Kinh nghiệm của một sốn ước trên thế giới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 41 - 46)

* Kinh nghiệm của Trung Quốc

Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc khác với các nước là sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp Hương Trấn, tập trung nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Hiện tại, lĩnh vực trọng điểm của phát triển các DNCNNVV ở

Trung Quốc là mở rộng việc làm, tập trung vào khu vực dịch vụ và thành lập cơ cấu quản lý chuyên môn các DNNVV.

Kinh nghiệm thực tiễn của Trung Quốc với chính sách mở cửa của nền kinh tế và đa dạng hoá các hình thức sở hữu đặc biệt là các hình thức liên doanh với nước ngoài để phát triển kinh tế nói chung, phát triển thương mại nói riêng. Một trong những chính sách đổi mới Trung Quốc đặc biệt quan tâm là chính sách mở

cửa và cải cách chế độ sở hữu để huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau từ

trong nước và nước ngoài để phát triển, mở rộng lĩnh vực thương mại. Một số kinh nghiệm cụ thể của Trung Quốc như sau:

- Thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài vào để phát triển dịch vụ cung cấp tài chính tín dụng cho doanh nghiệp công nghiệp: Khuyến khích phát triển dịch vụ kiểu hối để tận dụng tối đa nguồn vốn của Hoa Kiều cho Ngoại thương. Tăng cường các hình thức liên doanh liên kết, hợp tác giữa hệ thống ngân hàng trong nước với các tổ chức tài chính và ngân hàng ngoài để bổ sung nguồn vốn cho thị trường tín dụng. Cho phép ngân hàng nước ngoài xây dựng chi nhánh tại các đặc khu kinh tế.

- Trung Quốc đặc biệt chú trọng dịch vụ xúc tiến thương mại hàng hoá và

đẩy mạnh đào tạo học tập kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ thương mại quốc tế không những tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc mà còn

ở các xí nghiệp liên doanh của các DN Trung Quốc tại nước ngoài.

- Các loại hình dịch vụ tài chính và tín dụng của hệ thống ngân hàng và tổ

chức tài chính trong nước cũng phát triển mạnh: Hệ thống ngân hàng được đa dạng hoá, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng tăng lên. Các hợp tác xã tín dụng ở nông thôn và ở thành thị được thành lập như là các tổ chức có thể thay thế các ngân hàng nhất là các DNCNNVV, các hộ kinh doanh cá thể. Đặc biệt đối với các doanh

nghiệp xuất khẩu hàng hoá, để hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp này Trung Quốc thành lập ngân hàng XNK Trung Quốc.

Bên cạnh đó, thông qua việc phát triển dịch vụ thương mại điện tửđể hướng dẫn và nâng cao hiệu quả các chính sách ngoại thương cho các DN, Trung Quốc còn tạo điều kiện và hỗ trợ các DNCNNVV vượt qua các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, đã cố gắng ký kết các hiệp định thương mại với các nước để được hưởng những ưu đãi về buôn bán, đồng thời nghiên cứu kỹ biện pháp TBT của các nước này để tư vấn và hỗ trợ các DN tìm cách đối phó và vượt qua những khó khăn và rào cản trong quá trình hội nhập.

*. Kinh nghiệm của Mỹ

Trong quá trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Mỹđặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. Để kích thích hoạt động xuất khẩu của DNNVV, trong năm 1999, Uỷ ban điều phối hỗ trợ thương mại Mỹ (TPCC) vạch ra kế hoạch hỗ trợ trên cơ sở sử dụng tích cực mạng internet để phát triển các dịch vụ đào tạo và cung cấp thông tin. TPCC thành lập Viện Dịch vụ thương mại (commercial Service Institute) vào năm 2003. Viện này sẽ làm công tác đào tạo và

đào tạo lại cho các DNCNNVV xuất khẩu thông qua mạng vi tính.

Mỹ cũng chú ý nhiều đến việc hoàn thiện hệ thống tài trợ xuất khẩu cho DNNVV. Cơ quan phụ trách về kinh doanh nhỏ SBA (Small Business để giúp đỡ

các tổ chức tham gia vào việc tài trợ chính cho các DNNVV xuất khẩu và tìm biện pháp tài trợ sao cho đạt hiệu quả nhất.

