Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tại sở nội vụ tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 92)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

3.3. Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ, công

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh

- Cần căn cứ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác bồi dưỡng CBCC từ đó dựa vào thực tế của địa phương để đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với địa phương mình nhưng không trái các quy định của các văn bản luật cao hơn. Từ đó chuẩn hóa hệ thống các văn bản quy định về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh.

- UBND tỉnh cần đổi mới nhận thức của CBCC về bồi dưỡng nhằm tránh tình trạng cơng chức chỉ học cho có, học đối phó, học để đủ các tiêu chuẩn đề ra mà khơng có thực chất, chất lượng. Cần thiết phải có những biện pháp để xử lý kỷ luật đối với những CBCC được cử đi học nhưng thờ ơ, thiếu trách nhiệm.

- UBND tỉnh cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các Trung tâm đào tạo cán bộ, công chức thành phố, xây thêm các hội trường học và mua sắm các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại để tạo sự thuận lợi nhất định cho hoạt động ĐTBD và việc học tập của các học viên.

- Bồi dưỡng ngoại ngữ cho CBCC cần phù hợp với chuyên ngành họ đã học và đang làm việc, bồi dưỡng kiến thức về tin học chủ yếu là word và excel cho thuần thục. Hiện nay kỹ thuật, kỹ năng soạn thảo văn bản của CBCC thành phố còn tương đối hạn chế, văn bản khi soạn xong còn sai nhiều và mất nhiều lần phải sửa, chính vì thế mà việc cần bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ văn thư lưu trữ là vô cùng cấp bách hiện nay. Đối với đào tạo ở trình độ cao hơn cần thực hiện theo đúng kế hoạch và đề án nhân sự được Tỉnh phê duyệt.

- Ngồi việc nâng cao trí lực cho đội ngũ cán bộ, cơng chức thì UBND tỉnh cũng cần có sự quan tâm đến thể lực cũng như đời sống tinh thần. Thứ nhất, tăng cường sự đoàn kết của các thành viên trong cơ quan. Thứ hai, giảm thiểu áp lực trong công việc, tăng cường sức khỏe và thoải mái tinh thần cho CBCC. Bằng các hoạt động tổ chức văn hóa, văn nghệ, các giải thi đấu thể dục trong cơ quan trong thành phố và giữa các địa phương với nhau.

- Cần xác định chính xác nhu cầu bồi dưỡng của các thành viên trong Sở Nội vụ để từ đó lựa chọn đối tượng phù hợp. Từ đó xây dựng chương trình đào tạo, lựa chọn hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp làm sao cho tiết kiệm tối đa kinh phí mà kết quả đào tạo, bồi dưỡng đạt chất lượng cao.

- Đưa ra chính sách khuyến khích cán bộ, cơng chức tự rèn luyện nâng cao trình độ, huy động họ tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tập trung vào khâu đào tạo, bồi dưỡng những công chức trong quy hoạch của Sở đã được Tỉnh phê duyệt. Đưa ra các chính sách khen thưởng nhất định bằng tinh thần, bằng vật chất để khuyến khích, thúc đẩy CBCC tham gia tích cực hơn nữa vào q trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Cần có những việc thanh tra, kiểm tra, phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh đối với các hiện tượng đi học theo kiểu chống đối, đưa hối lộ nhằm qua các môn học; kiên quyết hạn chế tối đa hiện tượng tham ô tham nhũng trong công tác ĐTBD CBCC nói riêng và trong tồn Sở nói chung.

3.3.3. Đối với Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh

Sở Nội vụ Bắc Ninh nên xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo giai đoạn trên cơ sở khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ CBCC. Trên cơ sở số liệu khảo sát và định hướng chiến lược phát triển của Sở sẽ lựa chọn và xếp thứ tự những ưu tiên cho những lớp bồi dưỡng, những chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để cân đối nhu cầu tài chính chi cho cơng tác này. Mặt khác tích cực vận động CBCC tự tìm các khố học, chương trình học phù hợp theo vị trí việc làm và định hướng phát triển của cơ quan để đăng ký. Khuyến khích giảng viên tham gia các đề án bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng học bổngcủa

