3.3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị
trường của doanh nghiệp
Để phát huy tính năng động vốn có của DNCNNVV chính phủ cần cải thiện các quy định pháp lý về thủ tục hành chính liên quan tới đăng ký doanh nghiệp, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi luật doanh nghiệp 2005 theo lộ trình phù hợp với cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Tỷ lệ biểu quyết và cơ chế bảo vệ cổđông thiểu số; áp dụng luật chuyên ngành trong những điều kiện đặc thù; sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; định giá tài sản góp vốn; đăng ký tăng giảm vốn
điều lệ của công ty cổ phần v.v..Bổ sung các qui định liên quan đến khâu cấp phép quản lý, kiểm soát vốn điều lệ nhằm tăng cường công tác quản lý đối với DNCNNVV. Tiến hành sửa đổi luật phá sản năm 2004 nhằm tăng cường tính chủ động, quyền tựđịnh đoạt của các bên trong quá trình giải quyết phá sản.Đồng thời sửa đổi bổ sung Luật đầu tư 2005 theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu….
Đối với thành phố Hà Nội tiếp tục đẩy manh cải cách thủ tục hành chính trong cấp phép kinh doanh và thẩm định các dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhận
đầu tư cho các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh ghiệp tham gia vào thị trường và thực hiện các dự án đầu tư theo qui định. Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp theo cơ chế một cửa phối hợp trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan Thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng….
3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ dịch vụ tài chính, tín dụng và mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Để DNCNNVV có thể tiếp cận được với các nguồn tài chính tín dụng. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ dịch vụ tài chính, tạo ra nhiều hình thức hỗ trợ, đa dạng hóa các sản phẩm tài chính cụ thể như sau:
Thứ nhất, các giải pháp nhằm mở rộng thị trường DV và tăng cường các nguồn tín dụng cho DNCNNVV.
- Tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi, mở rộng cửa và tháo gỡ những cản trở
hiện nay đang làm hạn chế phát triển thị trường DV tài chính tín dụng, đồng thời tạo lập môi trường chính trị xã hội ổn định, lành mạnh, an toàn và tin tưởng để các thành phần kinh tế tư nhân, các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực, ngân hàng nước ngoài an tâm tham gia rộng rãi vào việc cung ứng các DV tài chính ngân hàng như DV tín dụng, DV tài trợ DNNVV, DV bảo hiểm…Trong đó sửa đổi, xây dựng các văn bản luật, Nghị định của Luật chứng khoán nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng các kênh thu hút vốn khác như phát hành trái phiếu… nhằm giảm sự phụ thuộc vào thị trường tín dụng ngân hàng; Ban hành Quyết định thay thế
Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 về việc ban hành Quy chế thành lập, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Quyết
định 115/2004/QĐ- TTg ngày 25/6/2004 về việc sửa đổi, bổ sung quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiến hành các biện pháp cải cách hệ thống tài chính tín dụng để hình thành nên các trung gian tài chính mạnh thực thụ, trước mắt, cần lành mạnh hoá tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng như: Tăng vốn tự có cho các tổ chức tín dụng, tạo ra tiềm lực mạnh để tăng khả năng hoạt động và ứng phó với các rủi ro, xử lý dứt
điểm các khoản nợ quá hạn, nợ đọng thông qua việc thành lập công ty khai thác tài sản thế chấp để mua lại tài sản khê đọng, nợ xử lý, tài sản thế chấp của các ngân hàng thương mại để bán lại thu hồi nợ…
- Có các chính sách đảm bảo hình thành thị trường vốn hoàn chỉnh theo cơ
chế thị trường, góp phần giải quyết vấn đề tài trợ cho các DN, nhất là DNCNNVV. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, quỹ tín thác đầu tư…sẽ tăng cường việc huy động và luân chuyển vốn trên thị
trường và nhanh chóng phát huy tác dụng để tài trợ cho DNCNNVV.
Để mở rộng DV tín dụng hỗ trợ cho các DN phát triển KD, bản thân các ngân hàng thương mại phải thúc đẩy sự luân chuyển liên tục của nguồn vốn tín dụng, có nghĩa là nó phải luôn luôn gắn liền với sự vận động của vật tư hàng hóa.
Để làm được như vậy các ngân hàng thương mại cần tối ưu hoá vốn khả dụng bằng cách thực hiện triệt để vốn thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động kinh tế,
đây là khâu rất yếu trong hoạt động ngân hàng hiện nay, vì nó chưa tương thích với quá trình HĐH hoạt động ngân hàng. Trong nền kinh tế hiện nay, các mối quan hệ
kinh tế giữa các chủ thể KD hầu hết đều giao dịch thương mại, vì thế vốn thanh toán trong ngân hàng, nhất là trong bối cảnh mới của nền kinh tế thế giới cho thấy tổng giá trị giao dịch tiền tệ lớn hơn nhiều so với tổng giá trị các giao dịch thương mại, vì thế vốn thanh toán trong ngân hàng thương mại ngày càng có xu hướng gia tăng. Nâng cao hiệu quả sử dụng loại vốn này là một giải pháp mở rộng tín dụng, tạo điều kiện tối ưu hóa cho việc sử dụng nguồn lực của toàn xã hội.