Uỷ ban điều phối hỗ trợ thương mại Mỹđịnh hướng giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV: tự do hoá việc xâm nhập thị trường nước ngoài, phát triển dịch vụ

cung cấp thông tin, tư vấn và các hình thức hỗ trợ khác cho các DNNVV; hỗ trợ các công ty tư vấn của Mỹ tham gia vào việc nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở nước ngoài; hỗ trợ phát triển các thị trường nước ngoài có triển vọng đối với việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ của Mỹ….

Các chương trình hỗ trợ các DNNVV của Mỹ chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của mọi cơ quan là thành viên của Uỷ ban điều phối hỗ trợ thương mại

Mỹ, trong đó vị trí chủ đạo là Bộ Thương Mại. Bộ Thương Mại phải đưa ra được những chương trình phát triển nhằm mở đường và tạo điều kiện cho DNCNNVV thâm nhập thị trường nước ngoài phát triển thương mại.

Đóng vai trò quan trọng và tích cực trong hệ thống hỗ trợ DNNVV ở Mỹ là các Hội đồng Quận (District Export Councils - DEC). Tại Mỹ hiện có 51 hội đồng như vậy. Thành viên của DEC là hơn 1500 DNNVV của cả nước và tư nhân chuyên cung ứng các dịch vụ tư vấn. DEC tổ chức đào tạo, tổ chức hội thảo, mời các khách hàng tiềm năng của nước ngoài, lập sổ tay hướng dẫn, tổ chức hoạt động cho các DNNVV.

*. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản tập trung vào mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của các DNNVV; tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội của các doanh nghiệp và người lao động tại DNNVV; khắc phục những bất lợi mà các DNNVV gặp phải và hỗ trợ tính tự lập của các DNNVV.

Luật cơ bản về DNNVV được ban hành năm 1999 trợ giúp cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của CNNVV với những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Các luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và Luật sư giúp DNNVV đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới.

Các biện pháp trợ giúp vốn được thực hiện từ ba định chế tài chính thuộc Chính phủ là Công ty Đầu tư kinh doanh nhỏ, Ngân hàng hợp tác Trung ương về

thương mại và công nghiệp và Công ty Đầu tư mạo hiểm quốc gia. Trợ giúp có thể được thực hiện dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách.

+ Theo hệ thống trợ giúp tăng cường cơ sở quản lý DNNVV ở từng khu vực, các khoản vay được thực hiện tuỳ theo điều kiện của khu vực thông qua một quỹ

chung được góp bởi chính quyền Trung ương và các chính quyền địa phương và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được ký quỹở một pháp lý tài chính tư nhân.

+ Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các DNNVV (kế hoạch cho vay Marukei) được áp dụng đối với các DNNVV, không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.

+ Hệ thống bão lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các pháp lý tài chính tư nhân. Còn Hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần giảm các vụ phá sản của DNNVV.

Hoạt động tư vấn quản lý kinh doanh được thực hiện thông qua hệ thống

đánh giá DNNVV. Mỗi quận, huyện và chính quyền của 12 thành phố lớn đánh giá các điều kiện quản lý của DNNVV, đưa ra những khuyến nghị cụ thể và cung cấp các hướng dẫn.

Đặc biệt Nhật Bản chú trọng việc chuyên môn hoá tổ chức cung cấp dịch vụ

hỗ trợ xúc tiến thương mại. Đó là việc thành lập JETRO - một tổ chức chuyên môn của Chính phủ Nhật Bản để thực thi chính sách thương mại và phát triển các dịch vụ

hỗ trợ DNNVV xuất khẩu. JETRO chú trọng cung cấp những dịch vụ sau: Nghiên cứu thị trường (việc nghiên cứu thị trường có thể là do JETRO tự tiến hành hay theo yêu cầu của các đơn vị khác); Cung cấp thông tin thương mại; Tổ chức hội chợ và tham gia các hội chợ thương mại quốc tế; Giới thiệu các sản phẩm và các ngành nghề Nhật Bản thông qua việc phát hành các ấn phẩm và các tờ rơi; Cung cấp các dịch vụ tư vấn thương mại và đầu tư cho các DNCNNVV.