các tổ chức quốc tế nhằm giảm áp lực về tài chính cho Sở Nội vụ cũng như UBND. Đồng thời, Sở cần ban hành ngay những quy chế về bồi dưỡng CBCC, việc này cần sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với phòng tổ chức cán bộ. Nội dung và phương pháp bồi dưỡng cần thay đổi sát với tình hình thực tế hơn, theo hướng chuyển sang học tập theo nhu cầu của mỗi người. Chương trình bồi dưỡng đội ngũ viên chức cần hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quy trình thực thi nhiệm vụ. Nội dung chương trình bồi dưỡng cần được xác định phù hợp với từng đối tượng; Trong quá trình bồi dưỡng cần giám sát, kiểm tra thường xuyên, tránh viên chức đi học chỉ là đối phó, chỉ để lấy bằng, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Xây dựng chương trình bồi dưỡng riêng, phù hợp với đặc điểm đặc thù vị trí cơng tác của CBCC. Ban giám đốc cần sớm đưa ra những quy định cụ thể hơn về chế độ chính sách đãi ngộ cũng như các tiêu chuẩn cần phải có về trình độ năng lực đối với đội ngũ CBCC. Tăng cường công tác tạo động lực sẽ làm CBCC trở nên hưng phấn, hăng hái hơn trong cơng việc, họ có ý thức tự hồn thiện mình hơn. Điều này sẽ đem lại cho Sở những khoản tiết kiệm do không phải đào tạo lại do người lao động khơng chú tâm trong q trình bồi dưỡng. Mặt khác nếu ý thức CBCC về cơng tác bồi dưỡng tốt sẽ góp phần xây dựng chương trình thêm hiệu quả vì họ sẽ tích cực góp ý về cơng tác bồi dưỡng của Sở. Do đó cơng tác bồi dưỡng sẽ được thực hiện dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Giám đốc Sở cần quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng nguồn viên chức bằng cách khuyến khích mở các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ gắn lý thuyết với thực hành tạo cho CBCC có nhiều kinh nghiệm trước khi tham gia vào cơng việc, tránh được tình trạng đào tạo tràn lan, thừa thầy thiếu thợ và đào tạo kém chất lượng. Đồng thời bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện quy chế bồi dưỡng của Sở, gắn việc bồi dưỡng với việc quy hoạch các chức danh, chức vụ và vị trí việc làm, đồng thời là tiêu chí để bình xét, đánh giá thi đua đối với CBCC. Mặt khác nghiêm khắc xử lý những viên chức không chấp hành quyết định cử đi học, kết quả học tập kém,

thiếu ý thức trong học tập; Tham mưu xây dựng bộ công cụ đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng.

3.3.4. Đối với bản thân các cán bộ, công chức

Cán bộ công chức cần chủ động tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Những cán bộ, công chức được tổ chức, cơ quan tạo điều kiện cho đi học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ cần học tập nghiêm túc, khơng ngừng trao dồi các khiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng và phẩm chất để trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đội ngũ CBCC của Sở Nội vụ. CBCC cần nhận thức rõ được ý nghĩa mà công tác đào tạo, bồi dưỡng mang lại cho chính bản thân họ, khơng chỉ nâng cao năng lực trong công việc, phục vụ nhân dân, đất nước mà cịn là cơ hội cho họ có sự thăng tiến trong cơng việc.Tránh tình trạng đi học hình thức gây lãng phí tiền và thời gian của bản thân và của nhà nước. Cán bộ, công chức cần thẳng thắn đưa ra ý kiến về công tác đào tạo, bồi dưỡng hiện tại của địa phương về lập kế hoạch, về lựa chọn phương pháp đào tạo... trong tất cả q trính xây dưng ĐTBD, các khó khắn gặp phải trong q trình đi học để cùng đưa ra bàn bạc và giải quyết trong thời gian tới. Cán bộ làm cơng tác bồi dưỡng của thành phố cần có chun mơn cao, am hiểu sâu về các lĩnh vực đào tạo. Làm tốt các công tác xác định rõ nhu cầu học tập của CBCC có sự định hướng trong tương lai. Cần tìm hiểu năng lực chun mơn và sự tiếp thu của CBCC từ đó đưa ra các phương pháp học thích hợp. Nhận thức được điều đó, cơng tác bồi dưỡng CBCC sẽ có bước chuyển biến tích cực hơn, từ đó có hiệu quả, chất lượng cao hơn. Đội ngũ CBCC tham gia bồi dưỡng sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức kỹ năng, trình độ phục vụ cho q trình thực hiện cơng việc và việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC tại UBND tỉnh sẽ diễn ra thuận lợi và cho hiệu quả cao.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, tác giả với việc nghiên cứu những tài liệu hiện có đã chỉ ra rõ mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới với mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể trong thời gian tới. Cùng với đó đưa ra các phương án đào tạo của Sở trong thời gian từ nay đến năm 2030. Với những thực trạng đã nêu ở trong chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo bồi dương như: tăng cường công tác quản lý, xây dựng các quy trình đào tạo phù hợp với thực tế của Sở, đảm bảo về cơ sở vật chất cho quá trình giảng dạy và học tập. Từ đó, tác giả đưa ra một số các khuyến nghị với các cấp lãnh đạo Trung ương, tỉnh có sự quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, riêng việc khuyến nghị đối với UBND tỉnh cần làm tốt các khâu chuẩn bị, lập kế hoạch, tổ chức và giám sát đào tạo, bồi dưỡng, cần kết hợp việc học các kiến thức chuyên môn với tổ chức các chương trình văn nghệ, thể thao để phát triển toàn diện. Khuyến nghị đối với người đi học cần tự nhận thức bản thân là học tập để nâng cao chuyên môn, nâng cao năng suất lao động, thăng tiến trong cơng việc, hồn thành các tiêu chuẩn đề ra của các cấp các ngành trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức.

