Nhóm giải pháp xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn hóa tại trung tâm văn hóa – thông tin và thể thao huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 73 - 77)

2.1.4 .Công tác quản lý hoạt động thư viện

3.2.5.Nhóm giải pháp xã hội hóa các hoạt động văn hóa

3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động văn hóa của

3.2.5.Nhóm giải pháp xã hội hóa các hoạt động văn hóa

Trong những năm gần đây, vấn đề xã hội hóa các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao được đặt ra cấp thiết và hình thức thực hiện khá phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, phạm vi, loại hình cụ thể. Việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong giai đoạn hiện nay là việc làm vơ cùng cần thiết, phù hợp với chủ trương và định

66

hướng của Đảng, Nhà nước; phù hợp với quy luật phát triển của từng lĩnh vực và đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ thực hiện nhiệm vụ chiến lược trên lĩnh vực văn hóa - xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Huy động đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các đồn thể, nhân dân và tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài để xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa đặc biệt là các nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí.

Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh các dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí tại một số vị trí đã được quy hoạch.

Vận động thu hút các nhà đầu tư, mọi tổ chức, cá nhân quan tâm đầu tư khai thác một số dịch vụ như: khai thác hội trường chiếu phim, tổ chức biểu diễn doanh thu; khai thác ngoài trời tổ chức vui chơi giải trí tại Trung tâm văn hóa nhằm tăng nguồn cho các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của địa phương.

Trong nhiều năm qua cơng tác xã hội hóa hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa - Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo của UBND huyện Thạch Thất. Nhiều cơng trình văn hóa được đầu tư xây dựng, cải tạo theo hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhiều nguồn lực được huy động từ trong nhân dân.

Xã hội hóa hoạt động văn hố phải đi đôi với việc nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước phải nhằm phát huy cho được các lực lượng xã hội tham gia hoạt động văn hóa, cho các chủ thể văn hóa sáng tạo, tổ chức và quản lý các loại hoạt động văn hóa trên cơ sở các văn bản pháp quy được nhà nước xây dựng để điều chỉnh, điều hành các hoạt động xã hội hóa văn hóa, các quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động văn hóa. Dựa vào luật của Nhà nước - cơ sở pháp lý thì mọi hoạt động văn hóa của từng cá nhân, cộng đồng, xã hội, cho mọi hoạt động xã hội hóa văn hóa tuân theo đúng hướng và phát triển, tránh tùy tiện, tự phát. Vai trò của Nhà nước còn thể hiện ở nhiệm vụ tiếp tục củng cố và xây dựng các cơ sở văn hóa nhà nước đủ mạnh để giữ vị trí chủ đạo và định hướng đồng thời, không giảm bớt phần ngân sách Nhà nước chi cho văn hóa, mà cần thường xun tìm thêm các nguồn

67

thu để tăng kinh phí và tỉ lệ ngân sách cho hoạt động văn hóa, xây dựng các văn bản pháp quy để điều chỉnh, điều hành các hoạt động xã hội hóa, các quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động văn hóa.

Trong q trình xã hội hóa, việc đầu tư ngân sách nhà nước là điều kiện quan trọng để các hoạt động văn hóa tồn tại và phát triển. Cho dù xã hội hóa các hoạt động hóa mạnh đến đâu thì cũng khơng thể thiếu sự đầu tư của Nhà nước. Chỉ có kinh phí của Nhà nước mới đủ sức để xây dựng những cơ sở vật chất lớn và hiện đại mà hoạt động văn hóa đang địi hỏi.

Nâng cao chất lượng xã hội hóa các hoạt động văn hóa tại Trung tâm Văn hóa - Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất góp phần nêu cao vai trị của nhân dân trong việc đấu tranh với những biểu hiện phản văn hóa, vi phạm chính sách, pháp luật về văn hóa, có ý thức tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chính là thực hiện

quan điểm xây dựng văn hóa là sự nghiệp của tồn dân mà Đảng đã đề ra.

3.2.6. Nhóm giải pháp đẩy mạnh cơng tác thanh kiểm tra và thi đua khen thưởng

3.2.6.1. Công tác thanh tra, kiểm tra

Kiểm tra, đánh giá là một biện pháp quan trọng để phát hiện những nhân tố với phong trào hoạt động tích cực, lành mạnh, có sáng tạo và thoả mãn nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Thơng qua đó mà động viên khích lệ cá nhân, tổ chức nỗ lực đóng góp cho phong trào chung, nhằm tạo nên một mơi trường văn hoá lành mạnh đúng với định hướng của Đảng, Nhà nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Chín phần mười khuyết điểm trong cơng

việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”. Vì vậy, có thể xem cơng tác kiểm tra, giám

sát đối với cán bộ là khâu có tính quyết định trong việc giữ gin sự trong sạch của bộ máy tổ chức. Nhưng, nếu kiểm tra giám sát theo kiểu tạo điều kiện cho nhau để hồn thành nhiệm vụ thì càng kiểm tra, càng giám sát thì càng phát sinh nhiều tiêu cực, hiệu quả cơng việc cũng giảm. Vì vậy, để tăng cường cơng tác này, ngồi ban lãnh đạo cơ quan thì vai trị của các đồn thể chính trị, xã hội như cơng đồn, hội phụ nữ cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt cần bám sát Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc “Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các

