CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.5. Quy trình bồi dưỡng cán bộ, công chức
Quy trình bồi dưỡng cán bộ, cơng chức thực hiện theo 7 bước sau đây:
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí cơng việc hiện tại. Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cơng chức cần có. Những kiến thức, kỹ năng cịn thiếu của công chức đối với vị trí của cơng việc. Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó đối với cán bộ cơng chức đối với u cầu của vị trí việc làm và mục tiêu của tổ chưc...Để xem xét các vấn đề trên thì tổ chức cần dựa vào cơng tác phân tích cơng việc và đánh giá tình hình thực hiện cơng việc của CBCC. Để hồn thành được cơng việc thì trước hết ta cần hiểu biết và năng lực để làm được cơng việc đó, để có năng suất lao động cao thì tổ chức phải thường xuyên xem xét, phân tích các kết quả đạt được của CBCC thơng qua hệ thống các bảng biểu đánh giá. Từ đó tìm ra những điểm cịn yếu kém, những thiếu hụt về khả năng thực thi công việc đang đảm nhận, với mục tiêu dự kiến đã định trước để tìm nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó, xác định do thiếu kiến thức và kỹ năng... để làm căn cứ, cơ sở cử đi bồi dưỡng. Bồi dưỡng là nhu cầu tất yếu của công việc và nhu cầu của người lao động.
Chính vì thế việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo bồi dưỡng sẽ là cho tổ chức linh hoạt hơn khi sắp xếp, bố trí CBCC đi học và có hiệu quả cao khi đào tạo. Để xác định nhu cầu đào tạo có thể sử dụng một số phương pháp như sau: phương pháp quan sát, phiếu hỏi, phỏng vấn...
Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo
Quá trình đào tạo cần đề ra những mục tiêu cần đạt được trong chương trình bồi dưỡng. Xác định những kỹ năng, kiến thức mà người học còn thiếu để bổ sung trong quá trình đào tạo, để làm sao sau khi kết thúc quá trình đào tạo người lao động có thể hồn thành tốt cơng việc được giao, cả về số lượng và chất lượng của người được cử đi ĐTBD.
Bước 3: Xác định đối tượng đào tạo
Xác định đối tượng đào tạo cần phải dựa trên những nghiên cứu khi xác định nhu cầu đào tạo trước đó. Từ đó xác định động cơ đào tạo của CBCC, tác dụng của đào tạo bồi dưỡng đối với học viên và khả năng nghề nghiệp cũng như khả năng tiếp thu của từng người.
Bước 4: Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp bồi dưỡng Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học, bài học được dạy, cho thấy những kiến thức, kỹ năng cần được dạy và dạy trong bao lâu để phù hợp với trình độ của học viên. Trên cơ sở đó sẽ lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với học viên.
Bước 5: Dự tính kinh phí đào tạo
Kinh phí đào tạo khi được dự tính phải dựa trên cơ sở chọn lựa phương pháp đào tạo, số lượng người đưa đi đào tạo và các chi phí phát sinh khác để dự tinh chi phí một cách chính xác, hợp lý và hiệu quả.
Bước 6: Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Giáo viên là những người được lựa chọn để bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thường là các giảng viên của các trường chính trị trong thành phố, tỉnh, hoặc là các giảng viên các trường học viện, đại học, cao đẳng trong cả nước. Các giáo viên cần phải tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo chung
Bước 7: Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo
Sau quá trình bồi dưỡng kết thúc chúng ta cần phải đánh giá được tồn bộ cơng tác đào tạo bồi dưỡng cho các học viên. Đánh giá theo các tiêu chí như:
Mục tiêu đào tạo đạt được hay khơng. Sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi về thái độ, hành vi làm việc có thực sự đạt hiệu quả. Quy trình trên cho thấy các bước được thực hiện song song với nhau, hỗ trợ điều chỉnh lẫn nhau. Việc đo lường kết quả chương trình đào tạo dựa trên kết quả làm việc, năng suất cả vềchất lượng và số lượng công việc của những người được đưa đi đào tạo.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức Các yếu tố ảnh hưởng tới bồi dưỡng CBCC gồm hai yếu tố: yếu tố bên trong của tổ chức, yếu tố bên ngoài của tổ chức và các yếu tố liên quan đến bản thân cán bộ công chức được cử đi học.
