Tối ưu hoá bên trong website (SEO On-page)

Một phần của tài liệu Ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường đại học nội vụ hà nội (Trang 27 - 43)

6. Giả thuyết nghiên

1.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả tối ưu hố cơng cụ tìm kiếm

1.2.1 Tối ưu hoá bên trong website (SEO On-page)

1.2.1.1 Kiến trúc website

Kiến trúc tốt cho SEO thường sẽ gồm một trang chủ (Homepage). Trang chủ được định nghĩa là trang xuất hiện đầu tiên khi người dùng gõ tên miền trên thanh tìm kiếm địa chỉ. Một điều cần lưu ý đó là trang chủ là trang có sức mạnh lớn nhất, lượng traffic lớn nhất cũng là trang chủ. Do đó ta nên biết cách tận dụng sức mạnh từ trang chủ bằng cách sẽ tập trung nhiều các bài viết; nhiều liên kết; nhiều sản phẩm; ta trình bày ở trên trang chủ để tận dụng sức mạnh của trang chủ để giúp cho các trang con của chúng ta nó có sức mạnh. Người thiết kế cần tạo ra cho trang chủ nhiều liên kết nội bộ nhất, đưa được ra (show) nhiều bài viết chất lượng, nhiều sản phẩm và dịch vụ tại trang chủ, thì đó là điều rất quan trọng.

Sau trang chủ chính là các danh mục cấp 1, danh mục bài viết hoặc danh mục sản phẩm dịch vụ cấp 1. Trong danh mục cấp 1 lại có các danh mục cấp

2, và trong các danh mục cấp 2 là các bài viết chi tiết, các sản phẩm hay dịch vụ chi tiết. Đó sẽ là những thứ xuất hiện nhiều nhất trên website của chúng ta, để bạn đọc hay người dùng có thể tìm kiếm, lựa chọn được những thơng tin cần thiết, hữu ích đáp ứng NCT.

Hình 1.3: Sơ đồ cấu trúc website tốt cho SEO ((unica.vn/hoc- seo-len-top-cung-chuyen-gia)

Ví dụ: Danh mục cấp 1 là: Hướng dẫn sử dụng, sẽ bao gồm các danh mục cấp 2 là: Tra cứu sách in; Tra cứu tài liệu điện tử; Tra cứu cơ sở dữ liệu điện tử;… Tại đây trong mục “Tra cứu cơ sở dữ liệu điện tử” có thể sẽ là các bài viết về: Tra cứu các cơ sở dữ liệu trong nước và ngồi nước.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, một cấu trúc website tốt cho SEO menu không quá 3 cấp: đó là trang chủ, danh mục cấp 1, danh mục cấp

2. Không nên để menu quá danh mục cấp 3, cấp 4 vì:

- Thứ nhất: mất thời gian của người dùng, đó là theo tâm lý chung người dùng thường thích sự nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng.

- Thứ hai: Spider sẽ khó thu thập nội dung và kết quả, vì cấu trúc website q rườm rà, khơng thân thiện với người dùng.

1.2.1.2 Tối ưu đường dẫn trang web (URL)

13

Điều đầu tiên cần phải chú ý đến đó chính là URL của trang. Trong SEO, việc tạo một URL hấp dẫn, dễ nhớ có tác động rất lớn vào các cơng cụ tìm kiếm và cả với người dùng.

Có hai loại đường dẫn:

- URL động (chưa được tối ưu): không tốt cho SEO, không chuẩn SEO. Khi Spider đi vào những đường dẫn này sẽ khơng hiểu trang web này nói về điều gì, và khơng thể thu thập thơng tin.

VD: http://abc.com/sanpham.php?id=123&catid=10. Đây là dạng URL động vì có cấu trúc tên miền bao gồm các ký tự đặc biệt: ?; =; &.

- URL tĩnh (được tối ưu): rất tốt cho SEO. Đây chính là đường dẫn chuẩn SEO. Bởi đường dẫn này biến những ký tự đặc biệt thành những từ có nghĩa, và khi truy cập vào một bài viết nào, một sản phẩm nào thì đường dẫn đó sẽ là những từ khố xuất hiện ngay trong đường dẫn đó. Do đó người dùng cũng như Spider dễ dàng hiểu được nội dung đường dẫn đề cập cụ thể đến một đối tượng hay nội dung nào đó.

VD: http://abc.com/may-tinh/may-tinh-xach-tay-dell-core-i7.html

Nhìn vào đường dẫn trên chúng ta có thể hiểu ngay nó đề cập tới sản phẩm máy tính xách tay core i7 đang nằm trong một thư mục có tên là may- tinh (rất tường minh) và nằm trong tên miền là abc.com.

