2.1.4 .Công tác quản lý hoạt động thư viện
3.3. Khuyến nghị
3.3.1. Đối với UBND huyện Thạch Thất
- Nghiên cứu xây dựng và đưa vào áp dụng Bộ Quy chế quản lý hoạt động thiết chế văn hóa trên địa bàn huyện.
70
-Bổ sung thêm biên chế cho Trung tâm Văn hóa - Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất các chuyên ngành: Quản lý văn hóa, Thanh nhạc, Biên đạo múa, Diễn viên múa, Kịch tuyên tuyền, Họa sĩ và Kĩ thuật âm thanh ánh sáng tại các Phịng chun mơn của Trung tâm. Ban hành chính sách thu hút nhân tài đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi các chuyên ngành cần thiết đối với hoạt động của Trung tâm.
- Nghiên cứu điều chỉnh lại Quy hoạch Trung tâm Văn hóa - Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất đối với một số hạng mục như: Hội trường, Khu bãi đỗ xe… cho phù hợp với tình hình thực tế. Nâng cấp, cải tạo phần cơ sở vật chất đã xuống cấp tại Trung tâm.
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động tại Trung tâm trong thời gian qua, tôi đặc biệt kiến nghị với UBND huyện Thạch Thất về việc lựa chọn các hoạt động được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa - Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất. Ngồi các hoạt động lớn phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương thì khơng thể tách rời các hoạt động văn hóa cộng đồng dành cho nhân dân, cần cân đối giữa lợi ích kinh tế và văn hóa, khơng nên để các hoạt động tại Trung tâm ngày càng xa rời với chức năng nhiệm vụ ban đầu của các thiết chế văn hóa theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước về phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”.
3.3.2. Đối với Trung tâm Văn hóa - Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất
Trung tâm cần quan tâm đổi mới hình thức hoạt động và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ để họ yên tâm công tác, phát huy khả năng sáng tạo và nhiệt huyết trong xây dựng phong trào. Qua đó góp phần cải thiện và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
Để thu hút các tầng lớp nhân dân, Trung tâm phải tìm ra cách thức hoạt động hấp dẫn lơi cuốn với những hình thức hoạt động phong phú: Biểu diễn văn nghệ, gặp gỡ giao lưu, nói chuyện thời sự và kể cả lồng ghép những hoạt động sinh hoạt các loại câu lạc bộ người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Thanh niên...
71
Tiểu kết
Nhìn nhận rõ tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội, đặc biệt là thơng qua hệ thống các thiết chế văn hóa, Trung tâm Văn hố – Thơng tin và Thể thao tại địa bàn dân cư, những nhà quản lý hoạch định chính sách văn hóa cần xây dựng những chính sách phù hợp để phát triển và nâng cao hiệu quả quản lý trong thời gian tới. Cần phải xác định và xây dựng hệ thống chính sách chung nhằm hỗ trợ, giúp đỡ Trung tâm Văn hố – Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như nguồn kinh phí.
TTVHTT&TT huyện Thạch Thất cũng cần phải xác định được hướng đi cho mình để có những thay đổi phù hợp với tình hình mới. Cần mạnh dạn đổi mới, phát huy tính sáng tạo, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các đơn vị cũng như các hoạt động truyền thông đại chúng. Những hoạt động này cần dựa trên sự thay đổi căn bản về nội dung và hình thức hoạt động. Nội dung hoạt động phải thực sự phù hợp với nhu cầu của nhân dân, được người dân hưởng ứng thì chức năng của TTVHTT&TT huyện Thạch Thất mới thực sự được phát huy. Trung tâm cần làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện để mọi giới, mọi lứa tuổi đều tham gia sinh hoạt, biểu diễn, thưởng thức và sáng tạo các hoạt động văn hóa với nhiều hình thức phù hợp như: văn nghệ quần chúng, thơng tin tun truyền, trị chơi dân gian, thể dục - thể thao, hội thi, hội diễn... đặc biệt tham gia vào các loại hình CLB sở thích, năng khiếu, các dạng CLB ngành, nghề... Khi các hoạt động văn hóa lành mạnh thu hút đơng đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia thì chắc chắn sẽ hạn chế được sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa độc hại, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
72
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển chung của nền văn hoá đất nước, các hoạt động văn hoá ở cơ sở cũng theo đó phát triển mạnh mẽ với sự đa dạng, phong phú về hình thức, thể loại và nội dung. Hoạt động văn hố tại TTVHTT&TT huyện Thạch Thất có ý nghĩa rất lớn, nơi đây không chỉ là cái nôi để phát triển đời sống văn hố cộng đồng mà cịn là điều kiện quan trọng để làm giàu cho nền văn hố dân tộc. Thơng qua các hoạt động văn hoá, người dân Thạch Thất được tiếp cận, nghiên cứu, thưởng thức và đắm mình trong mơi trường văn hố thấm đậm bản sắc dân tộc cũng như văn hoá – nghệ thuật đương đại. Điều này đã làm cho đời sống tinh thần của nhân dân địa phương được nâng cao và là điều kiện để phát triển đời sống vật chất của họ; vai trị của Trung tâm Văn hóa – Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất được khẳng định ngày càng vươn xa, có uy tín để các địa phương khác trong khu vực cùng học tập.
