Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu Vấn đề định hướng tư tưởng cho thanh niên trên hệ thống báo in của trung ương đoàn TNCS hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (khảo sát các báo tiền phong, thanh niên, sinh viên (Trang 73 - 74)

5 Tiền phong cuối tuần 31.000 30.000 2.000 6Tiền phong cuối tháng2.00020.00022

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục

Công tác chỉ đạo, lãnh đạo của cơ quan chủ quản đối với hệ thống báo chí nói chung và 3 tờ báo được khảo sát nói riêng của Trung ương Đồn cịn chưa kịp thời. Quy chế lãnh đạo, quản lý đối với hệ thống báo chí thuộc Trung ương Đồn triển khai cịn chậm, chưa kịp thời cập nhật, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với tình hình. Việc đầu tư kinh phí cho cơng tác tìm hiểu, nắm bắt và tham mưu việc định hướng tư tưởng cho thanh niên trên hệ thống báo in chưa tương xứng và phù hợp với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cho thanh niên hiện nay.

Ba báo được khảo sát đều là những tờ báo có lượng độc giả lớn, nhưng bản thâm mỗi tờ báo chưa có các hình thức chia sẻ thơng tin, xây dựng các cơ chế để kết tập thành một khối thống nhất, chưa tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp cùng nhau trong công tác tuyên truyền, giáo dục và định hướng tư tưởng cho thanh niên. Các báo chưa thể hiện và khẳng định rõ sắc thái riêng, nét khác biệt, tính đặc trưng là một tờ báo của Đoàn thanh niên với chức năng chủ đạo là giáo dục và đinh hướng tư tưởng dành cho thanh niên.

Nội dung, thời lượng tuyên truyền, phản ánh về cơng tác Đồn và phong trào thanh niên, công tác thanh niên chưa tương xứng với vị trí, nhiệm vụ của báo chí thuộc Trung ương Đồn, cũng như sự phát triển của phong trào thanh niên Việt Nam. Mặc dù lượng tin, bài về Đồn, Hội từ năm 2008 - 2010 có tăng hơn so với những năm trước đây nhưng phần nhiều là tin hoạt động, ít có những bài nghiên cứu sâu, tổng kết đánh giá, kịp thời phát hiện mơ hình mới, điển hình mới trong cơng tác Đồn, Hội và phong trào thanh niên trên khắp mọi miền của đất nước.

chính trị, giật gân, câu khách; sai sót trong biên tập nội dung, hình ảnh khơng có lợi cho cơng tác tun truyền, giáo dục thanh niên, cho quan hệ quốc tế hoặc liên quan đến những vấn đề nhạy cảm chính trị chậm được khắc phục. Hệ quả của việc này là lãnh đạo một số tờ báo phải bị kỷ luật, cách chức, một số phóng viên phải vào vịng lao lý...

Trong đó, báo Tiền phong đã bộc lộ một số nhược điểm: Dung lượng thơng tin mỏng, có lúc chưa chọn lọc, thiếu bám sát thời sự, bỏ lọt nhiều thông tin quan trọng, nhất là ở các vùng miền, vùng sâu, vùng xa. Thơng tin chính trị trong một số trường hợp khơng theo kịp tầm vóc sự kiện; mảng thơng tin quốc tế ít sinh động và thường dẫn nguồn từ các báo khác.

Có những thời điểm nhạy cảm, các báo còn tập trung nhiều vào việc phản ánh mặt trái của xã hội, khai thác nhiều về các vụ án, các nhu cầu hưởng thụ, đời tư của nghệ sĩ, người mẫu, “ngôi sao"... thiếu cân xứng với các tin, bài cổ vũ, tuyên dương người tốt việc tốt. Có lúc báo chưa tuân thủ nghiêm quy định về quảng cáo, hình ảnh quảng cáo thiếu chọn lọc, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây tâm lý hiếu kỳ trong giới trẻ.

Việc xử lý mối quan hệ giữa nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị và định hướng tư tưởng cho thanh niên với cân đối kinh phí hoạt động của các báo đang là sự lúng túng; đã có biểu hiện “thương mại hoá” trong một số ấn phẩm do các cơ quan báo chí phát hành.

Một phần của tài liệu Vấn đề định hướng tư tưởng cho thanh niên trên hệ thống báo in của trung ương đoàn TNCS hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay (khảo sát các báo tiền phong, thanh niên, sinh viên (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w