Nguyên nhân của thực trạng phát huy vai trò của MXH trong phòng,

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống dịch COVID 19 tại thành phố hà nội (Trang 39)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Nguyên nhân của thực trạng phát huy vai trò của MXH trong phòng,

phịng, chống COVID-19 tại Thành phố Hà Nội

Có nhiều nguyên nhân của thực trạng phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay. Trong đó, nhóm tác giả chỉ ra những

nguyên nhân của những kết quả đạt được và nguyên nhân của những hạn chế như sau:

2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Nhóm tác giả đưa ra một số nguyên nhân của những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch COVID-19 như sau:

Thứ nhất, do sự phát triển kinh tế của các quận nội thành, số lượng người dân có điện thoại thơng minh và sử dụng MXH khá cao.

Theo khảo sát của nhóm tác giả, có 75,2% người tham gia khảo sát có sử dụng các thiết bị điện tử thơng minh có kết nối Internet. Số lượng người ln sử dụng và thường xuyên sử dụng MXH Facebook lần lượt chiếm 17,2% và 47,8% người tham gia khảo sát, lượng người sử dụng Zalo thường xuyên chiếm 39,7% người tham gia khảo sát, lượng người thường xuyên sử dụng Tik Tok 41,3% người tham gia khảo sát. Việc người dân tại các quận nội thành sử dụng MXH với tần suất cao giúp họ có thể tiếp nhận thơng tin của các cơ quan Nhà nước về phịng, chống dịch một cách nhanh chóng, các thơng tin được chia sẻ rộng rãi để nhiều người cùng biết đến và thực hiện theo. Bên cạnh tiếp nhận thơng tin qua loa đài, báo chí, vơ tuyến hay các buổi họp trực tiếp tại nơi làm việc và nơi cư trú, có 18,2% và 38,1% người tham gia khảo sát lần lượt cho biết họ luôn đọc được và thường xuyên đọc được những thông tin về dịch COVID-19 và phịng, chống dịch thơng qua MXH.

Thứ hai, người dân có trình độ dân trí cao, văn hóa ứng xử tốt.

Người dân Hà Nội từ xưa đến nay vốn được biết đến luôn mang thái độ ứng xử có văn hóa. Mặc dù trong quá trình hội nhập, có nhiều người dân nhập cư mang văn hóa, thói quen của vùng quê họ - dù có cả mặt tốt và chưa tốt - vào Hà Nội nhưng nhìn chung, người dân trên địa bàn Thủ đơ vẫn được coi là có trình độ dân trí cao. Điều đó được thể hiện thơng qua những hành động, thái độ khi Nhà nước có những biện pháp phịng, chống dịch từ cấp độ nhẹ đến mạnh, người dân Thủ đô đều hưởng ứng và thực hiện nghiêm các quy định. Thông qua bảng khảo sát 2.3 và 2.4 như nhóm tác giả đã đưa ra ở trên, có thể thấy đã có

một bộ phận người dân thể hiện sự quan tâm, phải đối một cách rất văn minh khi nhìn thấy những thông tin sai sự thật trên MXH và khi thấy bạn bè mình đăng những quan điểm khơng tích cực về dịch COVID-19 bằng cách liên hệ với cơ quan chức năng để gỡ bài hay nhắn tin riêng để nhắc nhở bạn. Những hành động này tuy chưa nhiều những vẫn đáng được ghi nhận.

Thứ ba, lãnh đạo Hà Nội luôn kịp thời chỉ đạo bằng các văn bản đến các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.

Trong từng giai đoạn của dịch COVID-19, lãnh đạo TP Hà Nội nói chung và lãnh đạo các quận nói riêng ln kịp thời đưa ra các công văn, quyết định chỉ đạo về cơng tác phịng, chống dịch trên địa bàn, tiên phong đưa ra các biện pháp ngăn chặn dịch có hiệu quả. Từ khi dịch bùng phát đến khi bước vào giai đoạn thiết lập trạng thái “bình thường mới”, Cổng thơng tin điện tử và các trang MXH của các quận thường xuyên cập nhật những văn bản chỉ đạo của UBND các quận như: văn bản số 312/UBND-GDĐT do UBND quận Ba Đình ban hành điều chỉnh hình thức dạy học tại các trường đảm bảo thích ứng, linh hoạt an tồn để phịng, chống dịch COVID-19; Công văn số 924-CV/QU ngày 25/4/2022 của Quận ủy Hai Bà Trưng về việc thực hiện Thông báo số 739-TB/TU ngày 20/4/2022 của Thường trực Thành ủy về cơng tác phịng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội; các văn bản tổng kết hội nghị giao ban về cơng tác phịng, chống dịch trên địa bàn các quận và còn nhiều văn bản chỉ đạo khác. Việc thường xuyên cập nhật thông tin về những chỉ đạo của lãnh đạo TP đã cho thấy sự bám sát, quan tâm đến cơng tác phịng, chống dịch của Hà Nội từ đó ngày càng phát huy hơn nữa vai trò của MXH trong việc tuyên truyền những biện pháp phòng, chống dịch này đến người dân.

