Tìm hiểu một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến công tác PCCCR của

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện mường khương, tỉnh lào cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng (Trang 33)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN

4.2. Tìm hiểu một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến công tác PCCCR của

PCCCR của Chính Phủ và của địa phương

Dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, đặc biệt là UBND tỉnh Lào Cai đã có nhiều chủ trương chính sách góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phịng cháy chữa cháy tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Một số văn bản chính sách có liên quan đến cơng tác PCCCR như sau:

Bảng 4.2: Một số văn bản luật và dưới luật liên quan đến công tác PCCCR PCCCR

STT Một số văn bản luật và dưới luật

1 Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004

2 Nghị định số: 09/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006 của Chính phủ về quy định phòng cháy, chữa cháy rừng

3 Nghị định số: 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của chính phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.

4 Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH ngày 29/06/2001 của Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam.

5 Chỉ thị số: 12/2003/TC-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.

6 Chỉ thị số: 75/2005/CT-BNN ngày 15/11/2005 của bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về tăng cường thực hiện cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng. 7 Chỉ thị số: 1685/CT-TTg ngày 27/-9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.

8 Chỉ thị số: 3714/CT-BNN-TCLN ngày 15/12/2011 của tổng cục lâm nghiệp về việc tăng cường chấn chỉnh hoạt động của lực lượng kiểm lâm.

9 Quyết định số: 245/1998/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

10 Thông tư số: 70/2007/TT-BNN ngày 01/08/2007 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về xây dựng và thực hiện quy ước về bảo vệ rừng ở thôn bản, cộng đồng dân cư

11 Quyết định số: 40/2005/QD-BNN ngày 07/07/2005 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về khai thác rừng trồng cây phân tán.

12 Quyết định 2213/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai về việc quy định sử lý thực bì bằng phương pháp đốt.

13 Quyết định 57/QD-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020.

14 Quyết định số: 86/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo trung ương về phòng cháy chữa cháy rừng.

15 Thông tư 01/2012/TT-BNN ngày 04/01/2012 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm nghiệp hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. 16 Quyết định 4152/ QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về

việc kiện toàn Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Lào Cai

17 Chỉ thị 44/CT ngày 18/12/1990 của UBND tỉnh Lào Cai về việc quản lý bảo vệ rừng

18 Nghị định số: 163/CP của Chính phủ trong việc giao đất giao rừng cho hộ gia đình 19 Luật phòng cháy chữa cháy 2001.

20 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy chữa cháy năm 2013. 21 Nghị định 157/3013/NĐ – CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử

phạt vi hạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

22 Nghị định 99/2010/NĐ – CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

23 Nghị định 99/2009/NĐ – CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Nhận xét:

Như vậy, để quản lý tốt công tác bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng, Chính Phủ và các ban ngành, địa phương đã kịp thời ban hành hành lang về luật, văn bản dưới luật có liên quan đến PCCCR, đặc biệt dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ từ UBND tỉnh Lào Cai đã nâng cao được ý thức của người dân

trong việc chấp hành luật pháp và kịp thời cập nhật các thông tin, các văn bản luật và dưới luật tạo điều kiện cho việc phát triển lâm nghiệp, hạn chế cháy rừng xảy ra.

Tại huyện Mường Khương, người dân được cán bộ trong ban lâm nghiệp xã, địa chính xã phối hợp với kiểm lâm địa bàn tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiên các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng, xử lý ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về QLBVR.

4.3. Thực trạng cháy rừng từ năm 2013-2017tại địa phương

Theo số liệu thống kê của Hạt Kiểm lâm và UBND huyện Mường Khương số vụ cháy từ năm 2013-2017 được thống kê ở bảng 4.3:

Bảng 4.3: Tình hình cháy rừng ở huyện Mường Khương (2013-2017)

STT Năm

Số vụ cháy rừng

Diện tích thiệt hại(ha)

Địa điểm Rừng trồng mỡ Rừng trồng sa mộc Rừng trồng hồi 1 2013 2 2 1 Xã Lùng Vai và xã Tung Chung Phố 2 2014 1 1,5 Xã Bản Lầu 3 2015 2 1,75 1,5 Xã Tung Chung Phố và xã Tả Ngải Chồ 4 2016 1 0,5 Xã Tả Ngài Chồ 5 2017 2 1 1,5 Xã Lùng Vai và Xã Nấm Lư Tổng 8 10,75 ha

