Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn hóa tại trung tâm văn hóa – thông tin và thể thao huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)

2.1.4 .Công tác quản lý hoạt động thư viện

3.2.1.Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động văn hóa của

3.2.1.Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

3.2.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý

Quan điểm nền tảng để đưa ra những thay đổi về cơ chế quản lý TTVHTT&TT hiện nay xuất phát từ quan điểm định hướng của Đại hội Đảng X: Đổi mới căn bản cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công cộng về giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, đổi mới căn bản công tác quy hoạch, kế hoạch phù hợp yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tách chức năng quản lý hành chính nghiên cứu khỏi

57

chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; xóa bỏ “chế độ chủ quản”; tách hệ thống cơ quan quản lý hành chính ra khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp.

Nước ta đang trong nền kinh tế mở hội nhập quốc tế, hơn lúc nào hết phải nhanh chóng hồn thành cơ bản việc thể chế hóa các quan điểm, đường lối và định hướng của Đảng về văn hóa, văn học, nghệ thuật. Do tính đặc thù và nhạy cảm của lĩnh vực này nên công tác quản lý phải giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và dân chủ hóa công tác quản lý. Quản lý nhà nước về văn hóa phải thơng qua việc xây dựng, quy hoạch, xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách, các chủ trương đường lối, quyết định... phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể và xu thế phát triển của đất nước nói chung, của thành phố Hà Nội và huyện Thạch Thất nói riêng.

Rà sốt, bổ sung các văn bản như quyết định, quy chế, quy định về cơ chế, chính sách và quản lý các hoạt động văn hóa tại TTVHTT&TT huyện Thạch Thất sao cho linh hoạt và phù hợp với yêu cầu mới của thiết chế văn hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của quần chúng nhân dân. Ban hành các quy chế quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện, bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa của tổ chức, cá nhân đúng pháp luật.

Tiếp tục xây dựng bám sát chủ đề điểm của các hoạt động, chủ động với các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện xây dựng nội dung các chương trình, các hoạt động văn hóa sao cho phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và tình hình địa phương. Cập nhật, bổ sung những nội dung có tính thời sự trong nước cũng như quốc tế, từ đó xây dựng được nhiều loại hình, hoạt động, lồng ghép vào các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao, nêu gương người tốt việc tốt, tạo được nội dung phong phú để giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, đúng đắn cho quần chúng nhân dân.

Nghiên cứu, đầu tư hệ thống tài liệu, giáo trình về phát triển văn hóa, chính sách văn hóa, từ đó áp dụng trực tiếp vào Trung tâm, thực hiện theo đúng Nghị định số 16 về quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp văn hóa. Đồng thời phát huy mọi nguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng và hiệu quả cung ứng dịch vụ cơng về văn hóa, đảm bảo cơng bằng xã hội và đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày

58

càng cao của nhân dân. Phân loại đặc điểm, tính chất của từng loại dịch vụ công, từng loại đối tượng hưởng thụ để từ đó xây dựng cơ chế hoạt động phù hợp, khơng vì mục tiêu lợi nhuận.

Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia sáng tạo, sản xuất, phố biến và kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Đồng thời, TTVHTT&TT huyện Thạch Thất tạo điều kiện về hành lang pháp lý tốt nhất cho các hoạt động văn hóa, tạo cơ sở thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và xã hội tham gia vào phát triển văn hóa, đồng thời giúp các Trung tâm làm tốt hơn vai trị của mình, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa.

TTVHTT&TT huyện Thạch Thất phải mạnh dạn quyết đoán trong việc đổi mới, cần thiết phải thay đổi tư duy lối mòn, phải dám nghĩ dám làm, phải đầu tư cơng sức, trí tuệ và ln phải đặt ra câu hỏi cho mình tại sao họ làm được mà ta khơng làm được. Có như thế thì tồn bộ đội ngũ cán bộ, người dân địa phương sẽ quyết tâm thực hiện được những nhiệm vụ đề ra. Từng bước góp phần nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân, góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bà bản sắc dân tộc.

