Xuất một số giải pháp phòng chống cháy rừng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện mường khương, tỉnh lào cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng (Trang 55 - 58)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN

4.6. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp PCCCR

4.6.3. xuất một số giải pháp phòng chống cháy rừng

* Tuyên truyền giáo dục

- Công tác tuyên truyền giáo dục là hết sức cần thiết do nguyên nhân cháy rừng chủ yếu là do các hoạt động của con người, để làm tốt công tác PCCCR cần nâng cao ý thức, khiến thức của người dân cũng như cho họ thấy được ảnh hưởng của cháy rừng đến kinh tế, môi trường và sinh mạng con người. Tuyên

truyền giáo dục đối với người dân tại địa phương cần đáp ứng các yếu tố đơn giả, dễ hiểu, đầy đủ nội dung và thu hút thông qua các biện pháp như áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, các buổi hội nghị, thảo luận với những nội dung chính sau:

- Nguyên nhân gây cháy rừng và tác hại của cháy rừng ảnh hưởng như thế nào tới đời sống người dân.

- Các chủ trương chính sách hỗ chợ người dân trong công tác PCCCR. - Tuyên truyền phổ biến một số biện pháp phòng cháy trong sản suất lâm nghiệp cũng như các biện pháp chữa cháy khi có đám cháy xảy ra. Cho người dân xây dựng và kí kết quy ước, hương ước về BVPTR.

*Theo dõi dự báo cháy rừng.

Xây dựng một số chòi canh lửa tạm thời dao lịch canh gác cho các thành viên trong tổ PCCCR của từng khu trong mùa cháy rừng, khi xảy ra đám cháy có thể thơng báo ban chỉ đạo PCCCR của xã.

Người dân là nhân tố quan trọng trong phát hiện cháy rừng cũng như tham gia vào cơng tác chữa cháy nếu có xảy ra đám cháy. Cần nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong PCCCR.

Tiến hành dự báo cháy rừng cho địa bàn thông qua các chỉ tiêu khí tượng thủy văn, dựa trên kết quả dự báo thông báo cho người dân bằng biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng.

*Cơ chế chính sách tài chính

Hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo bằng biện pháp hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến từng thôn bản.

Xây dựng quỹ PCCCR của huyện bằng nhiều nguồn như từ nhà nước, dự án, đóng góp từ người dân và các công ty, doanh nghiệp tại địa phương.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông tại huyện Mường Khương đang xuống cấp, cần tu bổ sửa chữa kịp thời. Đầu tư trang thiết

bị PCCCR hiện đại hơn như máy bơm, bình nước đeo vai, bể chứa nước tại nơi tập trung nhiều rừng, cưa máy, quần áo bảo hộ.

Nâng cao chính sách khen thưởng đãi ngộ đối với thành viên trong tổ PCCCR của từng khu cũng như lực lượng tại chỗ huy động khi xảy ra đám cháy. Sử phạt những hành vi vi phạm.

* Tổ chức thực hiện nâng cao năng lực PCCCR.

Trong công tác PCCCR lấy phương châm 4 tại chỗ để chỉ đạo: Lực lượng tại chỗ,chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện tại chỗ.

Thường xuyên củng cố, kiện tồn bộ máy chỉ đạo cơng tác PCCCR từ huyện đến từng khu. Tăng cường lực lượng ở các tổ PCCCR ở từng khu.

Diễn tập PCCCR cấp huyện vào hàng năm vào đầu mùa khô, phối hợp diễn tập PCCCR cấp huện và cấp tỉnh.

Các công ty lâm nghiệp trên địa bàn cần phải tự xây dựng phương án PCCCR riêng đồng thời phối hợp với ban chỉ đạo PCCCR của xã trong công tác BVPTR.

Xây dựng phương án PCCCR tại huyện theo định kỳ 5 năm một lần hoặc mỗi năm một lần.

Kiểm tra việc thực hiện phương án PCCCR thường xuyên, kết quả kiểm tra phải được nhận xét đánh giá cụ thể để đưa ra cách khác phục cho những tồn tại trong phương án .

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện mường khương, tỉnh lào cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng (Trang 55 - 58)