3.2.1 .Những thuận lợi
3.3. Một số giải pháp để khaithác tài nguyên Tết Nguyên Đán trong du
3.3.1. Khaithác tài nguyên tĩnh
Lễ hội Tết Nguyên Đán là một sinh hoạt văn hoá tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tơn giáo tín ngưỡng và văn hố nghệ thuật, linh thiêng và đời thường.
Với khơng gian văn hóa rộng lớn ấy của Tết cổ truyền dân tộc, ngành du lịch phải có kế hoạch khai thác hợp lý nhằm phát huy hết giá trị của nó. Cần có kế hoạch đưa ra chiến lược Marketing hợp lý và chương trình quảng bá trên khắp mọi miền đất nước. Đây là một công việc quan trọng và thông qua việc quảng bá giới thiệu về Tết Cổ truyền của người Việt du khách sẽ có những hiểu biết rõ nét về những nét văn hóa đặc sắc của ngày Tết. Thơng qua đó du khách sẽ có cái nhìn tích cực về nguồn tài nguyên này và mong muốn được tham gia du lịch để tìm hiểu về ngày Tết ở Việt Nam. Quảng cáo chính là một công cụ để du lịch Tết của Việt Nam cạnh
tranh và xây dựng hình ảnh của mình trong tâm trí du khách đặc biệt là du khách nước ngồi. Vì vào thời điểm này một số nước cũng diễn ra Tết Nguyên Đán như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Cần sử dụng các phương tiện quảng cáo như: tờ gấp, báo chí, tạp chí và một công cụ hiệu quả nhất là Internet. Cần giới thiệu về tết Nguyên Đán của người Việt một cách chi tiết cụ thể làm nổi rõ những nét độc đáo và đặc sắc nhất của ngày Tết để tạo ra ấn tượng sâu đậm cho du khách đặc biệt là khách nước ngoài
Một phương tiện quảng bá hữu hiệu đó là chính bản thân mỗi du khách, bởi họ là những người trực tiếp tham gia du lịch thì họ có cảm nhận sâu sắc nhất và sự giới thiệu của họ sẽ đem lại nhiều niềm tin cho người khác
Các công ty du lich, các khách sạn nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí tham gia khai thác Tết Nguyên Đán nên tập trung phối hợp lại dưới sự chỉ đạo của ngành du lịch mà cụ thể là ngành du lịch để tổ chức các chương trình quảng bá về du lịch Tết của người Việt.
Không gian phần “Lễ” với ý nghĩa văn hóa tâm linh truyền thống, khơng gian phần hội để mọi người được tham gia, vui chơi, giải trí, thưởng thức các di sản văn hóa dân gian kể cả ẩm thực.
- Khơng gian linh thiêng của phần lễ : bao gồm một loạt các nghi thức như: lễ cúng ông công ông Táo, lễ cúng tất niên, lễ tảo mộ, tống cựu nghênh tân, lễ cúng giao thừa,…. Không gian linh thiêng của phần lễ Tết diễn ra ở mọi gia đình, ở đình, đền, chùa - ở các thành phố lớn, các trung tâm đơ thị, trung tâm hành chính văn hóa….Với mục đích hướng về cội nguồn thể hiện tấm lịng tri ân đối với ơng bà tổ tiên. Phần lễ giữ vai trò quan trọng, là hạt nhân của lễ hội, được tổ chức long trọng cầu kì.
Khơng gian linh thiêng của phần Lễ diễn ra theo một tơn ty trật tự trang nghiêm tơn kính. Du lịch cần phải giới thiệu một cách tỉ mỉ, đưa du khách về tham gia các nghi lễ đón Tết của người dân. Như thế mới tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt cho du khách, thông qua sự giới thiệu của hướng dẫn viên du khách sẽ hiểu hơn và cảm thấy thích thú hơn.