Bảng 4.4: Nguyên nhân cháy rừng và xử lý vi phạm

Qua bảng 4.3 và bảng 4.4 có thể thấy rằng:

Tình hình cháy rừng ở huyện Mường Khương xảy ra ở mức độ thấp trong 5 năm qua. Tổng số vụ cháy đã sảy ra 8 vụ cháy, ở xã Lùng Vai xảy ra 2 vụ, xã Bản lầu xảy ra 1 vụ, xã Tung Chung Phố xảy ra 2 vụ, xã Nấm Lư xảy ra 1 vụ, xã Tả Ngải Chồ xảy ra 2 vụ. Chỉ xảy ra với các loại rừng trồng, trong đó rừng mỡ (3 vụ), rừng sa mộc (3 vụ), rừng hồi (2 vụ).

Các vụ cháy xảy ra chủ yếu là đối với rừng trồng, với diện tích thiệt hại (10,75ha) nguyên nhân chủ yếu là do người dân sơ ý sử dụng lửa trong rừng và đốt rừng làm nương rẫy. Tất cả các vụ cháy đều chịu hình thức sử lí là sử phạt hành chính, chưa đến mức nghiêm trọng để phải sử lí hình sự. Qua đây ta thấy được rằng cơng tác PCCCR chưa được quan tâm chú trọng, cần phải có những biện pháp PCCCR hợp lý đối với các loại rừng trồng dễ cháy, đặc biệt là rừng mỡ và sa mộc thuần loài.

* Nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng

Nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:

- Nguyên nhân chủ quan:

Năm Số vụ Số vụ tìm ra thủ phạm Nguyên nhân Hình thức xử Đốt rừng làm nương Sơ ý trong khi sử dụng lửa Không rõ nguyên nhân Hành chính Hình sự 2013 2 2 2 2 0 2014 1 1 0 2015 2 1 1 1 1 0 2016 1 1 1 1 0 2017 2 2 1 1 2 0

Do ý thức của người dân khi sử dụng lửa trong rừng như: đốt ong, làm nương rẫy, sưởi ấm, hút thuốc khi đi rừng và ý thức chưa cao trong việc dập tắt các đám cháy nhỏ tạo điều kiện cho tàn lửa có cơ hội bốc cháy.

Ngồi ra, do kinh phí đầu tư cho việc PCCCR còn hạn chế. Gây khó khăn, thiếu thốn các dụng cụ, thiết bị thông tin liên lạc để PCCCR. Kinh phí còn hạn hẹp nên chưa thể động viên, khen thưởng kịp thời cho người dân, để người dân có ý thức hơn trong việc sử dụng lửa ở trong rừng cũng như có ý thức dập lửa ngay khi có cháy rừng xảy ra.

- Nguyên nhân khách quan:

Do xảy ra cháy rừng tại các địa bàn lân cận nhưng chưa kịp phát hiện hoặc không thể dập tắt kịp thời khiến cho chúng cháy lan sang địa bàn xã.

Do dập lửa không triệt để khi chữa cháy rừng, ở một số gốc cây vẫn bị cháy âm ỉ, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bốc cháy trở lại.

62% 13%

25% Sơ ý trong khi sử dụng lửa

Làm nương (đốt nương làm rẫy)

Không rõ nguyên nhân

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ nguyên nhân gây cháy rừng.

Biểu đồ trên thể hiện rõ nguyên nhân gây ra cháy rừng chủ yếu là do con người, chiếm tới 75%, không rõ nguyên nhân là 25%. Qua đó ta có thể thấy

người dân chưa nắm bắt được quy trình đốt nương rẫy, cách vệ sinh rừng, xử lý thực bì do đó mà rất dễ gây ra cháy rừng.

* Loại rừng bị cháy và địa điểm cháy rừng

Theo số liệu thu thập được thì chủ yếu các vụ cháy rừng thường xảy ra vào mua hanh khô từ khoảng tháng 10 đến tháng 5 năm sau, nơi xảy ra cháy thường tập trung ở những khu có địa hình đồi núi hiểm trở, giao thơng đi lại khó khăn, nơi tập chung nhiều bà con đồng bào thiểu số.