quy định của pháp luật có liên quan; tăng cường kiểm tra thanh tra,

68

giám sát, kiểm tốn, khơng để xảy ra thất thốt vốn, tài sản của Nhà nước”. Theo

đó, các cơng tác thanh tra, kiểm tra cần phải sát sao hơn nữa. Không chỉ lãnh đạo với cán bộ, mà cả các thành viên trong trung tâm cũng có trách nhiệm theo dõi, nếu phát hiện ra sai phạm, tiêu cực, cần nhanh chóng thơng báo cho các cấp lãnh đạo để giải quyết triệt để vấn đề, tranh gây ảnh hưởng lớn. Các quyết định kỷ luật cần mang tính răn đe hơn nữa. Tránh tình trạng bao che lẫn nhau vì bệnh thành tích, hoặc xử phạt quá nhẹ gây mất niềm tin vào cán bộ quản lý. Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, khơng hồn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp. Thái độ trong công tác kiểm ra là chủ động, kiên quyết, khách quan, chính xác, khơng suy diễn; coi trọng chứng cứ, đề cao việc đối thoại với đối tượng bị kiểm tra để họ nhận ra khuyết điểm, vi phạm, “tâm phục, khẩu phục” với kết luận kiểm tra.

Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành trong khối cũng như tập trung làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ viên chức xây dựng khối đoàn kết nội bộ. Cần tăng tường công tác tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật bằng các hình thức, biện pháp thích hợp để các cán bộ trung tâm có nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trị, ý nghĩa, tác dụng của kỷ luật đảng. Từ đó, thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn và chấp hành nghiêm túc khi có kết luận của ủy ban kiểm tra hoặc của cấp ủy, cấp trên về kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đề nghị thi hành kỷ luật đối với khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và cán bộ trung tâm.

3.3.6.2. Công tác thi đua, khen thưởng

Bên cạnh việc phê bình, kỷ luật những cán bộ vi phạm cũng cần làm tốt công tác khen thưởng những tổ chức, cá nhân gương mẫu để kịp thời động viên tinh thần cán bộ trung tâm; tạo khơng khí tích cực để cán bộ trung tâm tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thường xuyên xây dựng các phong trào thi đua trong đội ngũ cán bộ Trung tâm Văn hóa – Thơng tin và Thể thao huyện Thạch Thất, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, từ đó phát huy hết khả năng của từng cán bộ trong trung tâm.

69

Đối với bộ phận văn nghệ, bên cạnh việc tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ giữa các tổ chức, câu lạc bộ trong thành phố, cũng cần tổ chức thêm nhiều hội thi lớn, nhỏ nhằm tạo khơng khí thi đua giữa các đơn vị. Đây cũng là dịp để các đơn vị có cơ hội cọ xát, nâng cao chất lượng hoạt động tại cơ sở mình. Khơng những thế, các hoạt động này cũng sẽ giúp cho trung tâm dễ dàng tuyên truyền những định hướng của Đảng, Nhà nước, bằng cách tổ chức những hội thi có chủ đề về những định hướng đó. Cần biểu dương kịp thời những đơn vị, phường xã có hoạt động văn hóa – văn nghệ tốt, để tạo động lực cho họ tiếp tục hoạt động một cách có hiệu quả.

Đối với bộ phận thể thao, cần thường xuyên coi trọng cơng tác tun truyền, vận động nhân dân tích cực, tự nguyện tham gia luyện tập TDTT thường xuyên; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đẩy mạnh các hình thức, nội dung tuyên truyền. Biểu dương các tập thể, cá nhân, các câu lạc bộ, gia đình thể thao tiêu biểu, phổ biến kiến thức về phương pháp tập luyện, tác dụng của TDTT vì “Sức khỏe” của mỗi người và tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến TDTT. Định kỳ phát động phong trào thi đua tập luyện và thi đấu các môn thể thao phù hợp trong các đối tượng, lứa tuổi, chú trọng việc sơ, tổng kết, động viên, khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào. Xây dựng kế hoạc hàng năm tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT cơ sở theo quy định hiện hành.

Bộ phận tun truyền là một bộ phận đóng vai trị quan trọng trong việc đẩy mạnh các cơng tác thi đua trong và ngồi trung tâm. Vừa xây dựng, lập đề án, đồng thời trực tiếp cùng thực hiện các phong trào thi đua cho từng bộ phận. Có thể nói, cơng tác thi đua khen thưởng thực sự là địn bẩy, kích thích cá nhân, tập thể hăng say hoạt động, phát huy tối đa khả năng của mình. Bởi vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa từng bộ phận, giữa lãnh đạo và các nhân viên cấp dưới, giữa trung tâm và các đơn vị có liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn hóa tại trung tâm văn hóa – thông tin và thể thao huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 73 - 77)