Việc tối ưu hoá đường dẫn, hay chính là Sử dụng URL thân thiện trong SEO (Use SEO Friendly URL) là việc rất cần thiết, để giúp cho từ khoá cần SEO được thăng hạng.

1.2.1.3 Cấu trúc HTML

Trong cấu trúc HTML ta cần quan tâm và chú ý đến các thẻ giúp nhấn mạnh nội dung để giúp SE hiểu thơng điệp muốn truyền tải qua trang web đó: <HEAD>

<TITLE> Tên Doanh nghiệp, Tên website, Nội dung chính – Nên ghi tiêu đề là có liên quan đến từ khố quan trọng để SEs dễ sắp xếp lên cao,

14

không quá 60 ký tự (Từ khóa chính đứng đầu, lặp khơng q 2 lần) </TITLE>,

 <META name= “Keywords” content= “Từ khoá, cách nhau giữa các từ khoá là dấu phẩy, Từ khoá bằng tiếng Anh, khơng dài q 100 từ, khơng lặp từ khố 5 lần, Từ khoá nào quan trọng hay ưu tiên thì để trên cùng, thứ tự lần lượt. Nên lặp từ khoá 2 đến 3 lần”>,

 <META name= “Description” content = “Mô tả của website hay nội dung website, viết, ngắn gọn, khơng q 160 ký tự hay 3 dịng, Nên lặp các từ khố vào trong Thẻ mơ tả này để tăng khả năng tra cứu”>

</HEAD>

- H1, H2… H6: là các thẻ tiêu đề (heading), giúp nhấn mạnh thông tin cần thiết. Đảm bảo các tiêu đề được gắn thẻ là H1 và mọi tiêu đề phụ trong bài viết được gắn thẻ là H2, H3, v.v... và các thẻ được phân bổ theo thứ tự logic giảm dần.

- B, STRONG: Nhấn mạnh, - I: In nghiêng,

- U: Gạch chân,

- A: Thẻ liên kết (anchor),

- IMG: Thẻ hình ảnh, Sử dụng caption và alt để hiển thị thơng tin hình ảnh giúp SE tìm kiếm nội dung bức ảnh.

1.2.1.4 Tối ưu về hình ảnh

Ngồi nhu cầu tìm kiếm nội dung các bài viết, người dùng cũng thường quan tâm đến việc sử dụng chức năng tìm kiếm hình ảnh cũng ở SE. Chẳng hạn người dùng đang có nhu cầu xây nhà, hiển nhiên họ sẽ vào Google và tìm kiếm những mẫu hình ảnh nhà phù hợp với kích thước hay mẫu mà họ ưng ý, muốn thiết kế logo thì họ tìm những mẫu giống với thương hiệu họ sở hữu,… Nhìn chung, nhu cầu tìm kiếm về hình ảnh rất cao. Do đó khi làm SEO cũng rất cần chú ý đến việc tối ưu hình ảnh. Vậy làm như thế nào để hình ảnh của

15

một website có thể lên vị trí đứng đầu kết quả tìm kiếm trên Google trong mục tìm kiếm hình ảnh?

- Thứ nhất: Trước khi đưa hình ảnh lên trang web, cần tối ưu về tên của bức ảnh. Tên của hình ảnh cần chứa từ khố cần SEO, nên để khơng có dấu và ngăn cách nhau bởi dấu gạch ngang “-”. Bên cạnh đó cần phải tối ưu kích thước bức ảnh đối với những bức ảnh có dung lượng vài chục hay vài trăm MB. Có thể dùng các phần mềm hay cơng cụ (tool) khác nhau, tuy nhiên đơn giản nhất có thể dùng phần mềm Paint trong Microsoft Windows để giảm kích thước và dung lượng ảnh. Những bức ảnh tối ưu nhất là có dung lượng <100KB, kích thước 500-800px (hình ảnh sẽ khơng bị tràn ra ngồi màn hình), và định dạng khuyên dùng là JPG (vì đây là định dạng cho phép tăng giảm dung lượng ảnh). Việc xử lý ảnh này giúp chúng khi được đăng tải lên trang web thì tốc độ tải trang sẽ rất nhanh.

Hình 1.4: Cách tối ưu tên và kích thước cho ảnh (unica.vn/hoc-seo-len- top-

cung-chuyen-gia)

- Thứ hai là sử dụng thẻ hình ảnh <img>:

Trong thẻ <img> có hai thuộc tính rất quan trọng đó là Alt ảnh và Title

ảnh. Người làm SEO nên đặt từ khoá cần SEO vào trong hai thuộc tính trên.

