6. Bố cục của khóa luận
3.1. Những biến đổi về tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Na mở Hà Nội
3.1.3. Biến đổi về mâm cỗ ngày Tết của người Việt ở Hà Nội
Trước đây, kinh tế chưa thực sự phát triển, cuộc sống của người dân cịn nhiều khó khăn. Những bữa cơm thường ngày tương đối đạm bạc. Chính vì vậy, ngày đầu năm mới, các gia đình cố gắng chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn, gửi gắm ước nguyện về tương lai no đủ, thịnh vượng hơn.
Các món ăn Tết Hà Nội ngày hơm nay nó ln ln đổi thay chẳng theo một quy luật nào cả. Món ăn Hà Nội ngày nay “vốn là đặc sản từ tứ xứ đem đến. Nhưng có một điều kiện là nó phải ngon. Ăn ngon mặc đẹp là nét đặc trưng, là bản sắc, sắc thái riêng của Hà Nội”. Bên cạnh những món ăn truyền thống kể trên, Hà Nội là nơi quy tụ của hầu hết các sản vật đất nước, những “của ngon vật lạ” từ miền ngược đến miền xuối, từ miền núi đến miền biển. Nhưng mọi sự hội nhập ở đây phải trải qua sự khó tính của người dân Thủ đơ, để rồi sau đó tạo thành phong cách ăn uống rất riêng, đậm nét Hà Nội.
Một ví dụ dễ thấy nhất là tục gói bánh chưng ngày Tết. Trước đây cứ đến dịp Tết nhà nào cũng chuẩn bị gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong để gói và luộc
bánh chưng. Nhớ cảm giác khi còn nhỏ được quây quần với cha mẹ, các thành viên trong gia đình ngồi trơng một nồi bánh chưng đun trên bếp củi. Mùi khói bếp, mùi lá dong, ,mùi của nồi nước hương mùi già đun ghé bên cạnh nồi bánh chưng hòa quyện cùng chút hương thơm của khoai lang mật vùi bếp lửa,... là những hương vị Tết xưa mà ở cuộc sống thành thị ngày nay khó có thể tìm thấy. Cảm giác háo hức đợi vớt những chiếc bánh chưng nhỏ chín trước mà bố mẹ gói cho con trẻ đem lại một khơng khí rất Tết.
Ngày nay, việc gói và dâng cũng vẫn cịn đó, nhưng dường như khơng cịn nguyên vẹn. Ở thành phố, cũng chỉ có số ít gia đình cịn giữ lại phong tục gói bánh chưng, cịn đa số gia đình muốn có bánh chưng dâng cúng sẽ đặt những người chuyên làm bánh chưng hoặc ra chợ mua. Cơng cụ để nấu chín chiếc bánh chưng ngày nay cũng có nhiều đổi thay, có nơi, có chỗ đã thay thế bằng nồi áp suất hoặc lửa ga... Khơng khí Tết cũng vì thế mà nhạt dần.
Chính vì thế, ở nhiều nơi, mọi người đã vận động, khuyến khích nhau tiếp tục thực hiện phong tục này để tìm lại hương vị ngày Tết. Thơng qua các cuộc thi gói bánh chưng, khơng khí Tết phần nào đã trở về với từng góc nhà, ngõ nhỏ. Bánh chưng gợi nhớ đến Tết hay Tết gợi nhớ đến việc gói bánh chưng? Có lẽ, sự hịa quyện đó đã trở thành một biểu trưng văn hóa của dân tộc Việt - Bánh chưng biểu trưng cho Tết.
Bây giờ, đời sống thay đổi, ít ai quan tâm đến việc làm mứt Tết. Ở Hà Nội, mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp các tiệm mứt Tết đa dạng, từ những tiệm truyền thống có thương hiệu riêng đến những tiệm vỉa hè mứt Tết được bày bán ngập tràn trong các khay đựng. Thế nhưng, để tìm được tiệm qn có mứt Tết ngon đúng điệu, sự dung hòa của chua, cay, vị ngọt và nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh như nhà làm lại chẳng hề dễ dàng chút nào. Người Việt Nam khơng bao giờ từ bỏ những gì thuộc về truyền thống, và càng ngày người ta càng có xu hướng quay về với truyền thống. Tuy nhiên, với thời kỳ hội nhập, họ cũng có những sự lựa chọn mới thuận tiện hơn, sang trọng hơn để tiếp khách ngày Tết. Đó chủ yếu thay bằng bánh kẹo ngoại nhập, cà phê, nước ngọt, rượu vang…
cho rằng, do phụ nữ ngày nay cũng tham gia công việc xã hội, khơng chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái như trước nên quỹ thời gian cũng eo hẹp đi, chính những thay đổi này góp phần thay đổi diện mạo những cái Tết cổ truyền và không ai dám khẳng định chắc chắn rằng bao lâu nữa thì những cái Tết năm xưa cịn được lưu giữ trong mỗi gia đình người Hà Nội.
Quan niệm ăn Tết ngày một trơi theo với đời sống hiện đại, chính những thay đổi này góp phần thay đổi diện mạo những cái Tết cổ truyền và không ai dám khẳng định chắc chắn rằng bao lâu nữa thì những cái Tết năm xưa cịn được lưu giữ trong mỗi gia đình người Hà Nội.
3.2. Những thuận lợi và khó khăn của việc đưa Tết Nguyên Đán vào khai thác du lịch