Bên cạnh những thành tựu nhất định trong cơng tác quản lý hoạt động văn hóa thì Trung tâm Văn hóa – Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất vẫn cịn nhiều tồn tại, hạn chế bởi những yếu tố chủ quan và khách quan. Để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm nhằm phục vụ công cuộc xây dựng quê hương và nâng cao đời sống nhân dân trong thời kỳ mới đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp như đầu tư kinh phí xây dựng, tổ chức hoạt động, trong đó có sự đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao ở cơ sở gắn với mở rộng dịch vụ và thị trường; quy hoạch, đào tạo và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy chế đối với hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cơ sở, tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác tuyên truyền vận động của ngành văn hóa, thể thao và du lịch; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở...
Huyện Thạch Thất đang đứng trước nhiều thách thức trong quá trình giữ gìn bản sắc dân tộc và giao lưu, tiếp biến văn hóa. Với tinh thần đồn kết giữa các cán bộ trong trung tâm và sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc, công tác quản lý của trung tâm vẫn luôn được giữ vững và phát huy tốt vai trò là một thiết chế văn hóa. Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa nói chung và Trung tâm Văn hóa – Thơng tin và Thể thao huyện
73
Thạch Thất nói riêng, đề tài đã giải quyết cơ bản các vấn đề như mục tiêu đã đề ra gồm: Làm rõ các khái niệm về văn hóa, quản lý văn hóa, TTVHTT&TT; Khái quát chung về thực trạng hoạt động và công tác quản lý tại TTVHTT&TT huyện Thạch Thất hiện nay; Nghiên cứu và đã đưa ra một số giải pháp cụ thể phù hợp với thực tế hoạt động tại trung tâm. Tác giả cũng ý thức được rằng, các giải pháp được đưa ra cần có những điều kiện thực tế và cụ thể mới trở nên khả thi và hữu ích. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và điều kiện thực hiện đề tài khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q thầy cơ để đề tài thực sự trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích đối với công tác quản lý tại TTVHTT&TT huyện Thạch Thất, cũng như các sinh viên nghiên cứu về đề tài quản lý hoạt động văn hóa.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Văn hóa cơ sở (2005), Xây dựng và phát
triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở (2005- 2010), Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
2. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn (2014), Quản lý văn hóa Việt Nam trong
tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011),
Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
4. Nguyễn Xuân Hồng, Phan Quang Thịnh, (đồng chủ biên) (2014), Pháp
luật về văn hố, Nxb Thơng tin và tuyên truyền, Hồ Chí Minh.
5. Nghiêm Nam Hùng (2012), Quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn
hóa Thơng tin quận Hà Đông thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa,
Đại học Văn hóa Hà Nội.
6. Lê Công Khải (2017), Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa
Thể
thao và du lịch huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa,
Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW.
7. Hồ Chí Minh (2011). Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Lưu Ninh (2017), Quản lý hoạt động văn hóa của trung tâm
văn hóa Kinh Bắc tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa, Đại học Sư
phạm Nghệ thuật TW.
9. Bùi Thị Thu Phương (2016), Quản lý các hoạt động tại Trung tâm văn hóa
tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa, Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW.
10. Phạm Thanh Tâm (2017), Quản lý hoạt động văn hoá cơ sở ở Việt Nam
trong bối cảnh tồn cầu hố, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Trần Ngọc Thêm (2001), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12. Trần Thị Phương Thúy cùng nhóm sinh viên (2012), Hoạt động của Trung
tâm Văn hố quận Tây Hồ - thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
13. Nguyễn Như Ý (2013). Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Ảnh 1: Lễ khai hội chùa Tây Phương năm 2019
(Nguồn: TTVH-TT&TT huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)
Ảnh 2: Các tiết mục múa rối nước tại lễ hội chùa Tây Phương năm 2019
(Nguồn: TTVH-TT&TT huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)
76
Ảnh 3: Giám đốc TTVH-TT&TT huyện Thạch Thất - Ơng Đặng Đình Mạnh (áo xám) tặng hoa ngành TDTT huyện nhân ngày 27/3/2019 (Nguồn: TTVH-TT&TT huyện Thạch Thất, thành phố Hà
Nội)
Ảnh 4: Câu lạc bộ thơ Thạch Thất ra mắt tập thơ“ Trường Sơn - Một thời để nhớ”
(Nguồn: TTVH-TT&TT huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)
Ảnh 5: Hội LHPN xã Phùng Xá tham gia vệ sinh môi trường
(Nguồn: TTVH-TT&TT huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)
Ảnh 6: giải Bóng đá thanh niên huyện Thạch Thất năm 2019
(Nguồn: TTVH-TT&TT huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)
78
Ảnh 7: Giải cầu lông các câu lạc bộ huyện Thạch Thất
(Nguồn: TTVH-TT&TT huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)
79