Loại rừng chủ yếu bị cháy là: rừng trồng mỡ và sa mộc thuần loài. Đây là lồi cây ln tiền ẩn nguy cơ cháy rừng rất là cao, đặc biệt là vào mùa khô hạn do cây thường rụng lá rất nhiều tạo ra lượng VLC lớn và do chúng được trồng thuần loài nên việc đám cháy mở rộng phạm vi là hết sức nhanh chóng.

4.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng tại địa bàn huyện Mường Khương

Cháy rừng luôn chịu sự tác động của nhiều nhân tố tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố này tới khả năng hình thành và phát triển của các đám cháy rừng lại khơng giống nhau. Vì vậy, trong công tác PCCCR cần hiểu rõ bản chất và mức độ tác động của các yếu tố đó đến quá trình hình thành, phát triển và lan tràn của các đám cháy.

4.4.1. Đặc điểm trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

Thực tế cho thấy đặc điểm cấu trúc rừng có ảnh hưởng rất lớn tới đặc điểm của tiểu khí hậu rừng, từ đó ảnh hưởng tới đặc trưng của VLC như: khối lượng, độ ẩm, thành phần hóa học cũng như sự phân bố của VLC trong rừng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở các lâm phần rừng tự nhiên, rừng cây lá rộng thường xanh có tổ thành lồi đa dạng, kết cấu nhiều tầng tán, độ ẩm VLC trong rừng cao, khối lượng VLC khô ít,… làm cho rừng tự nhiên thường khó cháy hơn rừng trồng. Phần lớn rừng tự nhiên ở địa bàn huyện Mường Khương đã trải qua thời gian khai thác dài, rừng bị tác động nhiều đã làm thay đổi cấu

trúc, kết cấu bị phá vỡ xuất hiện nhiều khoảng trống trong rừng. Rừng tự nhiên ở khu vục nghiên cứu chủ yếu ở trạng thái: IIIa2.

4.4.1.1. Điều tra tầng cây cao của các trạng thái rừng

Thực tế cho thấy, diện tích rừng ở huyện Mường Khương chiếm tỷ lệ lớn bao gồm các trạng thái rừng trồng chủ yêu như: rừng mỡ trồng thuần loài, rừng sa mộc trồng thuần loài. Việc nghiên cứu các trạng thái rừng sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học để đánh giá nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng hiện có ở địa bàn xã. Kết quả điều tra tầng cây cao được tổng hợp ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả điều tra tầng cây cao ở các trạng thái rừng

STT Trạng thái rừng Hvn (m) Hdt (m) ĐTC (%) D1.3 (cm) Dt (m) Mật độ(cây) 1 Rừng mỡ 6 tuổi 9,8 7,1 60 39,3 3,2 1232 2 Rừng sa mộc 5 tuổi 10,5 6,8 55 21,7 2,5 1168 3 Rừng keo 6 tuổi 10,1 7,5 60 25.6 2.4 1120 4 IIIa2 13,5 10,2 50 61,5 6,55 354

Ghi chú: Hvn - chiều cao vút ngọn. Hdt - chiều cao dưới tán. ĐTC - độ tàn che.

D1.3 - Chu vi thân cây ở chiều cao 1.3m.

Dt - đường kính tán.

Qua bảng 4.5 Có sự quan tâm sát sao của chính quyền địa phương cũng như cán bộ kiểm lâm vì vậy nhận thức của người dân về công tác PCCCR cũng như QLBV phát triển các loại rừng rất tốt nên các loại rừng trên địa bàn sinh trưởng tốt, đồng đều ít sâu bệnh. Rừng trồng có chiều cao vút ngọn và đường kính tán lớn, điển hình một số loại cây tiêu biểu đó là rừng mỡ và rừng keo có độ tuổi 6 năm tuổi sinh trưởng tốt, đồng đều, ít sâu bệnh phát triển tốt,

được người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa, dọn thực bì.

