Nhân giống hữu tính (bằng hạt)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC NHÂN GIỐNG CÂY GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum (Thunb)) TẠI SA PA - LÀO CAI (Trang 27 - 28)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆ U

1.3.1. Nhân giống hữu tính (bằng hạt)

Phương pháp nhân giống này cho hệ số nhân giống cao, dễ bảo quản và vận chuyển. Tuy nhiên, một số cây trồng, nếu nhân giống bằng hạt có thể cho những cá thể con không hoàn toàn giống bố mẹ chúng cả

về hình thái lẫn thành phần hoá học (Carlson, 1964) [22]. ðặc biệt, ñối với cây thuốc, sự không ñồng nhất về di truyền dẫn ñến hậu quả là nguyên liệu không ổn ñịnh về mặt chất lượng qua các thế hệ, gây khó

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ... 17

khăn cho việc ñưa nguyên liệu vào dây chuyền sản xuất công nghiệp vì hàm lượng hoạt chất của nguyên liệu thay ñổi thất thường.

Ở một số cây (như ô ñầu, bạch thược…) có hạt nảy mầm chậm do sự ngủ nghỉ kéo dài gây trở ngại cho việc nhân giống. Một số khác có hạt chín không ñồng ñều, khó thu hoạch (như ñan sâm) nên khi trồng diện tích lớn sẽ không ñủ hạt giống, hơn nữa thời gian gieo ươm kéo dài tới 2 năm, do ñó việc sử dụng hạt làm giống sẽ không có hiệu quả kinh tế. Phần lớn các cây thân gỗ sau nhiều năm trồng mới ra hoa kết hạt. Sơn thù, ñỗ trọng là những cây thuốc quí ñược nhập nội và trồng ở Sa Pa, phải mất 10 năm mới có một số cây cho hạt. Bộ phận làm thuốc của sơn thù là qủa, khi còn trẻ cây chỉ cho hoa ñực và vì vậy không có qủa (Weaver, 1976) [42]. ðỗ trọng là cây ñơn tính khác gốc, nhân giống ñỗ

trọng bằng hạt, ngoài việc lâu ñược thu hoạch, còn không chủ ñộng ñược về số cây ñực, cây cái (hạt chỉ thu ñược ở cây cái). Nhiều tác giả ñã ñề

nghị nên nhân giống cây này bằng phương pháp vô tính (Gartner, 1965) [29]. Ngoài ra, hạt giống cây thuốc nói chung có thời hạn bảo quản ngắn. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt tươi, hạt mới cao hơn hạt khô, cũ. Thông thường chỉ sử dụng loại hạt của vụ vừa qua ñể trồng. Nếu ñể hạt cách năm, tỷ lệ

mọc sẽ thấp hoặc không mọc. Các cây tam thất, nhân sâm, hoàng liên phải sử dụng hạt tươi mới mọc nên thu hoạch ñến ñâu cần gieo ñến ñó (Kỹ thuật nuôi trồng và chế biến dược liệu, 1979) [14]. ðiều này gây nhiều khó khăn cho sản xuất, nhất là ở qui mô công nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC NHÂN GIỐNG CÂY GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum (Thunb)) TẠI SA PA - LÀO CAI (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)