Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 46 - 49)

Qua nghiên cứu các chính sách hỗ trợ DNNVV nói chung, DNCNNVV nói chung của các nước trên thế giới chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hầu hết các nước đều có các nhóm chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Những kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trên đều cần thiết nghiên cứu và tham khảo, tuy nhiên việc vận dụng kinh nghiệm nào còn tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội, về mức độ và chiến lược phát triển của thương mại, đặc biệt là trình độ phát triển và thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV. Nhưng về cơ bản trong

điều kiện hiện nay, cần chú ý hơn một số kinh nghiệm sau:

*. Xây dựng môi trường thuận lợi cho các DNNVV phát triển

Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh cởi mở và phù hợp với thông lệ

quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết đòi hỏi hệ thống luật pháp và chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Việt Nam cần phải nội luật hoá những hệ thống văn bản pháp luật quốc tế, như luật sở hữu trí tuệ

chẳng hạn. Việt Nam cũng cần phải “tiêu chuẩn hoá” và “quốc tế hoá” các văn bản pháp luật để đảm bảo môi trường kinh doanh trong nước phù hợp với môi trường kinh doanh chung của thế giới, đảm bảo một môi trường thực sự bình đẳng giữa các DNNVV và các DN lớn. Do hiện nay giữa các DNNVV và DN lớn cần có sự bất bình đẳng trong nhiều lĩnh vực như vay vốn, hướng các chính sách ưu đãi khác…

Có cơ chế và hệ thống chính sách cụ thể hỗ trợ DNNVV thống nhất và có hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay các DNNVV ở Việt Nam đang tự

mò mẫm đi tìm đường đi cho hoạt động của mình trong khi đó các nước có DNNVV phát triển là những nước có hệ thống cơ chế quản lý và hỗ trợ cụ thể, thống nhất giữa các ngành và các địa phương cho khu vực thương mại. Một số nước có các cơ quan quản lý chuyên trách của Chính phủđối với DNNVV.

Xây dựng chiến lược phát triển DNCNNVV phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Kinh nghiệm phát triển DNNVV của Đài Loan cho thấy chính sách phát triển DNNVV có thành công hay không tuỳ thuộc rất lớn vào sự phù hợp của nó với chính sách phát triển KTXH chung của đất nước. Là một nước đang trong giai đoạn chuyển đổi với nguồn lực bị giới hạn và chưa có được khai thác tốt, Việt Nam càng cần phải quán triệt điểm này, coi chiến lược phát triển DNNVV như

là một bộ phận chiến lược của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Để làm được

điều này, ngoài việc phải dành một nguồn lực nhất định cho phát triển DNNVV Chính phủ cần có các chính sách động viên khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bổ vốn vào kinh doanh và phát huy các thế mạnh hiện có của khu vực kinh tế này. *. Đẩy mạnh các biện pháp thực thi chính sách hỗ trợ DNNVV

Hỗ trợ nâng cao năng lực nội tại của DNNVV: Nền kinh tế Việt Nam vẫn

đang trong giai đoạn chuyển đổi nhằm hội nhập toàn diện vào kinh tế thế giới. Trong khi đó, năng lực nội tại của các DNNVV Việt Nam còn yếu, đặc biệt là sự

hiểu biết của các chủ DN về nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh trong nền kinh tế

thị trường, trong môi trường Quốc tế. Để phát huy vai trò của các DNNVV Việt Nam trong nền kinh doanh thị trường, Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ các năng lực nội tại còn yếu của các DNNVV là gì và có các chính sách hỗ trợ phù hợp.

Các bí quyết cơ bản và những quy tắc chung của nền giáo dục chính thống và phi chính thức nhằm bồi dưỡng cho các doanh nhân những hiểu biết về văn hoá DN, văn hoá nghề nghiệp.

