Giải pháp gìn giữ giá trị truyền thống trong Tết cổ truyền

Một phần của tài liệu Những tín ngưỡng trong tết cổ truyền việt nam ở hà nội và ảnh hưởng với du lịch (Trang 82 - 91)

3.2.1 .Những thuận lợi

3.3. Một số giải pháp để khaithác tài nguyên Tết Nguyên Đán trong du

3.3.4. Giải pháp gìn giữ giá trị truyền thống trong Tết cổ truyền

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nét đẹp, giá trị truyền thống của Tết cổ truyền Việt Nam. Mỗi cá nhân cần nhận thức sâu sắc rằng, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc là tài sản vô giá. Dù đời sống vật chất và đời sống tinh thần, cấu trúc xã hội có thay đổi, nhưng hơn bao giờ hết, cần tiếp tục vun trồng, nuôi dưỡng, phát huy những giá trị tốt đẹp của giá trị truyền thống. Đặc biệt, cần chú trọng giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa xưa bằng cách tích cực, tăng cường tham gia những lễ hội đậm nét văn hóa cổ truyền như: Ngày hội gói bánh chưng, bánh giày; tham gia các chợ Hoa, chợ Chữ; các trò chơi dân gian đầu năm,... Đi thăm quan các di tích lịch sử, tưởng nhớ cơng ơn của cha ơng hướng về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Một thực tế không thể phủ nhận là sự phát triển rộng khắp của các phương tiện nghe, nhìn hiện đại như hiện nay và ở một mức độ nào đó, là sự khơng kiểm sốt nổi nhiều nội dung mà các phương tiện đó chuyển tải, ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc nhận thức các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc và tuyên truyền lối sống phương Tây. Khơng ít người đã bị những lợi ích vật chất cám dỗ, làm tha hố, biến chất, chạy theo lối sống hưởng thụ, mà hầu như khơng quan tâm đến truyền thống văn hóa dân tộc, đến lối sống truyền thống của người Việt Nam. Do vậy, cần phải tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử nhằm vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc cho nhân dân, đặc biệt là cho lớp trẻ – những người chủ tương lai của đất nước, hướng họ đến với các giá trị

truyền thống tốt đẹp của dân tộc - cội nguồn tạo nên bản sắc văn hóa, cốt cách và sức mạnh của con người Việt Nam.

Hai là, đẩy mạnh xây dựng gia văn hóa mới trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ những yếu tố tiêu cực, lạc hậu, tiếp biến những giá trị tiến bộ, hiện đại. giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống phải luôn gắn liền với tăng cường giáo dục pháp luật. Lên án, bài trừ những hành vi gây ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc trước thời đại hội nhập văn hóa bởi gìn giữ bản sắc văn hóa trong thời hội nhập, cũng chính là bảo vệ những “giá trị gốc” hay phần giá trị tinh hoa nhất của nền văn hóa dân tộc.

Thứ ba, xác lập bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong q trình hội nhập quốc tế. Trong xu thế tồn cầu hố, hiện nay, chúng ta đang có những cơ hội, điều kiện thuận lợi để tiếp nhận các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm làm giàu thêm, phong phú thêm các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Nhưng, như đã nói ở trên, tồn cầu hố khơng chỉ tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi, mà cịn đặt ra vơ vàn thách thức, khó khăn đối với mọi quốc gia, dân tộc. Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh tồn cầu hố, về phương diện văn hoá, chúng ta cần tiếp cận các giá trị văn hoá của nhân loại để hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc, nhưng cũng cần phải giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống để khơng đánh mất bản thân mình; hơn nữa, phải biến các giá trị đó thành sức mạnh nội sinh nâng đất nước ta lên tầm cao mới. Đây là u cầu có tính ngun tắc. Chính vì vậy, chúng ta cần phải xác lập được bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong xu thế tồn cầu hố hiện nay để làm giàu thêm, phong phú thêm nội dung các giá trị truyền thống nhằm tạo nên nền tảng văn hoá tinh thần cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Tiểu kết chương 3

Ở chương 3 tác giả đã chỉ ra được những biến đổi giữa xưa và nay trong việc ăn Tết của người Việt: sự đổi khác trong: quan niệm “ăn Tết”, cách thờ cúng, mâm cỗ, trang phục,... khái quát một cách rõ nét nhất, đưa ra những giải pháp, cách thức nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai thác du lịch trong dịp tết cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Qua đó nhằm thúc đẩy sự phát triển quy mô kinh tế không chỉ riêng ngành du lịch mà còn đối với sự phát triển

KẾT LUẬN

Hiện nay, khơng chỉ riêng nền Văn hóa Việt Nam đang đứng trước nguy cơ dần đi vào quên lãng trước sự du nhập của các nền văn hóa khác cộng với sự phát triển như vũ bão của các ngành như: công nghệ thông tin, kinh tế thương mại, đặc biệt là trong q trình xã hội hóa, tồn cầu hóa văn hóa.

