Công tác quản lý hoạt động văn hoá văn nghệ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn hóa tại trung tâm văn hóa – thông tin và thể thao huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)

1.1 .Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động văn hóa

2.1.1 .Công tác quản lý hoạt động tuyên truyền cổ động

2.1.2. Công tác quản lý hoạt động văn hoá văn nghệ

Hoạt động văn hóa văn nghệ là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân trên nền tảng bản sắc văn hóa cơ sở. Xây dựng mơ hình hoạt động của các loại hình câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm văn nghệ để phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, phong phú; là cơ sở, nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội. Phong trào văn hóa - văn nghệ tại huyện Thạch Thất trong

26

những năm qua có những chuyển biến tích cực, hoạt động văn hóa văn nghệ từ huyện đến cơ sở được quan tâm và được tạo mọi điều kiện của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân.

Bộ phận văn nghệ của Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất thường xuyên tham gia các buổi phục vụ văn nghệ tại các hội nghị, giao lưu cũng như các chương trình khác phục vụ cơng tác chính trị. Một số chương trình lớn như: Văn nghệ chào mừng Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 hàng năm, Văn nghệ chào mừng ngày thành lập Công an nhân dân, Văn nghệ chào mừng hội nghị thi đua yêu nước huyện Thạch Thất, Tổng kết 5 năm xây dựng đời sống văn hóa huyện Thạch Thất giai đoạn 2011- 2016, Tổng kết 5 năm xây dựng gia đình văn hóa 2011 – 2016, Chương trình giao lưu nghệ thuật chào mừng 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bầu cử đại biểu Quốc hội các khóa, Văn nghệ chào mừng tổng kết cơng tác bầu cử, ngày Giải phóng Thủ đơ 10/10

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động văn nghệ tại cơ sở đã được Trung tâm Văn hóa – Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất hết sức chú trọng, nhờ đó đã có sự khởi sắc, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của quần chúng nhân dân. Trung tâm thường xuyên cử cán bộ có chun mơn xuống khảo sát tình hình hoạt động, chất lượng chun mơn của hệ thống nhà văn hóa thơn xóm, câu lạc bộ, từ đó có những biện pháp cụ thể, cũng như động viên, nhắc nhở kịp thời để hệ thống này đi vào hoạt động đều đặn và đạt kết quả tốt nhất. Trung tâm ln tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các ngành, đồn thể và các tổ chức kinh tế trên địa bàn, tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà văn hóa, câu lạc bộ trên địa bàn thành phố. Từ những cố gắng, đoàn kết, yêu nghề của tập thể Ban Giám đốc, cán bộ, viên chức, Trung tâm đã phát triển được các loại hình sinh hoạt và học tập. Năm 2018, Trung tâm liên tục tuyển sinh và duy trì thường xuyên 25 lớp năng khiếu với 10 bộ môn, thu hút gần 500 lượt học viên tham gia.. Các CLB luôn được mở rộng và thu hút nhiều hội viên tham gia. Công tác CLB bước đầu đã được quản lý, hoạt động có tổ chức. Cùng với sự phát triển các CLB ở xã, các CLB cấp huyện đã bắt đầu hình thành và trở thành nịng cốt cho phong trào văn hóa – văn nghệ trên địa bàn huyện. Hiện nay trên địa bàn

27

huyện có 60 CLB hoạt động. Các CLB văn hóa văn nghệ (dân gian truyền thống, văn nghệ quần chúng, thơ, ca trù…) hoạt động sôi nổi. Đặc biệt, đã tạo điều kiện về địa điểm cho câu lạc bộ Thơ Thạch Thất có gần 30 hội viên, tham gia sinh hoạt vào ngày mồng 10 hàng tháng với chất lượng tốt.

Bộ phận văn nghệ của trung tâm hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, bởi số lượng cán bộ phụ trách còn mỏng (04 người), cơ sở vật chất cịn nghèo nàn, chưa có phịng tập riêng, chưa được đầu tư trang phục, đạo cụ biểu diễn. Ơng Nguyễn Trọng Phương, Phó giám đốc phụ trách văn hoá văn nghệ của Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất chia sẻ: “Đội văn nghệ của trung tâm hiện có 4 cán bộ.

Nhân lực ít mà hoạt động lại nhiều nên đơi khi hoạt động bị chồng chéo, thường xuyên phải làm việc ngoài giờ gây bất tiện cho cán bộ, đặc biệt là các cán bộ nữ đã có gia đình. Trung tâm cũng đã bổ sung thêm các cộng tác viên từ các xã, thị trấn nhưng họ cũng không thực sự muốn tham gia, vì kinh phí q hạn hẹp”.

Mỗi năm, trung tâm phải xây dựng và tổ chức các chương trình văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện khoảng 25 chương trình (chưa tính những chương trình lớn và các chương trình tham gia hội thi, hội diễn của huyện và thành phố). Mỗi chương trình ít nhất phải có 10 diễn viên, nhân lực chủ yếu phải đi thuê ngoài, gây tốn kém trong khi ngân sách hạn hẹp. Nguồn kinh phí để hoạt động văn nghệ còn nhiều hạn chế nên việc thu hút các cộng tác viên văn nghệ để thành lập đội văn nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Dù đã đi đến các đơn vị cơ sở để động viên tham gia cộng tác văn nghệ, nhưng chưa nhận được phản hồi tích cực. Trung tâm mới có phịng tập riêng để tổ chức các câu lạc bộ văn nghệ từ năm 2018. Vì thế, bộ phận văn nghệ của Trung tâm đã có một nguồn thu nhất định để hoạt động, giảm tải gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Điều nay cho thấy, các cấp quản lý chưa thực sự quan tâm tới thực tiễn hoạt động của đội văn nghệ của trung tâm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn hóa tại trung tâm văn hóa – thông tin và thể thao huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 33 - 35)