1.6.1. Các yếu tố bên trong tổ chức- Cơ chế chính sách, lãnh đạo - Cơ chế chính sách, lãnh đạo
Về cơ chế chính sách chính là các chiến lược phát triển của tổ chức, mục tiêu phát triển trong tương lai của tổ chức. Về chiến lược để phát triển tổ chức là chương trình hành động tổng quát hướng tới việc đạt được những mục tiêu cụ thể của tố chức. Nếu khơng có chiến lược phù hơpk thì việc thất bại trong thực hiện các vấn đề trong tương lai là tất yếu. Mục tiêu, chiến lược quyết định đến sự phát triển lâu dài của tổ chức, phụ thuộc vào việc đầu tư vào những yếu tố như cơ sở vật chất, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng .... Nếu khơng có những mục tiêu, chiến lược rõ ràng thì việc ban hành các chính sách sai là điều khó tránh khỏi. Điều đó ảnh hưởng vơ cùng lớn đến chất lượng thực thi công vụ của CBCC. Việc xác định được chính xác mục tiêu của tổ chức và ban hành các chính sách hiệu quả thì việc xác định từng thời điểm khi nào cần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể; cũng từ đó xác định được nguồn lực hiện có của tổ chức, các phương án về tài chính đối với việc nâng cao năng lực cho cán bộ, công nhân viên trong tổ chức. Chúng ta cần chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để hướng tới mục tiêu đổi mới và xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, kiện tồn
và hiện đại hóa thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC của chúng ta. Yếu tố lãnh đạo cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức các lớp và cử các cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng: Nếu người lãnh đạo cọi trọng yếu tố tương lai, tập trung cho việc phát triển bền vững, nhìn xa trơng rộng những khả năng phát triển trong tương lai của tổ chức thì sẽ ưu tiên đầu tư phát triển yếu tổ con người mà trong đó tập trung vào cơng tác ĐTBD. Nếu người lãnh đạo chậm tiến, bảo thủ không muốn cấp dưới vượt mình thì sẽ khơng mở rộng các đối tượng đi học, chương trình đào tạo nghèo nàn ít được quan tâm thì cơng tác ĐTBD trong tổ chức sẽ ít được chú ý.
- Chất lượng nguồn nhân lực
Vấn đề chất lượng ban đầu nguồn nhân lực của tổ chức là vô cùng quan trọng. Nếu trong tổ chức người lao động đều có trình độ nhất định và tương đối bằng nhau, có mong muốn học hỏi trau dồi kiến thức, khả năng tiếp thu cái mới tốt, cùng với đó được sự tạo điều kiện của lãnh đạo cơ quan thì cơng tác ĐTBD ở cơ quan, đơn vị đó sẽ ngày càng được coi trọng và phát triển.
- Chính sách về tài chính
Đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến cơng tác bồi dưỡng CBCC ở cơ quan tổ chức. Đó là khả năng mà tổ chức có thể chi cho hoạt động bồi dưỡng của cơ quan đó, nó quyết định sẽ đầu tư ít hay nhiều, đầu tư thuê các giảng viên có kinh nghiệm hay ít kinh nghiệm, giảng dạy ở điều kiện bình thường hay tiên tiến hiện đại và có mở các lớp học riêng giành cho CBCC của cơ quan tổ chức.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: Nơi giảng dạy, các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy, phụ cấp... Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của việc giảng dạy. Nếu chúng ta có giáo viên tốt, học viên hiếu học mà nơi giảng dạy quá lạc hậu, thiếu các yếu tố cơ sở vật chất thì chất lượng sẽ khơng cao, gây mất tinh thân học tập và giảng dạy của giảng viên cũng như học viên.
- Các yếu tố liên quan đến bản thân người cán bộ, cơng chức
Mục đích, thái độ học tập của bản thân CBCC là yếu tố quyết định quan trọng bậc nhất đến sự thành công của công tác bồi dưỡng.
Nếu CBCC tham gia khóa học vì mục đích chỉ để hồn thành các tiêu chuẩn đối với ngạch và chức vụ đang giữ thì hiệu quả của các chương trình bồi dưỡng khơng có tác dụng đối với CBCC được cử đi học, vì các kiến thức mang tới không được lĩnh hội, hoặc chỉ được lĩnh hội một cách chống chế, hình thức. Ngược lại, nếu CBCC xác định việc đi học để nâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ cho công việc tương lai thì việc bồi dưỡng sẽ đạt hiệu quả cao.
1.6.2. Các yếu tố bên ngồi tổ chức - Mơi trường pháp lý
Mọi hoạt động bồi dưỡng đều phải dựa trên những quy định chung của pháp luật. Mọi hoạt động bồi dưỡng CBCC đều do các chính sách, các quy định về cán bộ, cơng chức quy định, chính vì thế việc tn thủ các chính sách pháp luật là điều đầu tiên phải làm khi mở các lớp học bồi dưỡng. Một chính sách, cơ chế pháp luật hồn thiện thì việc nâng cao hiệu quả bồi dưỡng sẽ được diễn ra rõ rệt tạo sự thuận lợi cho những nhà tổ chức và học viên. Nếu các chính sách liên quan đến thăng tiến, tiền lương, cũng như các phúc lợi khác được hoàn thiện sẽ thúc đẩy quá trình bồi dưỡng cũng như quá trình tham gia học hỏi của CBCC sẽ ngày càng được cải thiện và hiệu quả hơn.
- Khoa học công nghệ
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào trong giảng dạy là một xu thế tất yếu để cho việc học diễn ra đơn gian hơn, tạo hứng thú cho người tham gia học khám phá hơn. Thay vì phải thực địa các mơ hình thì người học có thể khám phá thơng qua máy tính với các hình vẽ 3D sẽ tạo sự tị mị, sự ham học hỏi. Hay việc áp dụng các chương trình đào tạo từ xa thông qua internet sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc của người học cũng như ngân sách của tổ chức.
- Thị trường lao động
Thị trường lao động có thể hiểu đơn thuần là việc cung và cầu lao động. Hiện nay, khi các ngành đào tạo ngày càng phát triển nền tảng tri thức được nâng cao, việc cạnh tranh công việc giữa các thành viên trong xã hội diễn ra ngày càng khốc liệt hơn. Việc cạnh tranh vào làm trong nhà nước cũng rất gay gắt, theo quy luật nếu không đáp ứng yêu cầu của công việc của tổ chức thì bạn sẽ bị đào thải. Bằng cách chính sách quyết liệt nhằm loại bỏ những người yếu kém ra khỏi đội ngũ CBCC: “ cơng chức khơng hồn thành nhiệm vụ hai năm liên tiếp sẽ bị cho thôi việc”. Chính vì vậy việc giữ các vị trí việc làm hiện tại các CBCC phải tự trau dồi thêm kiến thức bằng việc tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao năng lực của bản thân.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng cán bộ công chức.
Một số khái niệm cơ bản của đề tài đã được phân tích. Trong đó, khái niệm chất lượng bồi dưỡng CBCC; nội dung, nguyên tắc và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng bồi dưỡng cơng chức được trình bày cụ thể. Để làm rõ hơn cơ sở lý luận của bồi dưỡng công chức, tôi đã nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng cán bộ công chức. Do những đặc trưng của bồi dưỡng CBCC, Chương 1 đã nêu bật những tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng, làm căn cứ cho việc xem xét, đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng cán bộ, cơng chức. Đó là các tiêu chí để đánh giá về chất lượng chương trình, giảng viên, học viên, đánh giá cơng tác tổ chức khóa bồi dưỡng, hiệu quả sau bồi dưỡng. Đây cũng là khung nội dung để nghiên cứu thực trạng chất lượng bồi dưỡng cán bộ công chức tại Sở Nội vụ tỉnh Bắc ninh
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH BẮC NINH
2.1. Giới thiệu khái quát sơ lược về Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh Tên cơ quan: Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.
Địa chỉ: Số 9, đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Số điện thoại: 02223.823.064 Email: snv@bacninh.gov.vn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh
Ngày 28/8/1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam đã được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa. Trong thành phần Chính phủ có Bộ Nội vụ, do đồng chí Võ Ngun Giáp làm Bộ Trưởng. Ngày 28/8/1945 đã đi vào lịch sử, đánh dấu sự ra đời và trở thành ngày tuyền thống của Ngành Tổ chức nhà nước. Cùng với sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời, hệ thống chính quyền cách mạng lâm thời ở các địa phương trong cả nước cũng được thành lập. Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Bắc Ninh được thành lập ngày 21/8/1945, do đồng chí Trần Đình Nam làm Chủ tịch; Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954, cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới, đặt ra nhiều nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng tổ chức bộ máy Nhà nước, công chức, công vụ, ... Ngành Tổ chức nhà nước tỉnh đã tích cực nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy; bố trí quản lý địa giới hành chính; chỉ đạo cơng tác bầu cử Hội đồng nhân dân; thực hiện chế độ chính sách đối với thương binh, liệt sỹ; quản lý hộ tịch, Đặc biệt là tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để bổ sung kịp thời cho các cơ quan, xí nghiệp trong tỉnh. Đồng thời, trực tiếp thực hiện một số công việc như: điều động, tuyển dụng, trưng tập, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công nhân viên, thi hành các chế độ, chính sách đối với cán bộ như: tiền lương, nghỉ dưỡng, nghỉ phép, trợ cấp khó khăn cho cán bộ ;
Do yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, tháng 4/1963, 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hợp nhất thành tỉnh Hà Bắc; Trong thời kỳ này, Ngành đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp triển khai, tổ chức thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp từ khóa I (1963) đến khóa V (1977); tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp vững vàng về chính trị, trong sạch về phẩm chất đạo đức, giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có tác phong, phương pháp, lề lối làm việc phù hợp với thời chiến. Vì vậy, hiệu lực, hiệu quả tổ chức, chỉ đạo của chính quyền các cấp được nâng cao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của kế hoạch 3 năm, 5 năm do Trung ương đề ra; chi viện đắc lực cho Miền Nam; đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc; Cuối năm 1996, do yêu cầu nhiệm vụ xây dựng vào bảo vệ tổ chức trong giai đoạn mới, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX Ngành Tổ chức nhà nước (nay là Ngành Nội vụ) đã chủ động tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các