Thứ tư, do TP đã xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm trên MXH trong thời gian dịch bệnh diễn ra.

Từ đầu năm 2021, cuộc chiến phòng chống dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, tuy nhiên lãnh đạo TP vẫn quyết tâm kiểm sốt tình hình, triển khai các giải pháp đồng bộ, đặc biệt là xử lý nghiêm những hành vi vi

phạm pháp luật, đăng thông tin sai sự thật trên MXH về cơng tác phịng, chống dịch. Ngày 10/5/2021, Sở TT&TT Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tài khoản Facebook có tên “Hà Nội Phố” do có hành vi "cung cấp thông tin sai sự thật” - thông tin “Hà Nội phố thơng thống trong ngày đầu phong tỏa” kèm theo một video về trải nghiệm đường phố Hà Nội ngày 4/5/2021. Trong 3 ngày 12, 13 và 14/5/2021, Sở cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 chủ tài khoản Facebook có hành vi cung cấp thơng tin giả mạo, sai sự thật về ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cơng tác phịng chống dịch bệnh COVID-19, vi phạm quy định tại Điểm e, Khoản 1 Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP. Tháng 7/2021, Sở Tư pháp Hà Nội đã ban hành Văn bản số 1996/STP-PBGDPL về tuyên truyền một số quy định người dân cần tuân thủ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và mức xử phạt vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể trong đó có viết: “Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thơng thơng tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 7 năm và cịn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm)”.

Cùng những nguyên nhân của những kết quả đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19, nhóm tác giả cũng nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch bệnh còn gặp hạn chế.

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Bên cạnh những nguyên nhân khiến công tác phát huy vai trò của MXH trong phịng chống dịch có hiệu quả hơn, đề tài cịn chỉ ra những nguyên nhân gây ra những hạn chế như sau:

Thứ nhất, hiểu biết pháp luật và hiểu biết về tính an tồn trong khơng gian mạng của một bộ phận người dân trong các quận nội thành còn hạn chế, không

đồng đều giữa các quận trung tâm nội đô với các quận cịn lại, khơng đồng đều giữa các tầng lớp dân cư, dẫn đến hạn chế trong việc phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống COVID-19. Mặc dù sinh sống tại khu vực dân trí cao, mức sống ổn định - nhưng thực tế cho thấy đa số người dân ở đây vẫn cịn chủ quan, ít tìm hiểu pháp luật về luật an ninh mạng và ít tiếp thu những hướng dẫn sử dụng MXH đúng cách để phịng, chống dịch hiệu quả. Khi bất kì một thơng tin nào được đăng lên mạng, chỉ cần thông tin này gây sốc, gây ấn tượng mạnh đến người đọc, lập tức thông tin này sẽ được lan truyền đi rất nhanh mà chưa cần biết nguồn tin này đã xác thực hay chưa. Mọi người thường không quan tâm đến những khuyến cáo, các video hướng dẫn của các cơ quan chức năng, ít khi tham gia những buổi tập huấn về phịng chống dịch COVID-19 trên khơng gian mạng dẫn đến tình trạng khơng phân biệt được đâu là những thông tin giả mạo, không đáng tin cậy rồi mang tâm lý hoang mang, chia sẻ lại những tin tức chưa được kiểm chứng và vơ tình vi phạm pháp luật.

Thứ hai, lực lượng làm công tác quản lý nhà nước về hệ thống mạng còn mỏng, chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Công tác giám sát, ngăn chặn các thông tin độc hại, sai sự thật về dịch bệnh trên MXH cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Hiện nay, rất nhiều thành phần tội phạm, phản động lợi dụng sự phát triển của khoa học kĩ thuật để tiến hành những chiến dịch tấn công mạng, bôi nhọ Đảng và Nhà nước, dẫn dắt dư luận khiến công tác phát huy vai trò của MXH, ngăn chặn tin tức xấu độc gặp nhiều thách thức. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm an ninh mạng đã được xây dựng nhưng chưa hoàn thiện, tạo lỗ hổng cho tội phạm mạng cho kẻ xấu lách luật; vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực anh ninh trên MXH còn bất cập.

Thứ ba, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác điều tra đối

tượng vi phạm, phục vụ công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân cịn hạn chế.

