ ba, việc tổng hợp, so sánh và đánh giá về các kết quả khảo sát cũng gặp không ít trở
ngại do sự hợp tác của các doanh nghiệp, nên không dễ có được những số liệu thống kế cập nhật về những chính sách bất cập trong việc hỗ trợ DNCNNVV.
Tóm lại, để phát triển các DNCNNVV đúng tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng mục tiêu phát triển lĩnh vực thương mại mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng mạnh mẽ, việc xây dựng, ban hành, thực thi và điều chỉnh các chính sách hỗ trợ trực tiếp, riêng biệt đối với DNCNNVV là việc làm rất cấp bách trong thời điểm hiện nay./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phụng Ái (1999), Cẩm nang tiếp thị, NXB Hà Nội.
2. Phạm Lan Anh (2000), Quản lý chiến lược, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng, Các doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kinh tế Quốc tế, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2006.
4. Nguyễn Duy Bột, Nguyễn Quỳnh Chi, Trần Hoè (1997), Giáo trình Marketing thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Lê Minh Châu (2000), Hoàn thiện quản lý chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp, Đề tài cấp bộ, mã số 99 - 78 -158, Bộ Thương mại, Hà Nội. 7. Nguyễn Cúc (2000), Cải cách cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV đến 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đỗ Minh Cương (2000), Văn hoá và triết lý kinh doanh, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (1998), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Đặng Đình Đào (2002), Giáo trình Kinh tế các ngành Thương mại - Dịch vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Phạm Công Đoàn, Nguyễn Cảnh Lịch (2004), Kinh tế doanh nghiệp công nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Mai Thanh Hào (2002), Tiếp thị trong thế kỷ 21, người dịch Lê Khánh Trường, NXB Trẻ, TP HCM.
13. Nguyễn Thị Hiền (2004), Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 7, Hà Nội.
14. Đào Huy Huân (1996), Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Hồ Sỹ Hùng(2010) Vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam xây dựng và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia.
16. Nguyễn Đình Hương (2002), Giải pháp phát triển DNNVV ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Xuân Hương (2001), Xúc tiến bán hàng trong kinh doanh thương mại ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
18. Nguyễn Bách Khoa (1999), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Bách Khoa (1999), Giáo trình Marketing Thương mại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Bách Khoa (2003), Marketing thương mại điện tử, NXB Thống kê, Hà Nội.
21. Nguyễn Bách Khoa (2004), Chính sách thương mại và marketing quốc tế
các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
22. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học Thương mại số 4 + 5, Hà Nội.
23. Nguyễn Hữu Khoả, Nguyễn Văn Chung (2002), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ marketing xuất khẩu để mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu ở nước ta giai đoạn 2001 - 2010, Trung tâm Thông tin thương mại, Bộ
Thương mại, Hà Nội.
24. Đỗ Trọng Khanh (2008), Báo cáo về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ và vừa Việt Nam, Đà Nẵng.
25. Đỗ Thị Loan (2000), Marketing xuất khẩu và việc vận dụng trong kinh doanh xuất khẩu ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
26. Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (1998), Quản trị
chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Viết Lâm (1999), Giáo trình Nghiên cứu Marketing, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Phạm Vũ Luận (chủ biên) (2001), Quản trị doanh nghiệp công nghiệp, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
29. Lê Chi Mai, Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, NXB, Đại học Quốc gia TP HCM.
30. Đinh Thị Nga (2011) Chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia.
31. Lưu Văn Nghiêm (1997), Quản trị marketing dịch vụ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Tấn Phước (1996), Quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Đồng Nai.
33. Bùi Xuân Phong, Trần Đức Trung (2002), Chiến lược Bưu chính Viễn Thông, NXB Thống kê, Hà Nội.
34. Nguyễn Xuân Quang (1999), Giáo trình Marketing Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
35. Nguyễn Xuân Quang (chủ biên) (1999), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp công nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
36. Đinh Hải Sản (1997), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội.
37. Trần Thị Cẩm Thanh (2010), Quản trị doanh nghiệp, NXB Sự Thật, Hà Nội. 38. Đinh Văn Thành (1998), Định hướng chuyển dịch cơ cấu thương mại Việt Nam trong quá trình CNH - HĐH và hội nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu đến năm 2010, Đề tài hỗ trợ, mã số 96 - 78 - 103, Bộ Thương Mại, Hà Nội.
39. Trần Chí Thành (chủ biên) (1995), Kinh doanh thương mại quốc tế trong cơ chế thị trường, NXB Thống kê, Hà Nội.
40. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP Hồ Chí Minh.