Trong hai thuộc tính này khơng cần phải viết liền nhau, có thể viết tiếng Việt có dấu hoặc khơng có dấu, viết cách ra bình thường nhưng phải liên quan đến từ khố cần SEO.

Hình 1.5: Tối ưu thuộc tính Alt ảnh và Title ảnh (unica.vn/hoc- seo-len-top-cung-chuyen-gia)

Một trang web sẽ có rất nhiều bức ảnh khác nhau, phục vụ nhu cầu và mục đích mà chúng ta đăng tải lên hệ thống. Do đó mỗi bức ảnh phải có một thuộc tính Alt ảnh và Title ảnh khác nhau.

1.2.1.5 Tối ưu mật độ từ khoá (Keywords Density)

Tối ưu mật độ từ khóa (keywords density) là một vấn đề khá quan trọng trong SEO Copywriting (Kỹ thuật SEO). Việc bố trí mật độ từ khóa phù hợp sẽ giúp website có thứ hạng cao trên SERP (SE Results Page - trang kết quả tìm kiếm). Vì thế SEOer cần nắm rõ khi Copywriting.

Mật độ từ khóa chính là tỉ lệ phần trăm giữa số lần xuất hiện từ hay cụm từ khóa so với tổng số từ hiển trị trong trang web. Dựa vào mật độ từ khóa, các Spider sẽ căn cứ vào số liệu này để đánh giá trang website đang cung cấp nội dung liên quan đến nội dung hay chủ đề gì, đồng thời nó cũng giúp các Spider xác định đúng từ khóa cho landing-page của mình.

Theo ý kiến của nhiều SEOer trên thế giới mật độ từ khóa thơng thường khoảng 1-3% và bên cạnh đó Google sẽ khơng trả lời chính xác về vấn đề này, mà chỉ khuyến cáo với rằng mật độ từ khóa thích hợp nên thấp hơn 05% [7]. Thực tế không nhất thiết phải cố gắng gia tăng tỉ lệ này bằng cách nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing) để làm gia tăng mật độ từ khóa vì các Spider đủ thơng minh để nhận ra điều này và trang web đó có khả năng bị "trừng phạt" (google penalty). Các cơng cụ tìm kiếm có nhiệm vụ kết nối người dùng với nội dung phù hợp, đáp ứng mục đích tìm kiếm của họ, điều đó có nghĩa là

17

SE sử dụng các thuật tốn để tìm ra những nội dung thơng tin chất lượng cao. Khi nội dung không được viết hướng tới người sử dụng, mà thay vào đó người quản trị lại lợi dụng thuật toán của SE để tạo ra mật độ từ khố dày đặc với mục đích để cho chúng có được vị trí cao trong các kết quả tìm kiếm và điều này được Google cho rằng đó là spam và nội dung đó khơng có chất lượng, khơng phục vụ nhu cầu của khách truy cập trang web [14].

Do đó, nhồi nhét từ khóa được coi là một suy nghĩ tiêu cực đi ngược lại các thực tiễn tốt nhất về SEO.

1.2.1.6 Tối ưu nội dung website

Tối ưu hóa nội dung ln là điều bắt buộc mà ta phải làm trong SEO. Việc tối ưu hóa nội dung có thể làm sau khi đã có một nội dung cụ thể hoặc tối ưu ngay trong lúc viết nội dung mới. Vậy tại sao cần phải tối ưu hóa nội dung?

Tối ưu hóa nội dung của chúng ta để có được thứ hạng cao hơn. Nội dung của trang web là rất quan trọng cho các cơng cụ tìm kiếm, khi chúng xem xét sự liên quan và tầm quan trọng của trang web dựa trên các thẻ meta và nội dung liên quan đến các từ khóa quan trọng. Dưới đây là một vài cách để tối ưu hoá nội dung:

Trong văn bản nên bao gồm các từ khóa

Khi ta muốn tối ưu cho một từ khóa nào đó chúng ta nên chắc chắn rằng tất cả những từ khóa mà chúng ta đã bao gồm trong các thẻ meta của mình và bao gồm trong các văn bản trên trang web.

Hãy cố gắng duy trì mật độ 05-10% của các từ khóa trong văn bản

Nên chắc chắn rằng khoảng 05% đến 10% văn bản của chúng ta là từ khóa. Hãy cẩn thận trong việc trải từ khóa trong nội dung bởi vì nếu ta phân bổ từ khố q dày đặc thì có thể sẽ bị Google phạt. Lưu ý rằng nên đưa các từ khoá quan trọng nhất vào đầu của trang điều này có thể sẽ giúp cho Google Spider quan tâm tới từ khóa của chúng ta nhiều hơn.

