Nhóm giải pháp về giáo dục, truyền thông, thúc đẩy ý thức, trách nhiệm

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống dịch COVID 19 tại thành phố hà nội (Trang 49 - 56)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. Nhóm giải pháp về giáo dục, truyền thông, thúc đẩy ý thức, trách nhiệm

nhiệm công dân

- Mục tiêu của giải pháp: Để nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy ý thức của

người dân Hà Nội trong sử dụng MXH để phịng, chống dịch COVID-19, cần có những hoạt động giáo dục, truyền thông thiết thực để một mặt vừa thu lại được phản hồi của người dân Hà Nội, một mặt để người dân hiểu và tham gia cơng tác phịng, chống dịch trên MXH, cùng lan tỏa đến mọi người. Thơng qua đó hình thành thái độ giáo dục, truyền thông, thúc đẩy ý thức, trách nhiệm đúng đắn cho mọi người sử dụng MXH trong phòng, chống dịch COVID-19.

- Các biện pháp thực hiện giải pháp:

Nhóm tác giả đề xuất các biện pháp thực hiện giải pháp về giáo dục, truyền thông, thúc đẩy ý thức, trách nhiệm công dân như sau:

Thứ nhất, tạo dựng được một môi trường MXH mạnh, đủ sức lấn át các

dịng thơng tin độc hại trên không gian mạng; bảo đảm dịng thơng tin chất lượng, chính xác, kịp thời là thơng điệp chủ đạo, là bộ lọc tin cậy về các vấn đề xung quanh dịch COVID-19 mà dư luận xã hội quan tâm.

Thứ hai, tăng cường các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức,

hiểu biết về pháp luật, ý thức, trách nhiệm khi tham gia các nền tảng MXH của mọi công dân, định hướng giáo dục giá trị để người dân biết và tránh nhận thức lệch lạc và hành vi sai trái trên MXH về dịch COVID-19.

Thứ ba, tổ chức các buổi họp theo tổ dân phố, khu dân cư, các buổi tập huấn nhằm trang bị cho người dân những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ thông

tin cá nhân, cách thức chắt lọc, tiếp nhận thông tin về dịch COVID-19 một cách đúng đắn, phù hợp, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và lãnh đạo TP, giải đáp thắc mắc của người dân về nguy cơ tiềm ẩn trên MXH, nhất là vấn nạn tin giả.

Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức truyền thơng thơng qua các kênh MXH

như Facebook, Zalo… thực hiện những video (dạng radio, dạng bản tin, dạng parody,…) có nội dung thiết thực, mới mẻ, khơng nhàm chán, khai thác triệt để những tính năng truyền tải thông tin của các nền tảng MXH tuyên truyền về dịch COVID-19, các chính sách của Đảng và Nhà nước, những hướng dẫn, biện pháp phòng dịch của Bộ Y tế sao cho thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp người dân. Phát huy vai trò của các tổ chức và cá nhân, nhất là những người điều hành website, blog, fanpage, các KOL (Key Opinion Leader), influencers, giới trẻ trong xây dựng môi trường MXH lành mạnh.

Thứ năm, đổi mới về nội dung lẫn hình thức các bài viết và hoạt động

nhằm nâng cao ý thức của người dân Thủ đơ về phịng chống dịch bệnh khi sử dụng MXH, sáng tạo những nội dung dành riêng cho mỗi lứa tuổi, lan tỏa những

thơng điệp tích cực ngồi đời thực cũng như trên MXH từ đó góp phần thúc đẩy những hành vi tích cực của người dân và hạn chế những tiêu cực trên MXH về dịch COVID-19.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, nhóm tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp đến nhằm phát huy vai trị của MXH trong cơng tác phịng chống dịch bệnh COVID-19. Đó là: nhóm giải pháp về quản lý nhà nước; nhóm giải pháp về phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đồn thể; nhóm giải pháp về giáo dục, truyền thông, thúc đẩy ý thức, trách nhiệm công dân. Các giải pháp này phải được tiến hành đồng bộ, linh hoạt và nhanh chóng, nó khơng chỉ góp phần đảm bảo hiệu quả phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch mà còn thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo TP Hà Nội, là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong các chính sách dành người dân, thể hiện sự phát triển của TP Thủ đô so với cả nước.