4.4.1.2. Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi của các trạng thái rừng

Cây bụi thảm tưởi ở từng loại rừng phát triển tương đối tốt, có khối lượng vật liệu cháy lớn nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, khi cháy rừng tầng cây bụi thảm tươi dễ bén lửa và bùng phát lan tràn đám cháy nhanh, khó kiểm sốt, nhất là các loại cây bụi và thảm tươi dễ cháy như: lau, guột, cỏ lá tre... Kết quả điều tra được ghi ở bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi ở các trạng thái rừng

STT Trạng thái rừng Loài cây H (m) Độ che phủ (%) Sinh trưởng 1 Rừng Mỡ tuổi 6

Guột, cỏ tranh, ba soi, cỏ lá tre, dương

sỉ, 0,4 0,42 Tốt

2 Rừng Sa

mộc tuổi 5 Guột, cỏ tranh, lau, xim, , cỏ lá tre,… 0,85 0,76 Tốt

3 Rừng Keo tuổi 6

Mua, cỏ tranh, tế guột guột, ba soi, ba

gạc, sim, mua, găng… 0,45 45,07 Tốt

4 Rừng tự

nhiên Tre nứa, dương xỉ,ba soi, chuối rừng…. 0,8 74 Tốt

5 IIIa2 dương xỉ, tre nứa, chuối rừng,côm trâu,

4.4.1.3. Điều tra cây tái sinh của các trạng thái rừng

Hình 4.2. cây mỡ tái sinh

Do cấu trúc rừng đã bị phá hủy nên các các loài cây tái sinh phát triển mạnh như: Mỡ, quế, keo... Phần lớn cây tái sinh có chiều cao dưới 1m, một số ít trên 1m. Cây tái sinh cũng là một trong những thành phần của vật liệu cháy, số lượng và khối lượng nhiều cũng có nguy cơ cháy rất cao.

Bảng 4.7: Kết quả điều tra cây tái sinh

STT OTC Trạng thái rừng Mật độ cây tái sinh

Phân cấp chiều cao(m) Chất lượng cây tái

sinh <0,5m 0,5- 1m >1m Tốt Trung bình Xấu 1 Rừng mỡ tái sinh 1232 530 410 292 715 302 215 2 Rừng keo tái sinh 1168 660 302 206 500 425 243 3 Rừng quế tái sinh 1120 438 222 460 608 252 260

4.4.2. Đặc điểm của vật liệu cháy.

Bảng 4.8: Khối lượng VLC ở các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu

STT Trạng thái rừng

Thành phần vật liệu cháy

Khối lượng vật liệu cháy Lần đo 1 Tháng 2 Lần đo 2 Tháng 3 Lần đo 3 Tháng 4 Khối lượng (kg/m2) Độ ẩm (%) Khối lượng (kg/m2) Độ ẩm (%) Khối lượng (kg/m2) Độ ẩm (%) 1 Rừng trồng mỡ Tuổi 6 Guột, cỏ tranh, cỏ lá tre, cành khô, lá rụng, thảm mục… 2,2 54,5 3,1 41,9 1,4 57,1 2 Rừng trồng sa mộc Tuổi 5 Guột, lau, xim, mua, cành khô, lá rụng, thảm mục... 1,8 66,6 2,3 34,7 2 50 3 Rừng trồng keo Tuổi 6 Guột, cành lá khô, dương xỉ, thảm mục… 2 35 1,6 50 1,5 60

Vật liệu cháy bao gồm cành khô lá rụng và các bộ phận của cây, mùn, than bùn, cây bụi thảm tươi, chúng được coi là yếu tố quyết định đến sự phát sinh, phát triển của đám cháy. VLC càng lớn thì nguy cơ cháy càng cao, cường độ cháy càng mạnh và thiệt hại càng lớn.

Nhìn chung, tất cả các sản phẩm hữu cơ có trong rừng đều có thể trở thành VLC khi có đủ oxy, nguồn nhiệt. Kết quả điều tra VLC dưới tán rừng của các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.8.

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện khối lượng và độ ẩm VLC của Rừng trồng mỡ

Qua kết quả về ẩm độ VLC ( cành khô, lá rụng…) ở bảng 4.8 ta thấy ẩm độ VLC cao nhất là 66,6% vào tháng 2 và ẩm độ VLC thấp nhất là 34,7% vào tháng 3, đối chiếu với bảng 3.1 phân cấp khả năng xuất hiện cháy rừng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu một số yếu tố nội tại của các trạng thái rừng tại huyện mường khương, tỉnh lào cai phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng (Trang 33)