Thứ hai, các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận của DNCNNVV đối với DV tài chính tín dụng.
- Tháo gỡ những bất cập và phân biệt đối xử vể tiếp cận các loại nhìn tín dụng đối với DNCNNVV, tăng cường cho các DV này vay các nguồn vốn trung và
dài hạn, thế chấp bằng tài sản hình thành mới; vay vốn lưu động bằng tín chấp thông qua công tác thẩm định của cán bộ tín dụng và sự tham gia của các công ty bảo hiểm và quỹ bảo hiểm tín dụng cho DNCNNVV; triển khai rộng rãi và đổi mới cơ chê hoạt động của Quỹ tín dụng hỗ trợ DNCNNVV.
- Cải thiện trình độ và nâng cao hiệu quả quản lý tại các ngân hàng thương mại nhằm giảm chi phí hành chính, giảm mức chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và
đầu ra đồng thời tìm kiếm các nguồn vốn huy động có lãi suất thấp để giám lãi suất cho vay vốn đối với DNCNNVV. Sử dụng rộng rãi những thành tựu của công nghệ
thông tin là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng: phát triển ngân hàng điện tử, nối mạng giữa các ngân hàng trong nước với nhau và với ngân hàng nước ngoài, với các trung tâm thông tin, khai thác thông tin và tăng cường tiếp thị với khách hàng qua mạng, vi tính hoá hoạt
động quản lý và lưu trữ…
Một thực trạng nổi cộm hiện nay đang làm cho khả năng hỗ trợ tài trợ của các ngân hàng thương mại, thậm chí là của cả quỹ hỗ trợ quốc gia cho DNCNNVV là phần lớn các DNCNNVV nhất là các DN tư nhân quy mô nhỏ, uy tín thấp, rủi ro cao và ít có tài sản thế chấp nên rất khó tiếp cận với các nguồn vốn vay trung hạn hoặc dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư, và điều này có nghĩa là nguồn hỗ trợ lãi suất của quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia cũng không đến được với DN này. Để khắc phục tình trạng này, cần nghiên cứu thành lập Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương với mục đích tài trợ các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tran cao và thân thiện với môi trường, đổi mới trang thiết bị
kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
- UBND huyện Đan Phượng cần tiếp tục tăng cường tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa các tổ chức tín dụng với các DNCNNVV để hình thành mối quan hệ hợp tác mới đảm bảo sự bình đẳng và các bên đều có lợi. Hơn nữa, qua những cuộc tiếp xúc này, các DNCNNVV sẽ hiểu biết hơn về các DV tài chính, các quy định, thủ
tục cần có để tiếp nhận các DV này. Còn các trung gian tài chính sẽ hiểu biết hơn về
nhu cầu của các DNCNNVV đang cần gì và có chiến lược tiếp cận tốt hơn đối với
đối tượng khách hàng là các DNCNNVV.
- Chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại cần được phát triển lên một cấp độ mới. Ngân hàng phải chủđộng tìm khách hàng, tìm đến các DN làm
ăn thực sự có hiệu quả, có uy tín trên thương trường để đầu tư vốn. Tức là công tác marketing của ngân hàng cần được thực sự quan tâm hơn nữa đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh.
- Cần chú trọng nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng, đặc biệt là bộ phận phụ trách tín dụng đối với các DNCNNVV. Trong công tác tín dụng, thẩm định khâu quan trọng nhất, chất lượng tín dụng tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp vụ thẩm định. Nghiệp vụ thẩm định phải tiến hành một cách toàn diện: không chỉ thẩm định hiệu quả kinh doanh mà còn thẩm định cả về uy tín và khả
năng lành mạnh về tài chính của DN, thẩm định cả về trình độ, năng lực, trách nhiệm, phẩm chất của người đứng đầu DN. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đơn giản, để làm tốt nghiệp vụ thẩm định cần phải có một số số yêu cầu sau đối với cán bộ làm công tác tín dụng:
+ Cán bộ tín dụng phải có năng lực và kiến thức thực tiễn, không chỉ hiểu biết về hoạt động của ngân hàng mà còn phải có kiến thức sâu rộng về thị trường, có khả năng dự kiến và đánh giá được những yếu tố và điều kiện trong thực tế tạo nên những thành công hay thất bại của DN.
+ Cán bộ tín dụng cần được tham gia thảo luận các phương án KD, dự án đầu tư của DN, tư vấn cho DN khi họ muốn vay vốn là một hướng đi mới tạo sự gắn liền lâu dài giữa các DNCNNVV và các NHTM. Giải pháp này được xem là một giải pháp hữu hiệu để bảo toàn vốn cho cả DN lẫn ngân hàng.
+ Cần có những quy định và chế tài cụ thể về trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ thẩm định đối với hiệu quả của dự án KD mà DN vay vốn thực hiện. Cần khắc phục tình trạng trách nhiệm tập thể và đổ lỗi cho nhau khi đổ vỡ.
Thứ ba, mở rộng hoạt động của một số loại hình DV mới tiện tích và phù hợp với DNCNNVV.
Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính từ kênh chính thức của các DNCNNVV là không có tài sản thế chấp. Bên cạnh việc thúc đẩy nhanh triển khai thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng theo quyết định 193/2001 của Thủ tướng Chính phủ thì việc tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển các DV tài chính mới là hết sức cần thiết.
- Dịch vụ cho thuê tài chính
Để tăng cường khả năng tiếp cận và khai thác của các DNCNNVV đối với loại hình DV này, các cơ quan hỗ trợ của chỉnh phủ cũng như chương trình phi chính phủ cũng như chương trình phi chính phủ cần phải tăng cường công tác tiếp xúc giới thiệu đối với các DNCNNVV về công dụng, lợi ích của nó. Về phía các Công ty tài chính như đã phân tích cần phải tăng cường công tác Marketing, tìm kiếm giới thiệu với khách hàng đặc biệt khách hàng là các DNCNNVV, đồng thời phải tìm mọi giải pháp để giảm giá thuế mua tài chính đối với DNCNNVV như: tranh thủ các nguồn tài trợ với lãi suất thấp; xin hỗ trợ lãi suất cho số vốn vay mua sắm tài sản thiết bị cho thuê từ các quỹ hỗ trợ của Chính phủ và Phi chính phủ; tăng cường lưu chuyển vốn và tăng vòng quay cho thuê tài sản; giảm chi phí quản lý và chi phí lưu thông, giảm hao mòn hữu hình và vô hình…
- Dịch vụ bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm tỷ giá:
DV bảo hiểm tín dụng là loại hình DV rất phù hợp với DNCNNVV. Nó có thể thúc đẩy nhanh các nguồn tín dụng và tài trợ cho DNCNNVV vì nhờ nó mà các ngân hàng thương mại có thể yên tâm cho DNCNNVV vay, sau khi đã sản sẻ phần lớn rủi ro cho các công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, để các DNCNNVV sử dụng rộng rãi DV này cần triển khai một số giải pháp sau:
+ Cần triển khai rộng rãi DV này đến các địa phương và tuyên truyền sâu rộng đến các DNCNNVV.
+ Để kích cầu DV này đối với DNCNNVV, trong một thời gian nhất định ban đầu, các thể chế hỗ trợ cho DNCNNVV cần hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí mua DV này cho DNCNNVV.
- Bảo hiểm tỷ giá hay nghiệp vụ quyền chọn là một công cụ hữu hiệu cả DN lớn cũng như DNCNNVV trong hỗ trợ DN giảm thiểu rủi ro trong KD. Việc tiếp tục tạo ra cơ chế cho phép nhiều tổ chức tín dụng hơn nữa tham gia vào cung cấp DV và sự tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi với các DNCNNVV về những công dụng của DV này là hết sức cần thiết.
*. Mặt bằng sản xuất kinh doanh
Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch phát triển kinh tế nghành của thành phố. UBND thành phố công bố công khai quỹđất để thực hiện đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề cho các DNCNNVV có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để đảm bảo môi trường và phù hợp quy hoạch. Hiện nay trên địa bàn thành phố mới có 83 cụm công nghiệp diện tích 1.845,5 ha đã được xây dựng thu hút 3.761 doanh nghiệp vào đầu tư giải quyêt việc làm cho 63.546 lao động. Trong quy hoạch sẽ xây dựng 23 cụm công nghiệp diện tích 1.340,4 ha đểđáp ứng yêu cầu về mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp.
3.3.1.3. Cung cấp thông tin hỗ trợ DNCNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường cho DNCNNVV
Thiếu thông tin đang là một trong những rào cản lớn cho việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực DNCNNVV. Vì vậy cần tập trung mọi nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin hỗ trợ
DNNVV nói chung, DNCNNVV nói riêng. Bên cạnh đó cần khuyến khích việc hợp tác chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại, khuyến khích phát triển mô hình liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học… với doanh nghiệp.
Thứ nhất, trên cơ sở tiến bộ của công nghệ thông tin, cần xây dựng được cơ
sở hạ tầng thông tin lấy “xa lộ thông tin Internet” làm nền tảng. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các DNCNNVV có thể tiếp cận được các thông tin liên quan một cách nhanh, rẻ cập nhật và đáng tin cậy tạo điều kiện cho các chủ DNCNNVV ra những quyết định đúng đắn, kịp thời ứng phó với những biến động của thị trường quốc tế. Muốn vậy, Chính phủ cần phải:
- Thiết lập mạng lưới thông tin thương mại quốc gia hiện đại và lưu thông thông suốt, phủ sóng rộng khắp cả trong nước và quốc tế, đảm bảo cho các DN đặc