6. Giả thuyết nghiên
3.2 Nhóm giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng hiệu quả cơng cụ tìm kiếm
3.2.1 Giải pháp tối ưu hoá bên trong website thư viện
3.2.1.1 Kiến trúc website
Trong kỉ nguyên Internet thì website thư viện đã và đang trở thành nơi để bạn đọc (người sử dụng dịch vụ) và thư viện (người cung cấp dịch vụ) gặp nhau tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, với vai trị của website quan trọng như vậy, việc xây dựng và thiết kế một website phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng và cần được thực thiện một cách có hệ thống.
Nhiệm vụ trên chính là vấn đề cần giải quyết đối với trang web tra cứu tài liệu trên bộ sưu tập số DSpace có địa chỉ: 113.190.240.60:8080/phamquangquyen. Cụ thể các vấn đề về thiết kế cần được bộ phận kỹ thuật tinh chỉnh lại sao cho hợp lý, đó là:
- Khi bạn đọc truy cập vào website của thư viện, vị trí dễ nhìn và trung tâm của website phải là thanh tìm kiếm thơng tin, tiếp đến là các bộ sưu tập chính trong thư viện, các đề mục chủ đề mà từ đó người dùng có thể truy cập đến các nguồn tài liệu có trong thư viện, các dịch vụ mà thư viện cung cấp (mượn tài liệu, gia hạn mượn tài liệu,...); các thông tin hỗ trợ cần thiết; các liên kết ngoài như: nguồn tư liệu mở, nguồn tài nguyên giáo dục truy cập mở liên quan hỗ trợ cho sinh viên, giảng viên và cán bộ trong trường tìm hiểu và
72
nghiên cứu thêm một cách chuyên sâu. Các đề mục chủ đề; các dịch vụ và các thông tin hỗ trợ sẽ được bố trí một bên và các bộ sưu tập sẽ được bố trí sang một bên để người dùng có thể dễ dàng nhận biết các nội dung và khơng bỏ sót những thơng tin cần thiết nào.
- Cần đưa ra các gợi ý từ khoá liên quan với nội dung mà người dùng gõ từ khố tìm kiếm trên thanh tìm kiếm trên cơ sở người quản trị xây dựng danh sách từ khố. Điều này khơng chỉ giúp người dùng biết thêm nhiều cách tra cứu về cùng một nội dung đó mà các kết quả trả về cịn cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan cho NDT, hạn chế các kết quả khơng liên quan đến từ khố chủ đề đó. Ví dụ: từ khố “biên mục mơ tả” cần có thêm các từ khố gợi ý như: biên mục mô tả hướng dẫn; biên mục mô tả kỹ năng,…
- Để trả lại đúng chức năng và nhiệm vụ của hai mục Tin tức và Liên kết, người quản trị trang web nên tích hợp hai mục đó vào phần Trang chủ (theo hình 10). Đưa thật nhiều tin tức và bài viết liên quan và hoạt động của thư viện và trường ĐHNVHN. Cùng với đó là nên thay thế hai danh mục cấp 1 đó có thể là: Giới thiệu (Chức năng nhiệm vụ; tên gọi; những hợp tác của thư viện;…); Sử dụng (Quy định giờ phục vụ; nội quy thư viện; Hướng dẫn sử dụng và cài đặt một số phần mềm; hướng dẫn tìm kiếm tài liệu…).
- Khoảng cách giữa các khu vực (thẻ <div>) trong bố trí website (layout website) cần được điều chỉnh để không chiếm nhiều không gian trang chủ, thân thiện với người sử dụng.
- Có chia sẻ link các bài viết trên mạng xã hội:
Mỗi lượt chia sẻ bài viết lên mạng xã hội như Facebook, Gmail, Pinterest không chỉ tăng nhận diện thương hiệu mà còn giúp kéo lưu lượng truy cập (traffic) về website, giúp truyền thông một cách tự nhiên nhất.
- Không nên sử dụng phông chữ (font) quá nhỏ, tránh tình trạng lỗi font. - Khơng viết các bài viết tin tức quá ngắn, ít nhất là 500 từ.
