8. Nội dung đề tài
2.1. Trang phục truyền thống của người H’mông đen ở Sa Pa
2.1.3.3. Trang phục của trẻ em
Khi đứa trẻ mới sinh, được ủ trong một cái tã cắt ra từ một mảnh vải. Đến ngày thứ ba, gia đình tổ chức lễ đặt tên ru hồn “gênh pli” cho trẻ, sau đó đặt tên và mặc áo do người mẹ hay cho đứa trẻ. Khi đứa trẻ đầy tháng, có thể dùng địu đo ơng bà ngoại hoặc chị gái cho hoặc do người mẹ tự làm lấy cho con. Người H’mơng đen cịn sử dụng và lanh do mình tạo ra để may các vận dụng trong gia đình trong đó có chiếc địu. Theo quan niệm của người H’mơng đen ở Sa Pa, chiếc địu dùng để địu trẻ, nó cịn tượng trưng cho cái kén, trên địu trang trí rất nhiều hoa văn khác nhau như một cái kén bảo vệ cho đứa bé ở bên trong, không để cho con ma làm hai đứa trẻ. Địu trẻ em gọi là “nhuax cuov”, địu có tác dụng giữ cho đứa bé ở trên lưng. Địu của người H’mông đen được may từ một tấm vải hình chữ nhật, có dây buộc ở phía trên. Địu được may bằng hai lớp vải và được trang trí bằng các hoa văn kết hợp với những họa tiết được ghép bằng vải nhỏ hoặc những hoa văn in bằng sáp ong kết hợp với ghép vải, một nửa trên ghép vải đen, nửa dưới ghép vải đỏ. Ở lớp trong, nửa trên là một mảnh vải đen khơng trang trí hoa văn, nửa dưới có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong giống như nửa dưới lớp ngồi. Trang trí trên mặt địu trẻ chủ yếu là hoa văn hình con ong mú, hoa văn hình con ong “má”, ong là biểu tượng cho sự chăm chỉ, cần mẫn, là một lồi cơn trùng gần gũi, thân thiện với đời sống người H’mơng đen, mơ típ hoa văn hình con ong được in bằng sáp ong trên mặt địu của trẻ em. Ngoài ra, nhiều hình ảnh những con cơn trùng này cịn được chạm khắc trên đồ trang sức như: vòng đeo cổ, vòng đeo tai của người H’mông đen, Đối với hoa văn này, người H’mơng đen có truyền thuyết như sau: Truyện kể rằng ngày xưa, quần áo của người H’mơng khơng có hoa văn, chỉ làm bằng vải lanh màu trắng. Có người chuyên vào rừng lấy mật ong nên sáp ong vướng lên quần áo và đi về thường đi qua rừng chàm nên cũng bị vướng vào lá chàm nên quần áo có vết đen.
Khi giặt quần áo, sáp ong bong ra thì có màu trắng trên nền chàm xanh tạo ra hình thù đẹp mắt. Họ thấy thích và cảm ơn con ong đã bày cho họ cách tạo hoa văn, nên đã vẽ hình con ong như một sự biết ơn, kể từ đó có loại hoa văn này. Khi trời lạnh có thể kéo nửa dưới lớp ngoài đè lên nửa trên lớp ngoài của địu để giữ ấm cho đứa trẻ. Tùy theo sự khéo léo của người mẹ mà địu được trang trí các hoa văn khác nhau. Trong thời gian dưới một tuổi, trẻ em người H’mơng đen ở Sa Pa cịn được bố mẹ chúng làm cho một cái mũ đội đầu và chỉ mặc áo, tã lót, khơng mặc quần. Mũ cho trẻ em “mov mes”: Trẻ em sinh ra đều được đội mũ do mẹ hoặc bà làm cho. Mũ của trẻ em người H’mông đen được may bằng những mảnh vải lanh nhuộm chàm đen, cũng giống vải làm quần áo, người ta cắt các miếng vải hình tam giác xếp lại với nhau, phần trên chụm lại khâu các cạnh lại thành chóp mũ, trên chóp mũ thường được trang trí bằng các dây vải, tạo thành các tua. Mũ của trẻ em H’mơng đen trước đây thường được đính các đồng bạc, nhưng nay được thay thế bằng các đồng xu, đính bạc vào vừa để trang trí, vừa có tác dụng tránh gió.
Trên một tuổi, trẻ em mới được cho mặc quần, áo, từ ba tuổi trở lên, yếu tố giới tính mới được thể hiện qua trang phục, quần áo đã phân biệt nam nữ. Trang phục của trẻ em giống trang phục của người lớn, chỉ khác là kích cỡ nhỏ hơn và hoa văn trang trí đơn giản hơn trang phục của người lớn, cách cắt quần áo trẻ em giống cách cắt quần áo người lớn. Trang trí trên áo là phương pháp ghép vải và thêu. Áo của trẻ em trai thường thêu, ghép vải trước đầu ống tay áo, còn trẻ em gái thường được thêu hoa văn ở cố áo, hai bên ống tay, thắt lưng. Ở người H’mông đen, trẻ em luôn được mặc trang phục truyền thông trong đời sống hằng ngày. Trước đây, đối với mỗi đứa trẻ hàng năm phải có từ bốn đến năm bộ quần áo mới đủ cho cả năm, tết đến trẻ được bố mẹ khâu cho các em những bộ mới để mặc tết. Các em bé gái từ bảy đến tám tuổi đã bắt đầu làm quen với sợi lanh, với việc cắt may và thêu…quá trình trưởng thành của các cơ gái H’mơng đen cũng là q trình hồn thiện tay nghề khâu may quần áo, dệt vải ý thức về trang phục cũng dần được thể hiện rõ nét. Con gái H’mông đen 13 đến 14 tuổi bắt đầu làm duyên, biết thêu các hoa văn, khâu ghép trên y phục của
mình. Đến độ tuổi thanh niên, ý thức về cái đẹp ngày một rõ hơn. Đặc biệt, các cô gái, chủ nhân của những chiếc khăn, áo, quần...bắt đầu chú ý đến đường kim mũi chỉ sao cho y phục của mình cũng đẹp khơng thua kém chị em, các chàng trai cũng dành những bộ quần áo mới để đi chơi sau những giờ lao động mệt nhọc. Đồ trang sức của các em bé chủ yếu đeo vòng bạc và một số em đeo vịng vía với mục đích tránh gió, kị tà ma, giúp trẻ luôn khỏe mạnh.