Đối với lễ hội Tết Nguyên Đán phần Lễ giữ vai trò quan trọng và kéo dài từ 23 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng. Chỉ riêng phần lễ cũng đủ làm nên sức
hấp dẫn cho du khách, nên xây dựng các chương trình đưa du khách, đặc biệt là khách nước ngồi cùng tham gia nghi thức đón Tết cùng gia đình người Việt. Để cho khách trực tiếp chứng kiến các nghi lễ đón Tết cổ truyền thì họ mới cảm thấy được cái khơng khí thực sự của ngày Tết như đưa du khách cùng tham gia nghi thức đón giao thừa. Đây là nghi thức quan trọng và được chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong giờ phút thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Giao Thừa - là giây phút thiêng liêng nhất, là đúng 12 giờ đêm của ngày cuối cùng trong năm. Khi màn đêm buông xuống, mọi con mắt đều chốc chốc lại hướng nhìn về phía đồng hồ để chờ đợi giao thừa. Chuông nhà thờ đổ dồn dã, tiếng chuông đại hồng bên chùa ngân vang, tiếng trống đình làng vang vọng, tất cả nhộn nhịp báo tin năm mới vừa đến. Giây phút này năm cũ trao ủy nhiệm cuộc sống qua năm mới. Tặng phẩm đất trời được trao truyền sang thế hệ mới.
Trước khi trời tối, bàn thờ cúng trời đất để sẵn ngoài lộ thiên và bàn thờ cúng tổ tiên ở trong nhà đã được bầy biện sẵn. Phút giao thừa, người gia chủ mặc quần áo tề chỉnh, thắp hương, hai tay chắp trước ngực khấn lễ mời hương linh ông bà, tổ tiên về ăn Tết với gia đình và phù hộ cho gia đình con cháu gặp mọi điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới.
Tiếng pháo giao thừa nổ ran mọi nơi, trẻ con reo hò, tiếng nhạc mừng xuân vang lừng báo hiệu phút giây thiêng liêng mầu nhiệm đã đến với tràn trề niềm vui thịnh vượng.
Nhiều gia đình đi chùa lễ Phật đêm giao thừa, theo truyền thống họ thường hái lộc, mang về nhà những nhánh cây có lá non nụ mới, như xin Phật được sự tươi mát cùng phước lành mang về nhà.
Ngồi khơng gian linh thiêng trong phần lễ của Tết Cổ Truyền thì trong tháng giêng âm lịch Việt Nam cịn có nhiều lễ hội khác mà phần lễ cũng khá quan trọng và được du khách lựa chọn để xuất hành đầu năm cầu phước lộc cho gia đình như: Lễ hội khai ấn tại đền Trần Nam Định, Lễ hội Yên Tử, Lễ hội Phủ Giầy, Lễ hội Tây Sơn Bình Định,...
- Khơng gian nhộn nhịp của phần hội: Phần hội tổ chức vui chơi giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ thuật. Yếu tố ni dưỡng lễ hội là kinh tế- xã hội và tự nhiên, nội dung của phần hội khơng chỉ giữ ngun những giá trị văn hóa truyền thống mà
ln có xu hướng bổ sung thêm những thành tố văn hóa mới. Phần hội với các trò chơi dân gian hấp dẫn du khách tham gia rất nhiệt tình như: Đánh đu, đấu vật, chọi gà, cờ người, thi nấu ăn, thi sắp mâm ngũ quả, bắt chạch trong chum…Trong dịp này nhiều lễ hội truyền thống cũng được tổ chức để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách. Giá trị văn hóa truyền thống mà ln có xu hướng bổ sung thêm những thành tố văn hóa mới. Phần hội với các trị chơi dân gian hấp dẫn du khách tham gia rất nhiệt tình như: Đánh đu, đấu vật, chọi gà, cờ người, thi nấu ăn, thi sắp mâm ngũ quả, bắt chạch trong chum…Trong dịp này nhiều lễ hội truyền thống cũng được tổ chức để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách.