6. Bố cục của khóa luận
3.1. Những biến đổi về tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Na mở Hà Nội
3.1.1. Biến đổi về quan niệm “Tết”của người Hà Nội
Quan niệm ngày Tết đối với người dân Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng đều mang một ý nghĩa thiêng liêng, sâu sắc. Họ cho rằng, một năm ăn nên làm ra hay thất bại, vui hay buồn, may mắn hay xúi quẩy phụ thuộc rất nhiều vào dịp Tết Nguyên Đán. Bởi vậy, chẳng ai coi nhẹ việc “ăn Tết”.
Quanh năm suốt tháng, mọi người đều phải lo làm ăn để kiếm sống, cho nên dù cách xa đến mấy, họ cũng cố gắng trở về để cùng đón Tết với người thân. Nhà văn Băng Sơn cho rằng: “Tết là dịp dành cho sự sum họp gia đình. Mấy ngày
đầu năm mới ít ai đi ăn cơm khách, trừ thăm viếng, xông nhà, chúc Tết. Đêm giao thừa người Hà Nội có tục lệ đi chơi xuân hái lộc. Tồn là thú chơi, niềm vui khơng cần đến bát đĩa”.
Những ngày sát Tết, mỗi gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa, lau chùi sạch sẽ, bao xái bàn thờ. Nhưng hơn hết đó là cái khơng khí rạo rực chờ đón của tất cả mọi người. Các mẹ, các chị thì lo việc bếp núc, cỗ bàn, còn những người đàn ông, con trai thì lo quét dọn nhà cửa, vườn tược, bàn thờ gia tiên cho trang nghiêm, sạch đẹp. Từ ngày 23 Tết các gia đình làm cơm tiễn ông Táo về trời. Đến đêm Giao Thừa phải có mâm cúng ơng bà, rước ơng bà về đón Tết. Xong rồi sau Tết lại tiễn ông bà đi.
Ngày thường, rất hiếm khi tất cả các thành viên trong gia đình, dịng họ có mặt đơng đủ. Chỉ có ngày Tết mọi người trong gia đình mới có cơ hội để qy quần bên nhau, cùng ăn cơm với nhau và cùng nhau hàn huyên tâm sự. Do vậy, ngày Tết là ngày của sự đoàn tụ, là ngày để mọi người trở về với gia đình của mình. Từ rất xa xưa, người Việt chúng ta đã biết thờ cúng ơng bà, tổ tiên của mình. Dù có nghèo khó đến mấy, mọi gia đình đều cố gắng sắm sửa một vài mâm cổ để cúng ông bà, tổ tiên, mời ơng bà tổ tiên cùng về đón Tết với con cháu. Việc
làm này đã tác động sâu sắc vào tâm thức của những người con đất Việt, nhắc nhở mọi người nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, làm cho lòng hiếu thảo trong mỗi người con được tiếp thêm sức mạnh, được nuôi lớn không ngừng, trọng hiếu kính đạo, sống theo hiếu uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Quan niệm về Tết trong thời kỳ hiện đại cũng có nhiều biến đổi cả về mặt khái niệm lẫn hành vi. Bây giờ người ta quan niệm là “nghỉ Tết”, “chơi Tết” chứ khơng cịn là “ăn Tết”. Khi cái ăn, cái mặc khơng cịn là vấn đề quan trọng trong ngày Tết thì người ta hướng đến tinh thần nhiều hơn.
Đối với nhiều người hiện nay, Tết không hẳn là dịp trở về quê, hay ăn Tết tại gia mà họ dành những ngày cuối năm để trở về nhà thăm ông bà cha mẹ mà rồi sau đó thực hiện những chuyến đi ngắn: đi du lịch, đi nghỉ trong nước và ngoài nước, khám phá những vùng đất mới, đi lễ cầu may, đi thăm bè bạn nơi xa… Xu thế ăn Tết ở Hà Nội ngày nay, người dân khơng cịn ăn Tết tại nhà nữa mà sẽ đi du lịch, đi vào các tỉnh có khí hậu ấm hơn để thưởng Tết, như: Nha Trang, Khánh Hòa, Phú Quốc,... để tránh cái rét đầu xuân, tặng cho bản thân thời gian được ngơi nghỉ sau những tháng ngày mệt mỏi làm việc.
Đối với khách du lịch ở nước ngoài, người ta chọn Sapa làm điểm đến tại khơng khí rất lạnh, họ quen với khí hậu ở nước ngoài. Dần dần cách thức ăn Tết dần đổi khác.
Theo giáo sư Lê Văn Lan (chuyên gia nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc tại Hà Nội): “Hiện nay người ta đang quên dần các phong tục ngày Tết và không
hiểu được hết các ý nghĩa tinh thần của việc đón Tết. Hỏi sự tích về ơng Cơng, ơng Táo thì chẳng mấy người bây giờ biết nữa. Thậm chí họ cịn biết lệch đi, biết những biến tướng. Nếu hỏi về đêm Giao thừa. Thế nào là Giao thừa, thế nào là Trừ tịch. Cũng chẳng mấy ai biết nữa”. [3]
Nếu như cái Tết cổ truyền của Hà Nội xưa thiên về những nghi thức, lịng thành kính hướng đến nguồn cội tổ tiên, ơng bà, thì bây giờ đó là một cái biến tướng thiên về vật chất hưởng thụ, mà quên mất những ý nghĩa thiêng liêng sâu
xa, những giá trị tinh thần của ngày Tết phần nào đó được thể hiện rõ nét qua cách chơi Tết của người Hà Nội khu vực Phố cổ.