3.2.1.2. Hồn thiện chính sách văn hóa và các văn bản quản lý

Xu thế phát triển trong thời kì hiện đại này là quyết liệt và đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xã hội hóa, chuyển nó thành các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ cơng ích văn hóa đại chúng cho xã hội và nhân dân. Cho nên nó địi hỏi phải thêm những chính sách mới cho phù hợp, khơng thể đem áp dụng trở lại những chính sách đã ban hành từ thời kỳ trước.

Để các hoạt động văn hóa của mạng lưới TTVHTT&TT nói chung và TTVHTT&TT huyện Thạch Thất nói riêng, về cơ bản cần dựa vào Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/5/2008 về “Chính sách khuyến khích

xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường”,... từ đó Trung tâm Văn hóa có những đề xuất lên cấp quản lý để ban

hành những chính sách phù hợp với đặc thù của tổ chức. Chăm lo xây dựng, củng cố, kiện toàn và đảm bảo hoạt động có hiệu quả của bộ máy làm cơng tác văn hóa cấp huyện. Quan tâm đến cơng tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trình độ quản

59

lý, phẩm chất chính trị, chun mơn nghiệp vụ,... xây dựng đội ngũ ngành văn hóa đáp ứng được thực tiễn đặt ra.

Xây dựng các quy chế hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội, việc cưới, việc tang, thẩm định các điều kiện cần thiết để trước khi cấp phép kinh doanh các dịch vụ văn hóa. Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình phát triển văn hóa xã hội và xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục, tuyên truyền trên địa bàn.

Tăng cường đầu tư tài chính, tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa. Trong đó đội ngũ làm cơng tác thơng tin tuyen truyền mà trực tiếp là đội thông tin lưu động của Trung tâm được đầu tư trang thiết bị đồng bộ như: xe thông tin lưu động, âm thanh, ánh sáng,... phù hợp với tình hình thực tế. Cần quan tâm và có cơ chế đãi ngộ với các thành viên trong ngành văn hóa, kịp thời động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực chun mơn.

3.3.1.3. Xây dựng cơ chế tài chính

Cần xây dựng một cơ chế tài chính mới, chủ động tìm kiếm những nguồn lực bên ngoài hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa do TTVHTT&TT huyện Thạch Thất tổ chức dựa trên giải pháp về việc tích cực tham gia phát triển thị trường văn hóa và xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

Đẩy mạnh q trình xã hội hóa hoạt động văn hóa được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thu hút toàn xã hội, các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động sáng tạo, cung cấp, phổ biến sản phẩm văn hóa, xây dựng cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội chung tay phát triển sự nghiệp văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nâng cao hơn nữa mức hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân.

Gây quỹ và tìm tài trợ là hướng đi mới cho các hoạt động văn hóa tại trong và ngồi Trung tâm văn hóa. Gây quỹ cịn có tác động tích cực đến các hoạt động khác như lên chương trình nghệ thuật, phát triển khán giả hay các hoạt động giáo dục nghệ thuật. Gây quỹ có thể thúc đẩy sự đa dạng trong sáng tạo, do những yêu cầu, mục đích của các nhà tài trợ là khác nhau. Thực tiễn cho thấy, kinh phí để duy trì và hoạt động tại các trung tâm văn hóa cịn hạn chế. Hầu hết là từ hỗ trợ của cơ quan quản lý

60

văn hóa và đóng góp từ các hội viên. Khoản kinh phí này khơng thể hỗ trợ và đảm bảo cho hoạt động của TTVHTT&TT huyện Thạch Thất. Chính vì vậy để nâng cao được hiệu quả hoạt động của Trung tâm thì gây quỹ và tìm tài trợ là một trong những biện pháp thiết thực giúp Trung tâm có thể hoạt động tốt hơn, vừa đảm bảo được các mục tiêu về văn hóa - nghệ thuật, xã hội cũng như sự bền vững về tài chính.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các Trung tâm văn hóa chủ động liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong việc tìm nguồn tài trợ cũng như các hoạt động gây quỹ cho Trung tâm văn hóa. Cho phép và khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân đầu tư, tham gia vào các hoạt động của Trung tâm văn hóa. Đảm bảo hoạt động trên nguyên tắc tự tổ chức, tự quản lý và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý văn hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động văn hóa tại trung tâm văn hóa – thông tin và thể thao huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)