7. Kết cấu của đề tài
2.1. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Tình hình phịng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hà Nội
Đêm ngày 6/3/2020, TP Hà Nội ghi nhận ca nhiễm COVID-19 đầu tiên trên địa bàn là một cô gái tạm trú ở phường Trúc Bạch, quận Ba Đình. Ngay lập tức, TP đã triển khai một loạt các biện pháp để ứng phó, khoanh vùng, lập chốt phịng chống dịch. Kể từ đó đến nay, TP Hà Nội đã trải qua bốn đợt dịch, hai lần giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01/4/2020 và giãn cách xã hội từ 6 giờ ngày 24/7/2021 đến 6 giờ ngày 21/9/2021 theo Chỉ thị số 17/CĐ-UBND do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành. Số ca mắc COVID-19 trên toàn TP kể từ khi dịch xuất hiện là 1.596.059 ca, số ca tử vong là 1.220 ca, số liều vacxin đã được tiêm chủng là 13.366.471 (tính đến ngày 16/5 theo nguồn cập nhật của Bộ Y tế, CDC Hà Nội, Cổng thông tin Tiêm chủng). Đặc biệt trong khoảng thời gian tháng 2- 3/2022, Hà Nội liên tiếp dẫn đầu về số ca mắc và tử vong trên cả nước. Trải qua bốn đợt dịch vô cùng phức tạp, Hà Nội đã phải ứng phó với nhiều ổ dịch như ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung,... Nhưng dần dần, nhờ kiên trì áp dụng những biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, số ca F0 trên địa bàn đã giảm mạnh và TP đang dần kiểm sốt được tình hình dịch bệnh.
Thời gian qua, TP Hà Nội đã thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia, các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh, ln bám sát tình hình, thực tiễn để chủ động có biện pháp phù hợp phịng, chống dịch bảo đảm "thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt có hiệu quả dịch bệnh COVID-19" theo đúng tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, từng bước "bình thường hóa" với dịch bệnh. TP đã thực hiện nghiêm công thức "5K + vacxin, thuốc điều trị + các biện pháp điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác"; “thần tốc” trong việc tiêm chủng, tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin, hồn thiện các cơng nghệ phục vụ phòng, chống dịch dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu về dân cư; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong
việc kịp thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tự bảo vệ bản thân và gia đình, cộng đồng.
Để thích ứng với diễn biến của dịch, Lãnh đạo TP luôn kịp thời chỉ đạo và đưa ra những quyết sách vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế một cách chắc chắn, hiệu quả, phù hợp, bảo đảm an tồn, phù hợp với tình hình. Một loạt các chỉ thị được Hà Nội đưa ra như Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 01/9/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống dịch, Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 03/9/2021 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn TP, Chỉ thị 22/CT-UBND ngày 20/9/2021 điều chỉnh biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới đã khẳng định tầm nhìn và sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy Hà Nội, sự vào cuộc khẩn trương của các sở, ban, ngành, sự tham mưu của Sở Y tế và sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và lực lượng chống dịch của TP.
Chính quyền TP ln tăng cường tun truyền, vận động, thơng báo nhanh chóng những kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh – Trưởng ban chỉ đạo về phòng, chống dịch TP Hà Nội trong các phiên họp giao ban để quần chúng nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và có ý thức thực hiện các chủ trương của Trung ương và TP, tăng cường thông tin kịp thời về tình hình và các biện pháp phịng chống dịch để người dân yên tâm, có ý thức làm tốt cơng tác phịng chống dịch. Các lực lượng chức năng được phân cơng đảm nhiệm phải có đủ thành phần, ca trực, nhân sự bảo đảm sức khỏe, duy trì hoạt động lâu dài, bền bỉ; phối hợp chặt chẽ, thống nhất, dũng cảm đảm nhận, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tất cả vì sự an tồn của thủ đơ và người dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơng tác phịng chống dịch tại các phường kết hợp với hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ các phường thực hiện, kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa những hạn chế, thiếu sót. Tại quận Hai Bà Trưng, các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể cùng vào cuộc, tăng cường biện pháp thông tin, tuyên truyền, bằng nhiều hình thức phong phú trên hệ thống truyền thanh cơ sở ở 18 phường, phát tờ rơi, ápphích. Trạm Y tế cùng Đoàn Thanh niên các phường sử dụng hệ thống
loa di động tuyên truyền tại các chợ, trung tâm thương mại, các chung cư cao tầng, các khu vực khoanh vùng cách ly y tế…
Trong đợt đầu dịch thứ tư, vào thời điểm 30/4 -1/5/2021 khi mà dịch trên cả nước tạm thời lắng xuống nhưng Hà Nội đã nhận định nguy cơ đợt dịch mới có thể xảy ra nên đã ban hành chỉ thị riêng, mạnh dạn tạm dừng một số dịch vụ ăn uống, quán bar, karaoke là những nơi có nguy cơ cao làm lây lan dịch bệnh. Nhờ áp dụng biện pháp kịp thời này nên dịch mới không bung ra ở Hà Nội và được người dân ủng hộ vì đây là quyết sách đúng đắn, chấp nhận hy sinh quyền lợi của một số ngành nghề để đảm bảo phòng chống dịch.
