Đa dạng hóa các hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 75)

CHƯƠNG 01 : CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát huy giá trị TLLT tại Trung tâm

3.2.5 Đa dạng hóa các hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Thứ nhất, Đổi mới hình thức phục vụ tại Phịng đọc:

Hiện nay, hình thức phục vụ tại Phịng đọc củaTrung tâm vẫn là hình thức truyền thống, nghĩa là độc giả có nhu cầu khai thác tài liệu thì phải đến trực tiếp

Phịng đọc mới có thể tiếp cận được với tài liệu. Điều này sẽ là khó khăn đối với những người ở xa, già yếu, khơng bố trí được thời gian…Vì vậy, giải pháp áp dụng một số hình thức khai thác sử dụng mới như: khai thác TLLT qua mạng nội bộ (mạng LAN) và mạng toàn cầu (Internet), xây dựng mơ hình “Phịng đọc trực tuyến”. Nó sẽ giúp giảm bớt các chi phí đầu tư cho cơ sở vật chất; tinh giảm các thủ tục khai thác sử dụng TLLT và chi phí cho độc giả. Là hình thức khơng cần phải mở rộng diện tích phịng đọc mà cũng có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu về giá trị TLLT, nội dung, thành phần tài liệu đang được bảo quản tại đây. Như vậy, sẽ giúp cho việc quản lý TLLT được tốt hơn, tránh được tình trạng xuống cấp, hư hỏng đối với tài liệu do tiếp xúc trực tiếp quá nhiều và đồng thời trung tâm có thể cơng khai, minh bạch về thủ tục, giấy tờ trong quá trình khai thác và sử dụng tài liệu.

Thứ hai, giới thiệu TLLT qua phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội:

Đa dạng hóa các hình thức cung cấp TLLT là không chỉ dừng lại ở việc cung cấp trực tiếp các bản sao, bản chứng thực tài liệu mà trung tâm nên mở rộng các hình thức sản phẩm dịch vụ đáp ứng theo nhu cầu của độc giả. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu của con người càng lúc càng nâng cao đòi hỏi trung tâm cần phải mở rộng các loại hình về sản phẩm đặc biệt là các dịch vụ lưu trữ, như: Triển khai xây dựng các bộ phim ngắn, các ấn phẩm văn hóa có giá trị từ các TLLT nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về số lượng, thành phần, nội dung, giá trị của của những TLLT được bảo quản tại Kho LTLS trên các phương tiện thơng tin đại chúng như các Đài truyền hình, Đài phát thanh, các báo, tạp chí… để con đường mà TLLT đến với người dân là ngắn nhất có thể. Tham khảo cách làm của các LTQG, LTLS các tỉnh như: Tổ chức các hình thức trưng bày, triển lãm hay ứng dựng quảng bá tài liệu trên trang thông tin điện tử, …, để lựa chọn cách làm phù hợp với TLLT tại Trung tâm.

Bên cạnh các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu hiện có,Trung tâm cần xây dựng một hệ thống Website, trang Facebook và Youtube của Trung tâm. Đây là các trang mạng xã hội phổ biến và có lượng người dùng lớn.. tạo điều kiện cho các độc giả có nhu cầu tìm hiểu tài liệu nhưng gặp khó khăn về khoảng cách địa lý, thời gian khơng thể trực tiếp đến khai thác tại phịng đọc có thể khai thác đầy đủ về các tài liệu thơng qua hình thức trực tuyến. Đây cũng là một hình thức quảng bá, tuyên truyền, phổ biến về giá trị, nội dung và thành phần tài liệu đang được bảo quản tại Trung tâm, Trung tâm có thể tiến hành thu phí sử dụng tài liệu qua các hình thức này để tạo ra nguồn lợi cho Trung tâm.

Thứ ba, Xuất bản ấn phẩm, bài viết.

Trung tâm cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan xuất bản các ấn phẩm nhằm phát huy giá trị tài liệu, giới thiệu, quảng bá nguồn tài liệu đang được bảo quản tại Trung tâm đến đông đảo quần chúng, đặc biệt là những đối tượng có nhu cầu tìm hiểu, khai thác các thơng tin từ các tài liệu của Trung tâm. Việc xuất bản ấn phẩm cịn tạo ra nguồn lợi nhuận khơng nhỏ cho trung tâm, là nguồn động viên khích lệ tinh thần cho chính các cán bộ, nhân viên của Trung tâm.

