Nhưng bất cập trong Tết cổ truyề nở Hà Nội

Một phần của tài liệu Những tín ngưỡng trong tết cổ truyền việt nam ở hà nội và ảnh hưởng với du lịch (Trang 54 - 57)

6. Bố cục của khóa luận

2.2. Những bàn luận về Tết cổ truyền Việt Na mở Hà Nội

2.2.2. Nhưng bất cập trong Tết cổ truyề nở Hà Nội

Bên cạnh những nét văn hóa mang đậm tính nhân văn nâng cao đời sống tinh thần – tín ngưỡng thì Tết Việt đang phải đứng trước những tồn tại cần khắc phục.

- Do nhu cầu dịp Tết tăng cao, cầu lớn hơn cung nên không chỉ riêng ở Hà Nội, giá thành chắc chắn sẽ có sự biến động. Các sản phẩm phục vụ dịp Tết được sản xuất có giới hạn và chỉ phục vụ trong dịp Tết: mứt Tết, hoa Tết (đào, mai, quất,...), các mặt hàng thực phẩm,... nên giá cả có sự tăng đột biến.

- Các cơng ty nước ngồi trên địa phận Hà Nội cho công nhân nghỉ Tết theo quy định của Nhà nước nên công việc tạm thời bị ngưng trệ: hoạt động sản xuất cầm chừng, tất cả các sản phẩm, các mặt hàng xuất khẩu bị chậm hơn dự kiến, làm gián đoạn thời gian vận chuyển.

- Hà Nội là nơi tứ xứ đổ về, từ mọi miền tổ quốc quy tụ, nên với Tết Nguyên Đán, đây là dịp nghỉ Lễ lớn nhất trong năm, lượng người về quê và du lịch tăng cao trong khi đó cơ sở hạ tầng ở Hà Nội cũng khơng đủ đáp ứng nhu cầu gây ùn tắc giao thông.

- Thời gian nghỉ Tết kéo dài nên nhiều người lao động có xu hướng ăn chơi quá đà, nhậu nhẹt xuyên Tết gây ra những mặt tiêu cực khơng đáng có ảnh hưởng

đến xã hội.

- Hóa vàng là nghi lễ dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ lâu đời. Quan niệm Dương sao Âm vậy đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người dân ở Hà Nội. Tuy nhiên, nghi thức hóa vàng đang dần bị lam dụng. Ở nhiều nơi, việc đốt vàng mã đang bị thực hiện một cách thái quá vì người ta cho rằng dâng cúng càng nhiều thì càng được thánh thần hay người âm phù hộ. Thực chất, đây chỉ là sự “phô trương” với người trần, hơn thế nữa là để thỏa mãn thói thường “con gà tức nhau tiếng gáy”. Nhiều gia đình đốt hàng chồng vàng mã như giấy vàng, giấy bạc, vàng thoi tiền cùng quần áo, giày dép, nhà cửa, xe..., thậm chí có người cịn gửi người hầu, tỳ thiếp... có giá trị hàng trăm nghìn đồng cho người cõi âm, dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần thiết, gây ô nhiễm môi trường, điều này đáng phê phán.

- Các mặt hàng bán chuyên về tâm linh như: sách tử vi, tướng số, vạn sự lịch được bày bán với những câu từ chèo kéo khách, lợi dụng lịng tin dân tình để chuộc lợi. Điển hình như tại các điểm để người dân xuất hành đầu năm: chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ,...

- Dịch vụ bói tốn, gieo quẻ, hóa quẻ, giải hạn bùng nổ làm ảnh hưởng mà mất mát nhiều tài sản, tiền của của dân.

- Các biến thể lì xì làm mất đi nét đẹp đơn thuần ban đầu. Những phong bao dày cộp vật chất, thang đo bằng tiền làm lu mờ tình cảm, bị biến tướng, khơng cịn trong sáng như xưa. Chọn ngày Tết để dễ dàng chấp nhận hơn,...

- Các tệ nạn (cờ bạc, cá độ, quay số trúng thưởng,...) xảy ra trong các dịp Lễ, hội đầu năm làm xấu đi hình ảnh vốn có của Lễ Tết cổ truyền.

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2 tác giả đã làm rõ một cách chi tiết về các luật tục Tết cổ truyền của người dân ở Hà Nội, hệ thống lại một cách ngắn gọn, khoa học giúp ta có thể hiểu rõ hơn những giai đoạn mà Tết đi qua và những luật tục mang đậm các giá trị, từ đó có thể hiểu hơn về Văn hóa, những mỹ tục, những đạo lý thấm nhuần tư tưởng Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo của nhân dân ta. Bên cạnh đó cịn bàn luận về những vấn đề có liên quan: những giá trị của Tết cổ truyền mang lại,

nêu ra những bất cập, những tồn tại bên lề Tết Nguyên Đán, từ đó ta đi vào chương cuối với những biến đổi giữa xưa và nay, đưa ra những giải pháp để khai thác du lịch trong dịp lễ Tết cổ truyền Việt Nam.

Chương 3

NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TÍN NGƯỠNG TRONG TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Ở HÀ NỘI VÀ KHAI THÁC DU LỊCH TRONG DỊP TẾT CỔ

TRUYỀN

Một phần của tài liệu Những tín ngưỡng trong tết cổ truyền việt nam ở hà nội và ảnh hưởng với du lịch (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)