KẾT LUẬN

MXH là một hệ thống liên kết những người sử dụng có chung mục đích với nhau, cung cấp cho họ các dịch vụ tìm kiếm, chia sẻ, trao đổi thơng tin thơng qua hình thức âm thanh, hình ảnh và các hình thức tương tự khác. Các nền tảng MXH có vai trị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đối với cơng tác phịng chống dịch bệnh từ khi dịch bắt đầu xuất hiện cho đến khi có diễn biến phức tạp, khó lường và thời điểm hiện tại đó là phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Từ việc nghiên cứu thực trạng phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch COVID-19 tại ba quận nội thanh TP Hà Nội, có thể rút ra được một số kết luận như sau:

Thủ đô Hà Nội là một TP rất đặc thù về phòng, chống dịch vì là địa bàn giao lưu rộng, dân số đông, tập trung nhiều thành phần dân cư, đa nguồn lây, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Tuy nhiên TP đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Lãnh đạo TP luôn bám sát và thực hiện đúng các chỉ đạo của Chính phủ, đưa ra những quyết sách hợp lý, linh hoạt, đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cơng tác phịng chống dịch tại chỗ và thơng tin kịp thời đến người dân những chính sách của Đảng và Nhà nước, những tin tức mới nhất về tình hình dịch.

Đóng góp một phần khơng nhỏ cho những thành tựu mà TP đã đạt được kể trên là những kết quả của việc phát huy vai trò của MXH trong phòng chống dịch COVID-19 tại TP. MXH luôn cập nhật những thơng tin, chính sách của Nhà nước chính xác, nhanh chóng; kết nối mọi người cùng đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội cùng với đó lan tỏa những thông điệp với giá trị nhân văn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế mà lãnh đạo TP cần rút kinh nghiệm, đó là: thơng tin giả, thơng tin bị bóp méo, sai sự thật gây hoang mang dư luận; người dân bị nhiễu loạn thông tin dẫn đến nhiều người thờ ơ, vô tâm

khi gặp các tin tức tiêu cực; nhiều đối tượng lợi dụng MXH để lừa đảo, chấm đoạt tài sản,…

Những kết quả đạt được trong phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch là do sự phát triển của xã hội khiến người dân có điều kiện sử dụng MXH nhiều hơn; trình độ dân trí và văn hóa ứng xử trên mạng của người dân tại các quận nội thành khá tốt; lãnh đạo TP luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và cũng đã nêu gương xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật, gây cản trở đến công tác đẩy lùi dịch bệnh. Việc vẫn còn những tồn tại là do nhiều ngun nhân gây ra: vì chính những đặc điểm của các nền tảng MXH; vì người dùng MXH muốn nổi bật, gây sự chú ý nên “câu view”, “câu like”; vì cơng tác tun truyền cịn hời hợt, chung chung, chưa đủ tâm huyết hay vì sự chủ quan, ít tìm hiểu pháp luật của những người dùng mạng ở TP Hà Nội,… Nếu khơng có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn điều này, cơng tác phịng chống dịch COVID-19 và phục hồi sau đại dịch sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa.

Từ những kết luận và kết quả của đề tài, nhóm tác giả đã đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của MXh trong phòng chống dịch bệnh. Đó là: quản lý nhà nước; phát huy vai trị trách nhiệm của các đoàn thể, cơ quan; giáo dục, truyền thông, thúc đẩy ý thức công dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Albert KM Chan và đồng nghiệp, (2020), Social media for rapid knowledge dissemination: early experience from the COVID-19 pandemic, Association of Anaesthetists (Hiệp hội các bác sĩ gây mê của Vương quốc Anh và Ireland).

2. Bùi Hương Giang, Ngô Minh Hường (2008), Tìm hiểu ngơn ngữ trên mạng xã hội Facebook, QH-2008-X-NN, Đại học khoa học xã hội và nhân văn

Hà Nội.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 Ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19".

5. Đỗ Long (2007) Những nghiên cứu Tâm lý học, NXB Chính tri Quốc gia. 6. Lê Hoàng Việt Lâm và Nguyễn Phước Thạch, (2020), Văn minh đơ thị Việt

Nam nhìn từ thái độ, hành vi ứng xử của người sử dụng mạng xã hội trước những thơng tin liên quan đến COVID-19, Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí

Minh số 15.

7. Matteo Cinelli và đồng nghiệp, (2020), The COVID-19 social media infodemic, Tạp chí Scientific Reports.

8. Nguyễn Phương Linh, (2021), Nâng cao trách nhiệm xã hội của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong sử dụng mạng xã hội, Mã số: ĐTSV.2021.10,

Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Kim Hoa, Nguyễn Lan Nguyên (2016), Tác động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia

Hà Nội.

10. Phạm Minh Hạc (2003), Biên dịch và giới thiệu Một số cơng trình Tâm

lý học của A.N.Leonchiev, NXB Giáo dục.

11. Sở Tư pháp TP Hà Nội, Công văn số 1996/STP-PBGDPL ngày 24/7/2021 về việc tuyên truyền một số quy định người dân cần tuân thủ trong

thời gian thực hiện giãn cách xã hội và mức xử phạt vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19.

12. Trần Hữu Luyến (2015), Mạng xã hội với sinh viên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống dịch COVID 19 tại thành phố hà nội (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)