Trong đợt thực hiện giãn cách, Hà Nội cũng rất linh hoạt, sớm thực hiện giãn cách theo đúng nguy cơ, áp dụng ở diện hẹp nhất có thể để khơng ảnh hưởng tới kinh tế và an sinh xã hội của người dân. Ví dụ như dịch ở phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân), sau khi phong tỏa 2 ngõ 238 và 230, TP đã ngay lập tức cho xét nghiệm diện rộng khu vực Trung Hịa, Nhân Chính,… xác định dịch chỉ xảy ra ở 2 ngõ đó nên đã khơng phong toả rộng hơn. Hay khi dịch xảy ra ở tồ nhà chung cư thì ban đầu tạm thời phong tỏa cả tòa nhà, khi xét nghiệm xong xác định nguy cơ ở 1 tầng thì thu hẹp lại chỉ phong tỏa rất chặt ở 1 tầng... Về xét nghiệm, Hà Nội đã sớm xét nghiệm tất cả các trường hợp ho sốt trên địa bàn với mỗi ngày trên ngàn trường hợp. Chính vì xét nghiệm như vậy mà Hà Nội đã phát hiện dịch xảy ra tại tất cả quận, huyện, phường, xã, thấy được nguy cơ và quyết định giãn cách phù hợp, khơng để dịch bùng lên tồn TP. Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tiêm phòng bài bản, khoa học, nhanh chóng, khơng chỉ người có hộ khẩu tại địa phương mới được tiêm mà ngay cả người khơng có hộ khẩu Hà Nội cũng được tiêm nên hiệu quả miễn dịch cộng đồng rất cao. Hà Nội cũng đã thành lập các tổ COVID cộng đồng, y tế cơ sở tuyến quận, huyện, xã, phường... đội ngũ cán bộ ở các tổ dân phố, thơn nhỏ... hùng hậu, hình thành một số đội phản ứng nhanh các tuyến, đặc biệt các đội của CDC tuyến tỉnh. Chính với hệ thống này mà cơng tác theo dõi, xét nghiệm, khoanh vùng và dập dịch của Hà Nội đã rất kịp thời, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Một
điểm nữa, Hà Nội đã hình thành những vùng xanh do chính người dân quản lý. Nhờ sự tự chủ, nhận thức của quần chúng và sự tham gia của quần chúng thì cuộc chiến chống dịch mới có thể bền vững.
Trong thời điểm chung sống chủ động, an toàn với dịch bệnh, Hà Nội cũng đã nghiêm túc đề ra các chủ trương, chính sách, chỉ đạo nhiều nội dung quan trọng về cơng tác phịng, chống dịch COVID-19, tăng cường triển khai tiêm vacxin cho người dân kết hợp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thực hiện thiết lập trạng thái “bình thường mới”. Quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo về cơng tác phịng, chống COVID-19 trong phát biểu kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII), thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn, chủ động xây dựng nhiều giải pháp nhằm từng bước nới lỏng các hoạt động kinh tế - xã hội.
Hà Nội cho phép cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống được phép hoạt động bình thường kể từ 15/3/2022, các hoạt động du lịch, văn hóa, thể thao được tổ chức, thu hút hàng nghìn người đến mỗi ngày, rạp chiếu phim, quán karaoke, massage được phép hoạt động trở lại từ 8/4/2022. SV bắt đầu đến trường từ đầu tháng 4/2022, các trường cấp II, cấp III mở cửa dạy học trực tiếp từ 21/3 và học sinh tiểu học trở lại trường từ ngày 6/4/2022. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại các hoạt động khơng có nghĩa là bng lỏng mà có kiểm sốt, quản lý hiệu quả, nghiêm túc thực hiện quy tắc 5K; lắng nghe ý kiến nhân dân để có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; khắc phục kịp thời những khó khăn của người dân. Bên cạnh đó, TP vẫn đẩy nhanh cơng tác tiêm chủng, hoàn thành tiêm mũi 3 cho đa số người dân trên 18 tuổi, hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi, chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi,… Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được ca nhiễm, đặc biệt là ca nhiễm nặng, tỉ lệ tử vong thấp, số ca mắc mới có xu hướng giảm nhưng vẫn cần tăng cường
giám sát các chủng virus, các bệnh nhân để chủ động đối phó khi chủng mới xuất hiện cũng như có giải pháp ứng phó trong tình hình mới.