*. Kinh nghiệm của Đài Loan

Đài Loan đã ban hành và thực hiện một hệ thống chính sách tư vấn phát triển DNNVV tương đối toàn diện và có hiệu quả. Hiện nay, điểm được nhấn mạnh trong chính sách trợ giúp DNNVV của Đài Loan là hoàn thiện khung pháp lý và tạo dựng môi trường cạnh tranh thuận lợi cho các DNNVV.

Đài Loan đã xúc tiến thực hiện 10 hệ thống hướng dẫn chính cho các DNNVV. Các hệ thống này tạo lập một mạng lưới hướng dẫn dày đặc với Cục quản lý DNNVV chịu trách nhiệm điều phối tổng thể, cung cấp thông tin, hướng dẫn chuẩn đoán ngắn hạn, cung cấp hướng dẫn cho từng trường hợp … Trong năm 2000, 10 hệ thống này đã thực hiện xấp xỉ 100 kế hoạch hướng dẫn, với trên 100 doanh nghiệp được hưởng lợi từ những kế hoạch này.

10 hệ thống hướng dẫn này bao gồm: (1) hệ thống hướng dẫn tài chính và tín dụng, (2) hệ thống hướng dẫn quản lý, (3) hệ thống hướng dẫn công nghệ, (4) hệ

thống hướng dẫn nghiên cứu và phát triển, (5) hệ thống hướng dẫn quản lý thông tin, (6) hệ thống hướng dẫn an toàn công nghiệp, (7) hệ thống hướng dẫn quản lý ô nhiễm, (8) hệ thống hướng dẫn marketing, (9) hệ thống hướng dẫn hợp tác và hỗ trợ

lẫn nhau và (10) hệ thống hướng dẫn nâng cao chất lượng.

Bên cạnh 10 hệ thống hướng dẫn đó, Đài Loan gần đây đã thành lập thêm các tổ chức hướng dẫn mới dành cho các DNNVV. Đó là các Trung tâm dịch vụ

DNNVV ở các địa phương, Trung tâm giải pháp nhanh, Trung tâm Đào tạo DNNVV … Nói chung, các DNNVV có rất nhiều kênh để nhận được những sự

trợ giúp về thông tin, đào tạo, kỹ thuật, giúp họ có thể ngày càng gia tăng sức cạnh tranh.

*. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Trong thời kỳ thực hiện chiến lược tăng trưởng hướng ngoại, Hàn Quốc đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm khuyến khích và hỗ trợ phát triển DNNVV, đặc biệt tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển xuất khẩu, phát triển các dịch vụ thị

trường và thị trường nhằm hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu:

Dịch vụ hỗ trợ về tài chính: Hiện nay ở Hàn Quốc có 5 loại hình tổ chức tài trợ, cung cấp tín dụng và bảo lãnh xuất khẩu, đó là Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng và công ty bảo hiểm xuất nhập khẩu.

Phát triển mạnh dịch vụ cung cấp thông tin và xúc tiến thị trường thông qua tổ chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (COTRA): Về mặt pháp lý,

COTRA được thành lập để hỗ trợ các nhà xuất khẩu về hoạt động chuyên môn xúc tiến xuất khẩu, hỗ trợ phát triển các dịch vụ nghiên cứu và thông tin thị trường nước ngoài, tìm kiếm các cơ hội thương mại và xúc tiến sản phẩm Hàn Quốc ở thị trường nước ngoài…

Tiến hành các dịch vụ nghiên cứu thị trường nước ngoài, thực hiện các chương trình nghiên cứu phát triển công nghiệp và phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là các chương trình phát triển thị trường chiến lược (SMI) nhằm cung cấp “dịch vụ toàn cầu hoá” hỗ trợ các DNCNNVV phát triển thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu những xu hướng phát triển chính của kinh tế, thương mại quốc tế và những vấn

đề liên quan. Cung cấp dịch vụ thông tin thương mại qua hệ thống mạng toàn cầu nối kết với COTRA hoặc các văn phòng COTRA ở nước ngoài và qua hệ thống mạng COTRA NET. Cung cấp dịch vụ tư vấn, tham vấn và dịch vụ thư viện. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ Marketing cho các DNCNNVV trong nước tiếp cận thương mại

điện tử và xây dựng các trang Web.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 41 - 46)