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc biệt'', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức có vai trị hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội hiện nay. Trước hết, đây là cơ sở để cơ quan các cấp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiến hành hội nhập, phát triển theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước hiện nay. Mặt khác, đây cũng là cơ hội để mỗi cán bộ, công chức được cử đi đào tạo trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng chuyên môn của bản thân, cũng là cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của các cán bộ, chuyên viên hành chính. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng là một vấn đề quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức và các cơ quan hành chính. Tuy nhiên, để việc đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả thì cả hai bên đều phải tìm hiểu kĩ chương trình đào tạo, nội quy, nguyên tắc đào tạo để dảm bảo lợi ích và chấp hành đúng quyền hạn của cả hai bên.

Qua đề tài: “ Bồi dưỡng cán bộ công chức tại Sở Nội vụ tỉnh Bắc ninh” có thể thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo trong mọi tổ chức cũng như trong nền kinh tế của cả nước. Hiện nay công tác đào tạo cho người lao động đóng vai trị then chốt trong mọi tổ chức vì con người là nguồn tài nguyên quý giá nhất, muốn khai thác nguồn tài nguyên này mà không lo bị cạn kiệt thì phải bổ sung kiến thức, kiến thức càng rộng thì nguồn tài nguyên con người càng dồi dào, hơn nữa nền kinh tế hiện nay đòi hỏi người lao động càng phải có trình độ cao. Vì vậy tổ chức nào càng quan tâm đến vấn đề đào tạo người lao động, tổ chức đó càng phát triển trên mọi lĩnh vực. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần được đầu tư và chú trọng đúng mức. Với đề tài nghiên cứu này, Tác giả đã trình bày những vấn đề chung nhất về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như: thế nào là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quy trình, hình thức và phương pháp đào tạo. Từ những vấn đề chung nhất đó, giúp ta có cái nhìn tổng quan về thực tế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại nước ta hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Nội vụ, Dự án ADB (2009), tài liệu, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

2.Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 về việc hướng dẫn nghị định số 18/2010/NĐ-CP.

3.Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ - CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.

4.Đại học Lao động – Xã hội (2011), Giáo trình quản trị nhân lực tập 2, NXB Lao động – Xã hội

5.Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6.Trần Kim Dung (2009), Quản trị nguồn nhân lực, (tái bản lần thứ 7 có sửa chữa và bổ sung), NXB Thống kê, Hà Nội.

7.Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ CB,CC hiện nay, NXB chính trị Quốc gia.

8.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật cán bộ, công chức năm 2008.

9.Nguyễn Hữu Thân (2008) , Giáo trình Quản trị Nhân sự (tái bản lần thứ 9), Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

10.Thủ tướng chính phủ (1996), Quyết định 874/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng chính phủ về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước.

11. Báo cáo, thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh.

12.https://sonoivu.bacninh.gov.vn/

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT

Để có được thơng tin cần thiết liên quan đến chất lượng và công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh phục vụ cho làm khóa luận tốt nghiệp đại học, rất mong các bác, cô, chú, anh, chị ủng hộ và hợp tác trả lời các câu hỏi dưới dây. ( Xin mời tích dấu “X” vào các ơ trống nếu đồng ý)

I. Phần thông tin chung

Họ và tên:.................................................................................................... Tên cơ quan đang công tác:...................................................................... Chuyên môn được đào tạo:....................................................................... 1. Độ tuổi của anh/chị:

Từ 23 đến dưới 30  Từ 40 đến dưới 50 

Từ 30 đến dưới 40  Trên 50 tuổi 

2. Trình độ của anh/ chị:

a. Trình độ văn hóa: Lớp:..../10Lớp......................./12 b. Trình độ chun mơn:

Sơ cấp  Trung cấp  Cao đẳng 

Đại học  Thạc sỹ  Tiến sỹ 

c. Trình độ quản lý nhà nước:

Cán sự hoặc tương đương  Chuyên viên hoặc tương đương 

Chuyên viên chính hoặc tương đương  Chuyên viên cao cấp hoặc tương đương  a. Trình độ lý luận chính trị

Chưa quađào tạo  Chứng chỉ 

3. Chức vụ, chức danh công tác hiện giữ

Lãnh đạo Sở  Lãnh đạo phòng ban 

Chuyên viên  Cán sự 

4. Thâm niên công các của anh/chị

Từ 0 đến 5 năm  Từ 5 đến 10 năm  Trên 10 năm 

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tại sở nội vụ tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)