Thứ tư, giải pháp đối với công tác tổ chức triển lãm

Trong thời gian xây dựng trụ sở làm việc mới, Trung tâm nên có các biện pháp để có thể chủ động tổ chức các triển lãm phù hợp: như thuê, mượn các địa điểm để tổ chức triển lãm như các trung tâm hội nghị, bảo tàng, các di tích lịch sử trên địa bàn,…

Thứ năm, tăng cường xây dựng các phim tư liệu, phóng sự liên quan đến nội dung của TLLT đang được bảo quản tại trung tâm:

Bên cạnh những hình thức phát huy giá trị TLLT truyền thống, trung tâm nên xây dựng các hình thức giới thiệu TLLT hiện đại, phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay. Trung tâm cần tiếp tục phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế, Đài Truyền hình Việt Nam khu vực miền

Trung (TRT, VTV8) và một số hãng phim xây dựng những bộ phim tư liệu, phóng sự về TLLT có liên quan đến các chủ đề phù hợp, có liên quan đến nội dung của để phát vào những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của thành phố, của đất nước (ngày giải phóng quê hươngThừa Thiên Huế, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày thương binh liệt sĩ…).

Ngoài ra, trung tâm cần tiến hành hợp tác với các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và các Trung tâm Lưu trữ lịch sử của các tỉnh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác phát huy giá trị TLLT nhằm nâng cao hiệu quả công tác này.

Tiểu kết chương 3:

TLLT đang được bảo quản tại trung tâm LTLS tỉnh Thừa Thiên Huế có nội dung, thành phần khá phong phú, đa dạng. Đây sẽ vừa là thách thức, đồng thời mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành lưu trữ của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Tuy nhiên, từ trước tới nay, việc phát huy giá trị TLLT bảo quản tại trung tâm còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của TLLT. Trước sức ép này của xã hội, đòi hỏi Trung tâm LTLS tỉnh Thừa Thiên Huế bắt buộc phải một sự thay đổi mang tính tồn diện trong hoạt động PHGT LTLT nói riêng và các hoạt động lưu trữ khác nói chung. Trong đề tài, em đã đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện và nâng cao chất lượng công tác phát huy giá trị tài liệu tại trung tâm.

KẾT LUẬN

Có thể khắng định rằng: Tài liệu lưu trữ là một di sản có giá trị quan trọng đối với đất nước, cung cấp thông tin trên nhiều lĩnh vực, phục vụ cho nhu cầu chính đáng của nhân dân. Các thơng tin chứa đựng trong TLLT có mức độ tin cậy cao. Vì thế ngồi u cầu phải bảo quản an toàn tài liệu theo đúng quy định của nhà nước thì việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ ngày càng được đòi hỏi cao hơn nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.

Phát huy giá trị TLLT là một cơng tác có tính khoa học cao, địi hỏi nắm rõ khái niệm, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của công tác này tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế. Để thực hiện tốt công tác này cần phối hợp giữa lý luận và thực tiễn về công tác phát huy giá trị tài liệucũng như sự quan tâm, học hỏi và trau dồi nhưng kinh nghiệm quý báu từ các trung tâm lưu trữ trong nước và thế giới.

Công tác phát huy giá trị tài liệu tại trung tâm thời gian qua đã được quan tâm chú trọng.Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát huy giá trị tài liệu tại trung tâm vẫn còn nhiều hạn chế cần được quan tâm khắc phục. Do đó trung tâm cần có những biện pháp đồng bộ nhằm khắc phục và hồn thiện hơn cơng tác này. Trong đó, việc phối hợp thực hiện giữa các biện pháp của các hình thức truyền thống và các biện pháp áp dụng công nghệ thông tin hiện đại là yêu cầu cấp bách mà trung tâm phải thực hiện. Đây chính là yếu tố cơ bản để thu hút độc giả từ đó cơng tác phát huy giá trị tài lưu trữ mới có thể đạt được hiệu quả cao.