Ngồi ra, các sở ban ngành, chính quyền địa phương các quận chưa có nhiều hoạt động thực sự thiết thực nhằm nhắc nhở người dân có ý thức phịng, chống dịch trên MXH. Trên thực tế, các cơ quan chức năng ln ln vận động, khuyến khích người dân cần phải sử dụng MXH một cách văn minh, tỉnh táo, cần tìm hiểu kĩ các nguồn thông tin về dịch bệnh, tránh tin tưởng và chia sẻ những tin tức chưa được kiểm chứng, Tuy nhiên, những hoạt động này mới chỉ mang tính chất khẩu hiệu, nhắc nhở chung chung, các hình thức xử phạt vẫn cịn nhẹ tay, chưa đủ sức răn đe người dân thực hiện tốt.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế trong phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch COVID-19. Với những đặc điểm của MXH và môi trường xã hội của TP Hà Nội, nếu người dân chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tự trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết, văn minh khi sử dụng các nền tảng số thì MXH sẽ trở thành công cụ đắc lực trong việc hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, trong chương 2, nhóm tác giả đã giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, khái qt về tình hình phịng, chống dịch COVID-19 nói chung tại TP Hà Nội, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng những mặt tích cực và hạn chế khi phát huy vai trò của MXH trong việc đẩy lùi dịch bệnh của Hà Nội thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Cùng với đó, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân của những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc phát huy vai trò của MXH làm cơ sở đề xuất các giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước

- Mục tiêu của giải pháp: Nền tảng pháp lý được coi là một trong những

giải pháp cho sự phát triển tích cực của truyền thơng xã hội nói chung và MXH nói riêng. Trước những tác động hai mặt cả tích cực và hạn chế của MXH trong phòng, chống dịch COVID-19, lãnh đạo TP Hà Nội cần có những biện pháp quyết liệt, xây dựng các quy định cụ thể để tăng cường quản lý, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng MXH để vi phạm pháp luật, trục lợi cá nhân.

- Các biện pháp thực hiện giải pháp:

Nhóm tác giả đề xuất các biện pháp thực hiện giải pháp về quản lý nhà nước như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng chế tài phù hợp và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa hơn nữa các quy định pháp luật đối với các hành vi

liên quan đến MXH, nhất là những thơng tin về phịng chống dịch COVID-19. Các quy chế, chính sách về phịng, chống dịch trên MXH cần cơng khai, minh bạch, rõ ràng để mọi người dân cùng biết. Đăng tải thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về dịch bệnh COVID-19 trên MXH là hành vi vi phạm pháp luật. Các mức xử phạt đối với hành vi này được quy định như sau:

Điều 101, Nghị định số 15/2020/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 hoặc cung cấp, chia sẻ thơng tin bịa đặt về tình hình dịch bệnh COVID-19, gây hoang mang trong nhân dân.

Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Người có hành vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng” với mức phạt tù lên đến 3 năm.

Thứ hai, tăng cường quản lý thị trường cung cấp dịch vụ và ứng dụng trên các phương tiện truyền thông MXH, yêu cầu các công ty truyền thơng phải có

trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, cam kết chống thông tin giả mạo về dịch COVID-19 hay bôi nhọ danh dự Đảng và Nhà nước. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện các nền tảng MXH trong nước phát triển để những thơng tin chính xác của Nhà nước và TP về phòng, chống dịch bệnh được đưa đến người dân một cách nhanh nhất.

Thứ ba, trước lượng thông tin khổng lồ trên các nền tảng MXH, cần tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại và các phần mềm để phòng ngừa, phát hiện,

xử lý kịp thời các thơng tin sai sự thật về phịng, chống dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến ổn định chính trị, xã hội; chú trọng sử dụng cơng nghệ, trí tuệ nhân tạo để xử lý, phân loại thông tin, dẹp bỏ những trang giả mạo, bảo vệ những trang thơng tin chính thống. Nghiên cứu thành lập đơn vị đặc trách chống tin giả trong phịng, chống dịch, nâng cao năng lực phân tích, điều tra, nghiên cứu cơng chúng, đo lường thái độ của người sử dụng MXH để truyền thông về cơng tác phịng, chống dịch có hiệu quả.

Thứ tư, phát hiện và xử lý kịp thời, sử dụng biện pháp mạnh (nếu cần thiết) với những thông tin khơng chính xác, khơng có lợi cho cơng tác phịng chống dịch, gây tiêu cực đến người dân. Việc TP Hà Nội nhanh chóng vào cuộc, xử lý

nghiêm các đối tượng tung tin giả về dịch bệnh trên các trang MXH nhằm câu like, câu view, gây hoang mang trong dư luận, kích động mâu thuẫn vùng miền,

chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; bất chấp quy định giãn cách, ngang nhiên tụ tập đông người để đánh bạc, nhậu nhẹt; mạo danh cơ quan, tổ chức có uy tín để

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống dịch COVID 19 tại thành phố hà nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)