Định dạng của văn bản

Các định dạng trong văn bản như in đậm, in nghiêng, … rất quan trọng để hiển thị cho các công cụ tìm kiếm cũng như người dùng thấy rằng đó là những từ quan trọng. Vì vậy, nếu có thể bơi đậm các từ khố trong văn bản, chúng sẽ được coi là quan trọng hơn các từ khác và do đó văn bản của chúng ta sẽ trở nên phù hợp hơn với các từ khóa này.

Thường xuyên cập nhật nội dung liên quan đến trang web

Chúng ta cần thường xuyên thêm nội dung liên quan đến trang web của mình. Cách này giúp chúng ta mời Google Spider truy cập vào trang web của mình thường xuyên hơn và vì vậy chúng ta cũng có thêm nhiều cơ hội để tăng hạng hơn.

Ngồi ra, một yếu tố xếp hạng SEO quan trọng cần phải biết là nội dung trùng lặp. Đó là trùng nội dung trên cùng website hoặc nội dung có ý giống nhau. Những nội dung đó gây nên sự nhàm chán và mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm của người tìm kiếm. Hơn nữa trùng lặp nội dung làm nhiễu thông tin của người tìm kiếm, khơng đem lại thơng tin đa chiều và hữu ích. Vì vậy, đối với SEO nội dung nguyên bản, mới mẻ luôn tốt nhất.

Bốn công việc trên là những công việc mà các SEOer hay người quản trị website cần phải làm, để đẩy thứ hạng của website mình trên bảng tìm kiếm của Google. Chỉ khi làm tốt được việc tối ưu hóa nội dung, từ khóa của chúng ta mới có vị trí cao và ổn định trên SERP.

1.2.1.7 Xây dựng Sitemap cho trang web

Website có sitemap rõ ràng, khoa học được đánh giá tốt hơn trên các cơng cụ tìm kiếm. Mỗi website đều cần có các site map để giúp cho Spider thu thập những dữ liệu từ chúng một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Có hai loại sitemap:

- Thứ nhất là loại thủ công:

Đây là loại mà người quản trị trang web có thể tự tạo được bằng các cơng cụ hỗ trợ, đó là các website hỗ trợ tạo ra các sitemap. Nhược điểm của

19

phương pháp này là không tự cập nhật tự động lên sever các nội dung, bài viết mới, các trang website mới khi được chúng ta thêm vào.

- Thứ hai là loại tự động (tối ưu hơn):

Cách này được các đơn vị thiết kế website chuẩn SEO hoặc các nhà lập trình tạo ra, tự thiết lập các site map một cách tự động. Cụ thể khi ta tiến hành loại bỏ những trang web cũ, thay vào đó là thêm những trang mới thì các site map cũng tự động được sinh ra theo những nội dung mà ta mới cập nhật vào website của mình. Do đó đây là phương pháp được xem là tối ưu nhất cho website cũng như chuẩn SEO.

Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể website của chúng ta nhỏ hơn 500 trang thì có thể sử dụng phương pháp thủ công. Công cụ được đề xuất hỗ trợ cho phương pháp này là website: xml-sitemap.com. Tốc độ tạo ra site map có nhanh hay khơng phụ thuộc vào trang web của chúng ta có nhiều trang web con hay không.

1.2.1.8 Tối ưu liên kết trỏ ra bên ngoài (External link)

External Links (hay là Outbound Link) là những liên kết trên website của mình trỏ đến những trang web khác trên Internet.

Việc sử dụng liên kết ngồi để cung cấp thêm thơng tin tham khảo cho người dùng là cực kì quan trọng. Điều đó cho thấy, website mà ta đang cung cấp thông tin đáng tin cậy và cũng đồng nghĩa với việc Google cho rằng nếu website đó có nhiều liên kết trỏ từ các website khác thì nghĩa là bạn có nội dung có chất lượng, được nhiều người quan tâm và từ đó Google sẽ quyết định tăng thứ hạng cho bạn.

Một trang web có thơng tin đáng tin cậy là một trang mà độc giả sẽ muốn quay lại để có thêm thơng tin hữu ích nữa trong tương lai. Ví dụ điển hình, ngay cả những nhà khoa học ưu tú cũng phải trích dẫn các bài báo cáo uy tín từ nguồn khác trên chính tác phẩm nghiên cứu của họ. Do vậy, với những external links này, ta có thể cho độc giả thấy rằng: Bạn đã thực hiện nghiên

20

cứu chuyên sâu về chủ đề bài viết và thực sự cung cấp đa dạng các nguồn

Một phần của tài liệu Ứng dụng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web thư viện trường đại học nội vụ hà nội (Trang 27 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w