Để tổ chức thực hiện tốt công tác này cần có sự chỉ đạo của các cấp ban, ngành và các cán bộ có kinh nghiệm trong cơng tác phát huy giá trị tài liệu. Mặc dù, những giải pháp mà em đưa ra chưa đầy đủ và toàn diện để giải quyết hết các vấn đề đang đặt ra tại trung tâm, tuy nhiên em tin rằng với những kiến nghị mang tính gợi mở sẽ là cơ sở có thể giúp lãnh đạo và cán bộ có thể tham khảo nhằm thực hiện công tác phát huy giá trị tài liệu tại trung tâm có được các kết quả cao hơn trong thời gian tới.

Với thời gian cũng như giới hạn về trình độ nên đề tài khóa luận này chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Do vậy, em rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá từ Thầy, Cơ. Ngồi ra, để tiếp tục hồn thiện cơng tác phát huy giá trị tài liệu nói chung và tại trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, vấn đề này cần có thêm nhiều hơn nữa các cơng trình nghiên cứu của các học giả khác ở quy mô lớn hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2011) Luật số: 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011

Luật lưu trữ.

2. Quốc hội (2012) Luật số: 19/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 Luật Xuất bản.

3. TS. Chu Thị Hậu (2016), Giáo trình “Lý luận và phương pháp cơng

tác lưu trữ” Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, NXB Lao động, Hà Nội.

4. PGS,TS. Dương Văn Khảm: Từ điển giải thích Nghiệp vụ văn thư

– lưu

trữ Việt Nam, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2011.

5. Đỗ Thị Thơm (2020), Luận văn Thạc sĩ “Phát huy giá trị TLLT lịch sử

thành phố Hải Phịng phục vụ giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, cơng chức, viên chức và người có cơng với cách mạng”, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn.

6. Lê Thị Hiền (2020), Luận văn Thạc sĩ “Phát huy giá trị TLLT lịch sử

thành ủy Hải Phòng phục hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng”, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. TS. Nguyễn Cảnh Đương: Bàn về khái niệm "tài liệu", "Văn bản",

"Tài

liệu lưu trữ", "Tài liệu lưu trữ điện tử", "Văn bản điện tử" và "Tài liệu lưu trữ điện tử" Tạp chí Văn thư Lưu trữ.

8. Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 62/BC-

VTLT ngày 24/12/2015 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2015, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2016, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.

9. Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 97/BC-

phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2017, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.

10. Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 55/BC-

VTLT ngày 10/12/2017 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2017, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2018, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.

11. Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 61/BC-

VTLT ngày 18/12/2018 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2016, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2019, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.

12. Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 101/BC-

VTLT ngày 31/12/2019 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2019, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2020, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.

13. Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 93/BC-

VTLT ngày 19/12/2020 về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2020, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2021, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.

14. Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 32/BC-

VTLT ngày 27/04/2021 về Tình hình tổ chức sử dụng TLLT giai đoạn 2015- 2020 tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.

15. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 7/9/2017 về

việc tăng cường công tác lập và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ lịch sử. 16. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Quyết định 3070/QĐ-

UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015, Danh mục các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh.

lịch sử tại Lưu trữ Lịch sử tỉnh Ninh Bình”, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn.

18.Các bài viết trên các website

18.1. http://www.baothuathienhue.com.vn 18.2. http://ccvtlt.sonoivu.thuathienhue.gov.vn 18.3. https://thuathienhue.gov.vn 18.4. http://luutrutinh.hatinh.gov.vn 18.5. http://hueworldheritage.org.vn 18.6. https://thuvienphapluat.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Nội quy sử dụng phòng đọc tại Trung tâm

Phụ lục 2: Biểu mức thu phí Sử dụng TLLT tại trung tâm

Phụ lục 3: Quy chế khai thác, sử dụng TLLT tại Trung tâm LTLS tỉnh TTH

Phụ lục 4: Nội quy khai thác và sử dụng tài liệu tại Phòng đọc

Một phần của tài liệu Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ tại trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh thừa thiên huế (Trang 63 - 75)