3.2.1.2 Từ khoá
73
Giải pháp đối với việc tạo lập danh sách các từ khố đó là: +Theo chủ đề nội dung tài liệu
+Theo tiêu đề tài liệu +Theo tên tác giả +Các từ khoá gợi ý
Bằng cách phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên tại trường với câu hỏi:
“Theo bạn các danh sách từ khố chủ đề, từ khố chính trong tiêu đề các tài liệu có giúp ích cho bạn khơng?” thì phần lớn câu trả lời nhận được là: “Có, dễ tìm kiếm tài liệu. Tập hợp nhiều tài liệu có cùng chủ đề trong một nhóm từ khố”. Đặc biệt trong việc lập từ khoá gợi ý chúng ta vẫn tuân theo nguyên
tắc đặt từ khoá đã đề cập tại Chương 1 là từ khoá phải được đặt ở bên trái và các thành phần bổ sung đặt ở bên phải.
3.2.1.3 URL Tránh:
- Sử dụng các URL dài dòng với các tham số và các ID phiên không cần thiết
- Định dạng của URL nên để là "tĩnh".
- Khơng sử dụng URL chung chung như hình 2.9 mà nên là:
http://113.190.240.60:8080/phamquangquyen/don-vi-suu-tap-so/khoa-quan- ly-xa-hoi.
- Khơng nhồi nhét từ khóa trong URL - Có cấu trúc lớp thư mục con sâu như: ".../tintuc2/tintuc3/tintuc4/tintuc5/page.php".
- Sử dụng tên thư mục không liên quan đến nội dung trong thư mục đó - Sử dụng cách viết hoa URL kỳ quặc (nhiều người dùng mong đợi các URL được viết thường và nhớ chúng tốt hơn)
3.2.1.4 Liên kết nội bộ (Internal link)
- Đối với trang web thư viện số
Thông qua khảo sát trang web TV điện tử của trường đại học RMIT, họ 74
rất chú trọng tạo các liên kết nội bộ từ nguồn tài liệu số của mình bằng cách tạo ra các thơng tin chỉ dẫn hữu ích cho sinh viên. Đây có thể xem là phương pháp lấy người dùng làm trung tâm trong việc sử dụng dịch vụ của TV, đó chính là “Chỉ dẫn tìm tài liệu mơn học” (Libarary Subject Guides) và mục này được tích hợp tại ngay trang chủ tại phần bộ sưu tập số của trang tìm kiếm tài liệu số của trường RMIT.
Tại mục “Chỉ dẫn tìm tài liệu mơn học” Thư viện đưa ra các chỉ dẫn để sinh viên và giảng viên có thể tìm tới các CSDL hữu ích cho mơn học.
Ví dụ: Sinh viên ngành Khoa học thư viện cần tìm tài liệu cho mơn học “Thư
viện học”. Người dùng sẽ chọn “Thông tin - Thư viện” trong Library Subject Guides, sau đó chọn “Thư viện” và kết quả nhận được sẽ là chỉ dẫn đến các CSDL liên quan đến thư viện học: như giáo trình, đề cương, bài tập, chủ đề nghiên cứu,...
Ngồi ra, việc tìm tin thơng thường trên ơ tìm kiếm tại website TV cũng có thể giúp người dùng tìm được hướng dẫn đến Library Subject Guides để có được kết quả tìm phù hợp nhất.
Ví dụ thực tế: Với từ khố “Marketing”, khi search tài liệu với từ khóa,
trong phần kết quả tìm, ngồi việc hiển thị kết quả tìm gồm 11.721.055 tài liệu, phần đầu của kết quả tìm đưa ra chỉ dẫn cho môn học marketing (Library Guide: Marketing Subject Guide - ơ đỏ hình 3.1), đây là hướng dẫn tìm kiếm cung cấp cho người tìm những chỉ dẫn có thể cần thiết trong việc tìm kiếm thơng tin về marketing, nghiên cứu thị trường, quảng cáo và bán hàng.
75
Hình 3.1: Chỉ dẫn môn học Marketing tại trường đại học RMIT (https://www.rmit.edu.au/library)
Khi người dùng click vào đó, họ sẽ được kết nối với chủ đề “Marketing” trong Library Subject Guides, và từ đó có kết nối với từng vấn đề cụ thể liên quan đến chủ đề “Marketing” mà họ đang cần tìm và được gợi ý với từng CSDL tương ứng (hình dưới) như: Passport - cung cấp các thông tin nghiên cứu thị trường về các quốc gia, người tiêu dùng và các ngành cơng nghiệp trên tồn thế giới; IBISWorld – cung cấp các báo cáo về phân tích chi tiết về các ngành kinh tế của Australia, bao gồm các số liệu thống kê chính, quy mơ thị trường, phân khúc ngành, thành viên tham gia và triển vọng trong vòng 5 năm; MarketLine – là CSDL hàng đầu về nghiên cứu thị trường toàn cầu, hồ sơ của các cơng ty, ngành…
76
Hình 3.2: Chỉ dẫn mơn học Marketing tại trường đại học RMIT (http://rmit.libguides.com/marketing)
Đây chính là giải pháp cho việc tận dụng và khai thác nguồn tài liệu số của thư viện cũng như các liên kết ngoài một cách triệt để cho việc hỗ trợ nghiên cứu học tập, giảng dạy của NDT tại trường ĐHNVHN. Do đó, TV hồn tồn có thể nghiên cứu, triển khai và áp dụng giải pháp này.