Ngoài ra, doanh nhân Việt Nam hiện nay chưa thực sự có được sự ủng hộ

của dân chúng cũng như các quan chức địa phương. Vì vậy, khi xây dựng tinh thần DN cho các DNNVV Việt Nam cũng cần phải tính đến văn hoá truyền thống của người Việt Nam cũng như giúp các doanh nhân khẳng định vai trò và vị thế của họ

trong nền kinh tế qua đó giúp cho dân chúng cũng như các quan chức địa phương hiểu và thay đổi thái độđối với các DNNVV.

Các hình thức hỗ trợ trực tiếp qua vườn ươm DN Các chính sách hỗ trợ

DNVV của nhiều nước tập trung vào việc mở rộng cơ hội cho DN bằng các hình thức hỗ trợ tài chính và hỗ trợ kỹ thuật. Một trong những hình thức hỗ trợ đem lại nhiều thành công ở một số nước như Đài Loan, Singapo, Trung Quốc… là hình thức sử dụng các vườn ươm DN. Danh từ Vườn ươm hay (lồng ấp) DN mới xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trợ lại đây nhưng nó đã gây được sự chú ý và quan tâm của những người có tâm huyết với việc phát triển DNNVV. Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng loại hình Vườn ươm DN vào Việt Nam mới có ở giai đoạn thử

nghiệm bước đầu và cũng mới chỉ có ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh.

Các hình thức hỗ trợ về tài chính: Qua kinh nghiệm của các nước, chúng ta thấy cần phải có các chính sách hỗ trợ về tài chính thông qua các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, các quỹ như quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ

khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống. Hiện nay ở nhiều nơi của Việt Nam đang thực hiện hình thức là quỹ khuyến công, quỹ hỗ trợ tư

vấn…Tuy nhiên, do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, các quỹ hỗ trợ này cần phải có một cơ chế hoạt động đảm bảo tính công bằng, khách quan và tránh tình trạng hình thành nên các quỹ này để tăng quyền lực của các cơ quan công quyền ở các bộ ngành hoặc các cấp địa phương.

Ngoài ra quỹ hỗ trợ tài chính này, một số nước cũng rất thành công trong việc hỗ trợ tài chính thông qua các hình thức thu mua tài chính. Đây là một

hình thức giải quyết vốn dài hạn và trung hạn cho các DNNVV đòi hỏi các cán bộ Ngân hàng phải nắm được nhu cầu DN để có thể mua tài sản thế chấp nhưng lại có kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Đây cũng là hình thức giúp đỡ các DNNVV giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh mà nhiều Ngân hàng trên thế giới

đã làm rất thành công.

*. Cải cách chính sách ngoại thương

Để hỗ trợ phát triển DNNVV, Việt Nam cần cải cách chính sách ngoại thương đi kèm với cải cách toàn diện trong các lĩnh vực tài chính, Ngân hàng, chính sách tài khoá, chính sách thuế …Bên cạnh đó cần tiến hành cải cách hành chính tương thích với chuẩn mực Quốc tế và tuân thủ nguyên tắc đối xử Quốc gia. Những chính sách này phải được đổi mới theo tư duy quản lý nền kinh tế trong điều kiện hội nhập bằng những công cụ gián tiếp như luật pháp phải minh bạch, xây dựng và hoàn thiện các luật về nhãn hiệu hàng hoá, luật sáng chế, luật về quyền tác giả, luật chống cạnh tranh không lành mạnh, luật sở hữu trí tuệ, tỷ giá hối đoái… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại: Doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc xác định chính xác đối tượng được thủ hưởng các cơ chế, chính sách hỗ

trợ phát triển là doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với thông lệ Quốc tế. Sự phát triển của khu vực DNNNN mà trong đó chủ yếu là các DNCNNVV đã được Chính phủ thừa nhận là một động lực của tăng trưởng kinh tế và được khuyến khích, tạo

điều kiện phát triển. Thông qua Quyết định 1231/2012/QĐ-TTg cùng nội dung, Chính phủ coi “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách kinh tế của quốc gia”.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 46 - 49)