7. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống COVID-
2.2.2. Hạn chế trong việc phát huy vai trò của mạng xã hội trong công tác
tác phòng, chống dịch tại Thành phố Hà Nội
Bên cạnh những kết quả tích cực mà MXH đã đem lại trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh, đâu đó vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế mà chúng ta cần nhìn thẳng và rút kinh nghiệm.
Thứ nhất, một số thông tin trên MXH khơng chính xác (tin giả).
Như đã phân tích ở trên, đa số người dân đều đánh giá khá cao về mức độ tin cậy các thông tin về dịch COVID-19 trên MXH, tuy nhiên vẫn có 19% người tham gia khảo sát cho rằng những thông tin trên MXH là không đúng sự thật. Nếu như khơng có những biện pháp mạnh tay để ngăn chặn vấn đề này, nó sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng; cụ thể có 88,8% người tham gia khảo sát cho rằng việc này sẽ “gây tâm lý hoang mang dư luận, lo lắng trong quần chúng nhân dân” và “gây ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội, nền kinh tế của đất nước”. Ngồi ra cịn có các ý kiến cho rằng hậu quả của vấn đề tin giả là “cơ hội cho các đối tượng đầu cơ tích trữ mặt hàng thiết yếu, tác động xấu đến người dân”, “suy giảm niềm tin của nhân dân vào Chính phủ”,…
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ những hậu quả nếu không phát huy được vai trò của mạng xã hội trong cơng tác phịng chống dịch tại Thành phố Hà Nội
Nguồn: dựa trên khảo sát của nhóm tác giả
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Gây tâm lý hoang mang dư luận, lo
lắng trong quần chúng nhân dân
Là cơ hội cho các đối tượng đầu cơ tích trữ mặt hàng thiết yếu, tác động xấu đến người dân
Gây thiệt hại nhất định đến đời sống xã hội, nền kinh tế
của đất nước
Suy giảm niềm tin của nhân dân đối
với Chính phủ
Thứ hai, một số cá nhân đã lợi dụng MXH, lợi dụng thông tin để bán hàng online trục lợi, lừa đảo trong thời điểm dịch bệnh bằng những chiêu thức hết sức tinh vi.
Thủ đoạn của các đối tượng là tuyển cộng tác viên thanh toán đơn hàng ảo, lừa đảo qua lệnh chuyển khoản giả, lừa đảo mạo danh đầu tư vacxin COVID- 19... Mặc dù đã Công an TP Hà Nội đã liên tục cảnh báo nhưng nhiều người do thiếu hiểu biết vẫn bị các đối tượng chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho chính người dân. Vì vậy, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương, các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc nếu mua hàng qua các MXH cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thơng tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ rang, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage khơng có thơng tin người bán và khơng có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thơng tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ khơng có cửa hàng cụ thể. Thực trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế, xã hội của người dân thủ đơ nói chung và người dân ba quận trung tâm Hà Nội nói riêng.
Thứ ba, một bộ phận người dân thờ ơ, không quan tâm những những bài viết tiêu cực, thông tin giả trên MXH.
Nghiên cứu sâu hơn về hành vi của người sử dụng MXH tại ba quận nội thành TP Hà Nội có ảnh hưởng đến vai trị của MXH đến cơng tác phòng, chống dịch COVID-19 hay khơng, nhóm tác giả đã đặt ra các trường hợp cụ thể trên MXH từ đó thu được những câu trả lời về hành vi của họ. Kết quả cho thấy, đa phần người sử dụng MXH đều không quan tâm đến những thông tin tiêu cực hay tin giả về dịch COVID-19, cụ thể có 50% người tham gia khảo sát sẽ bỏ qua thông tin không đúng sự thật về dịch COVID-19 hay các bài viết có quan điểm bịa đặt, xun tạc, bơi nhọ Nhà nước ta trong việc phòng, chống dịch bệnh.
Biểu đồ 2.3. Thái độ của người sử dụng MXH khi nhìn thấy thơng tin giả về dịch COVID-19
Nguồn: dựa trên khảo sát của nhóm tác giả
Đối với việc nhìn thấy bạn bè của mình đăng những quan điểm khơng tích cực về dịch COVID-19 lên MXH, có 54,4% người tham gia khảo sát cho biết sẽ nhắn tin riêng khuyên nhủ bạn và nhắc bạn xóa bài viết đó đi, 18,2% người phản bác cơng khai bằng bình luận và 27,3% người sẽ bỏ qua và khơng quan tâm đến quan điểm đó.
Biểu đồ 2.4. Thái độ của người sử dụng MXH khi
nhìn thấy bạn bè đăng những quan điểm khơng tích cực về dịch COVID-19
Nguồn: dựa trên khảo sát của nhóm tác giả
Ở đây chúng ta thấy chỉ có một số ít người thể hiện sự có trách nhiệm đối với cộng đồng khi phản đối lại những thơng tin khơng chính xác liên quan đến dịch bệnh, cịn lại đa số mọi người đều có thái độ thờ ơ với những thơng tin này
4,5 %
của người dùng MXH. Lý giải về điều này, có thể kể đến tâm lý ngại va chạm, sợ bị ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, sợ bị dân mạng “ném đá” hay không đủ hiểu biết về vấn đề này để có thể lên tiếng phản đối những thơng tin sai lệch trên MXH. Ngồi ra, có thể vì các cơ quan chức năng hay chính các trang MXH chưa có cơ chế bảo vệ sự an tồn của những người dám nói quan điểm của mình về các thơng tin khơng đúng về dịch bệnh nên đa số người sử dụng MXH chọn cách im lặng, bỏ qua để tránh gây phiền toái.
Thứ tư, một bộ phận người dân chưa có đủ kiến thức, kỹ năng xử lí tình huống phát sinh từ những ảnh hưởng tiêu cực của MXH đến đời sống con người.
Lạm dụng MXH có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của mọi người trong khoảng thời gian dịch bệnh phức tạp, nhất là ở những độ tuổi nhạy cảm như HS, SV, người mất việc, người già, phụ nữ trong thời kỳ chăm con nhỏ... Khi tiếp nhận những thông tin tiêu cực như: học sinh nhảy lầu tự tử, bạo lực học đường, bạo lực gia đình... một số người đã chia sẻ mà khơng kiểm sốt thơng tin, hoặc không lường trước được tác động ngược của thông tin tới những đối tượng nhạy cảm (trẻ em đang tuổi trưởng thành, người yếu thế trong xã hội) dẫn tới hiệu hứng đám đơng, gây tâm lí hoang mang, phán xét nạn nhân trong cộng đồng, làm suy giảm niềm tin của công dân đối với những giá trị đạo đức trong xã hội. Ngoài ra, một số tờ báo, trang mạng khơng chính thống khơng ngừng lợi dụng tâm lí đám đơng để đăng những thơng tin chưa được kiểm chứng, có ý đồ “dắt mũi” dư luận nhằm mục đích câu like, câu view bất chấp đạo đức, làm cản trở nỗ lực làm trong sạch môi trường mạng của chính quyền thành phố, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước cũng như tạo tâm lí hoang mang cho người dân thành phố.