“Văn hóa là cái cịn lại cuối cùng sau khi mất đi tất cả”- Edouard Herriot, là cái gốc của dân tộc, mất văn hóa là mất đi cội nguồn. Việc giữ gìn và truyền – quảng bá văn hóa của dân tộc khơng chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của mỗi một cá nhân mà cịn là tồn xã hội.

Văn hóa Việt, tín ngưỡng Việt trong Tết truyền thống dưới lăng kính của ngành Du lịch nó chất đầy tiềm năng khi đưa vào khai thác. Bởi có lẽ đây là một nét Văn hóa riêng mà khơng dễ ở đâu có được!

Trong những năm gần đây, đời sống của nhân dân ngày càng cao, cùng với chính sách đãi ngộ của nhà nước cũng như các doanh nghiệp, đặc biệt là vào dịp cuối năm, mức thưởng Tết cho cán bộ công nhân viên ngày càng cao, thời gian nghỉ Tết dài hơn, vì thế mà nhu cầu đi du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán của người dân ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch này để tương xứng với tiềm năng vốn có của nó, làm cho nó trở thành một trong những mũi nhọn của ngành du lịch Việt Nam.

Tết cổ truyền là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn chứa đựng nhiều tiềm năng lớn, không chỉ ngành du lịch mà mọi công dân Việt Nam cần phải giữ gìn và phát huy và cần có sự quan tâm đầu tư lớn để nó thực sự trở thành một nguồn tài nguyên quý giá, để ta mãi tự hào về một nền văn hóa mang bề dày truyền thống dân tộc, tự hào đất nước nghìn năm văn hiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch này để tương xứng với tiềm năng vốn có của nó, làm cho nó trở thành một trong những sản phẩm mũi nhọn của ngành du lịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trung Du và miền núi phía Bắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990. 2. Nhiều tác giả, Phong vị Tết Việt, NXB Phụ nữ, 2010.

3. Toan Ánh, Tìm hiểu về phong tục Việt Nam qua Tết – Lễ - Hội – Hè, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1988.

4. Trần Quốc Vượng, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1998. 5. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, 1997.

6. Đặng Nguyễn Duy, Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt, NXB Giáo dục, 1996. 7. Nguyễn Cơng Bình: Đời sống xã hội ở vùng Bắc Bộ, Nxb. ĐHQG Tp.HCM, 2008.

8. P. Gourou: Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ (bản dịch), Nxb. Trẻ, 2003. 9. Nguyễn Duy Hinh: Vài tư liệu có liên quan đến hệ thống thân tộc của người Việt, Tạp chí Dân tộc học, số 2/1982.

10. Diệp Đình Hoa: Tìm hiểu làng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990. 11. Ngô Văn Lệ,(2003), Về quan hệ dòng họ của người Việt, Nxb. ĐHQG Tp.HCM, 2003, trg.97-109.

PHỤ LỤC Ảnh 1. Chợ Tết trong xã hội cũ ((Nguồn: http://anhxua.com/album/tet-o-mien-bac-viet-nam_165.html) Ảnh 2. Chợ Tết cổ truyền xưa (Nguồn: https://baomoi.com/tet-ha-noi-xua-truyen-thong-tram-nam-giu-den-tet- nay/c/24964766.epi)

Ảnh 3. Cách bày biện ban thờ gia tiên

(Nguồn: https://laodong.vn/xa-hoi/cach-chuan-bi-mam-co-cung-va-van-khan- mung-1-tet-de-cau-tai-loc-binh-an-591775.ldo)

Ảnh 4. Mâm cơm Tân niên

Ảnh 5. Xông đất mồng 1 Tết

Nguồn: http://vanhoachoichu.vn/van-hoa-va-tet-cua-nguoi-ha-noi/)

Ảnh 6. Lì xì ngày Tết đầu năm

Ảnh 7. Nét đẹp xin chữ ngày Tết

(Nguồn: http://vanhoachoichu.vn/van-hoa-va-tet-cua-nguoi-ha-noi-xua/)

Ảnh 8. Đoàn tụ ngày Tết

Một phần của tài liệu Những tín ngưỡng trong tết cổ truyền việt nam ở hà nội và ảnh hưởng với du lịch (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)