Giá trị tài liệu

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 01 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

2.2 Thành phần, nội dung, khối lượng Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ

2.2.3 Giá trị tài liệu

Khối lượng, thành phần, nội dung của TLLT đang bảo quản tại Kho LTLS tỉnh Thừa Thiên Huế phản ánh các mặt của đời sống, xã hội của tỉnh Bình Trị Thiên (từ năm 1975 – 1989) và của tỉnh Thừa Thiên Huế (từ 1989 đến nay). Những tài liệu này có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, ... của tỉnh.

Ý nghĩa về quản lý lãnh thổ: Dựa vào những thông tin trong khối

tài liệu,

các chuyên viên nghiên cứu, làm công tác tổng hợp sẽ tạo ra các sản phẩm thơng tin mang tính chính trị cao, phù hợp với tiêu chí, điều kiện lịch sử của tỉnh.

Tài liệu lưu trữ là cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy phục vụ công tác bảo đảm trật tự trị an tại địa phương, làm cơ sở cho các cơ quan giải quyết các chế độ chính sách cho cơng chức, viên chức và người có cơng; những đối tượng xã hội có liên quan như: hồ sơ liệt sỹ, thương binh, hồ sơ cán bộ đi B, hồ sơ khen thưởng Huân chương, Huy chương,… Có thể thấy, TLLT đang bảo quản tại LTLS tỉnh Thừa Thiên Huế có giá trị to lớn về mặt quản lý lãnh thổ nhằm giúp cơ quan quản lý tại tỉnh đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.

Ý nghĩa lịch sử: TLLT tại Trung tâm LTLS là tài liệu phản ánh toàn bộ các

hoạt động của: UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, HĐND tỉnh trải qua nhiều giai đoạn lịch sử tới nay. Bên cạnh những giá trị về mặt thực tiễn là những giá trị quan trọng về lịch sử, như: Phục vụ các nhà khoa học nghiên cứu lịch sử các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … của tỉnh Thừa Thiên Huế, chứa đựng trong các tài liệu về quy hoạch, kế hoạch, thống kê, đầu tư hàng năm của tỉnh

Góp phần giáo dục truyền thống cho và lịch sử cho học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp cận nguồn sử liệu quý giá của địa phương, thể hiện trong các tài

liệu về các hoạt động của Lãnh đạo tỉnh qua các kỳ Đại hội (báo cáo, trả lời chất vấn Quốc hội,…) hay tài liệu về lịch sử hình thành các cơ quan, tổ chức của tỉnh, các cuộc vận động lớn thực hiện Nghị quyết của Đảng, …

Ý nghĩa về kinh tế: Tài liệu lưu trữ tại LTLS tỉnh có giá trị mọi mặt

trong

đó bao gồm giá trị kinh tế: Phục vụ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế địa phương (du lịch, công nghiệp): Trong thành phần các phông lưu trữ bảo quản tại LTLS tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều tài liệu phản ánh về lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là những tài liệu về quản lý kinh tế, các tổ chức kinh tế ở địa phương. Sử dụng các TLLT này sẽ giúp cho việc xây dựng và hoạch địch các kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn của tỉnh được hoàn chỉnh và phù hợp với thực tế. Từ đó làm cơ sở để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo từng vùng, địa hình hướng tới mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế là thành phố trực thuộc Trung ương.

Ý nghĩa về văn hóa– xã hội: Thơng tin trong TLLT được khai

thác, sử

dụng góp phần phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong các TLLT được bảo quản tại LTLS tỉnh Thừa Thiên Huế có nhóm tài liệu có nhóm TLLT phản ánh chương trình, chính sách của Đảng đối với vùng dân tộc thiểu số. Vì vậy, việc nghiên cứu, sử dụng TLLT ở đây sẽ giúp cho các cơ quan chun mơn xây dựng các chương trình, chính sách phù hợp đối với từng nhóm dân tộc, từng vùng miền văn hóa. Trong q trình bảo tồn di sản, khơi phục, tơn tạo di tích lịch sử, việc sử dụng TLLT đang bảo quản tại LTLS tỉnh có thể giúp các cơ quan chuyên môn, các nhà nghiên cứu lịch sử hoạt động văn hóa, hoạt động của các tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, cách ăn mặc, nhà cửa, … qua các thời kỳ khác nhau và trùng tu, phục chế các cơng trình văn hóa vật thể của địa phương.

Ý nghĩa khoa học:Các thơng tin chứa đựng trong TLLT sẽ giúp

ích cho

việc đánh giá và tổng kết trong lĩnh vực khoa học- kỹ thuật của tỉnh. Từ đó xây dựng nên các chính sách phát triển và là căn cứ để rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng về sau. Thơng qua các tập tài liệu sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm

để phục vụ cho quá trình hoạt động nghiên cứu đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể, được thể hiện trong các tập tài liệu về dự án các công trình giao thơng trọng điểm của tỉnh. Vì đây là những tài liệu chứa đựng nhiều thơng tin có giá trị về mặt khoa học kỹ thuật, việc khai thác, sử dụng tài liệu này có ý nghĩa quan trọng trong việc sửa chữa, tu bổ, bảo trì các cơng trình, hoặc nghiên cứu, kế thừa kinh nghiệm sản xuất nhờ dựa trên những bản vẽ, những sơ đồ của các cơng trình trước đó.

2.3 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ phục vụ cơng tác phát huy giá trị tàiliệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w