- Đối với website thư viện điện tử
Các tags bài viết; bài viết khác; bài viết cùng chuyên mục là một cách tạo liên kết nội bộ một cách rất hiệu quả. Do đó việc bổ sung các yếu tố trên trong một trang web là điều cần thiết. Vai trò của các yếu tố thể hiện ở việc chúng tạo ra một nhóm các nội dung có cùng nội dung, chủ đề với nhau và tạo thành các gợi ý cho người xem, bổ sung thêm thơng tin cho chính nội dung mà người dùng đang xem hoặc tìm kiếm.
3.2.1.5 Liên kết trỏ ra bên ngoài (External link)
Bên cạnh việc tối ưu nội dung website TV nhằm giúp NDT khai thác tối đa nguồn lực thơng tin của TV thì việc giới thiệu các địa chị nguồn tài liệu chất lượng; kênh thơng tin chất lượng và uy tín cịn tạo cho người sử dụng có
77
sự ấn tượng, cái nhìn tốt về cách phục vụ của website TV, hơn những thế còn được Google đánh giá cao website của chúng ta thơng qua tiêu chí đánh giá điểm chất lượng tên miền (Domain Rating) và đánh giá điểm chất lượng trang (URL Rating).
- Google Scholar: Là một cơng cụ để tìm kiếm luận án, sách, bản tóm tắt
và bài viết tồn văn của các nhà nghiên cứu, giới chuyên môn của các trường đại học, các tổ chức và nhà xuất bản học thuật. Đối với một số dự liệu miễn phí, người dùng có thể tải về mà khơng cần dùng bất cứ tài khoản nào mới có thể tải về. TV có thể tạo liên kết với địa chi: https://scholar.google.com.vn/ từ website của thư viện trường để người dùng có thêm lựa chọn tìm kiếm nguồn thơng tin học thuật đáng tin cậy này.
- Nguồn tài nguyên giáo dục truy cập mở (Free Educational Resources)
Đây là địa chỉ cung cấp nguồn tài liệu hữu ích, được xuất bản dưới dạng truy cập mở bởi các trường đại học danh tiếng trên thế giới nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập tại các trường đại học Việt Nam. Website TV trường ĐHNVHN có thể tạo liên kết trỏ đến nguồn tài liệu này thông qua địa chỉ: http://rmit.libguides.com/c.php?g=650824 (hiện đang được triển khai trên hệ thống của trường Đại học RMIT).
Tại sao phải sử dụng nguồn tài nguyên giáo dục truy cập mở?
- Đối với giáo viên, nguồn tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) có thể giúp tăng cường nội dung và đa dạng hóa nguồn tài liệu đang được sử dụng trong khóa học. Đồng thời, nó giúp tiết kiệm chi phí mua sách giáo khoa (SGK) đắt tiền.
- Đối với sinh viên, nguồn TNGDM tạo điều kiện cho họ có cơ hội tiếp cận được mơi trường học tập số hóa đa dạng gồm SGK mở, tư liệu hình ảnh mở, khóa học mở và các cơng cụ tự đánh giá. Người học có thể thu được nhiều lợi ích từ việc sử dụng nguồn TNGDM bởi vì:
78
Đây là nguồn tài nguyên học tập có chất lượng cao và dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa.
Cơ hội kiểm nghiệm/ứng dụng kiến thức đã học trên phạm vi rộng hơn
giới hạn của khóa học.
Hỗ trợ tự học, tự nghiên cứu cũng như các hình thức học nhóm, cộng tác với nhau.
Ngồi ra, nguồn TNGDM cịn hỗ trợ người học có cơ hội sử dụng tài liệu học tập với chi phí thấp và khả năng truy cập linh hoạt (mọi nơi, mọi lúc), nhờ vậy, họ có thể tự học tại nhà. Đồng thời, người học có thể phát triển nhiều kĩ năng quan trọng trong mơi trường học tập số như tìm kiếm, sử dụng, chỉnh sửa, tự tạo ra các tài liệu, quảng bá, kết nối... nguồn TNGDM đến cộng
đồng rộng lớn hơn.