Trang phục trong lễ hội

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người hmông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 43 - 44)

8. Nội dung đề tài

2.1. Trang phục truyền thống của người H’mông đen ở Sa Pa

2.1.4.3. Trang phục trong lễ hội

Những ngày lễ tết là những ngày sinh hoạt cộng đồng, ngày vui chơi cho thanh thiếu niên và các cụ già, đó là dịp sinh hoạt vui chơi giải trí, sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, nên hầu như người nào cũng muốn mặc đẹp, mặc quần áo mới. Tết là dịp để người H’mông đen khoe những bộ quần áo mới và đẹp nhất của mình. Trong những ngày tết, người già mặc quần áo đẹp để đi chơi, thăm hỏi nhau về sức khỏe, về gia đình, cịn thanh niên mặc quần áo mới để đi tìm hiểu bạn trai, bạn gái làm chồng làm vợ sau này. Trong dịp tết, dịp lễ hội nhiều đôi trai gái đã trở thành vợ thành chồng. Đi chơi tết, người H’mông đen dù là con trai hay con gái đều phải mặc cho mình một bộ quần áo mới, nếu khơng có áo mới đi chơi tết để dẫm hạt cỏ thì sau này làm nương cây cỏ sẽ mọc nhiều như lời một bài hát H’mơng “... Đi dẫm hạt cỏ, miệng có khơng mọc được, để chúng ta chăm sóc cây giống, con giống cho tốt...cho chúng ta được mùa...”. Việc sử dụng trang phục mới, đẹp, trong ngày lễ tết hội hè, là nét đẹp văn hóa của dân tộc. Ơng cha ta có câu “Gà đẹp nhờ bộ lơng, người đẹp nhờ quần áo”, đối với trẻ em trong ngày tốt, ngày hội có được quần áo mới thì mừng, điều đó cho thấy nếp sống tộc người qua trang phục. Trong những dịp sinh hoạt này, trang phục không chỉ là chức năng vật chất thuần túy mà nó đạt đến chức năng thẩm mỹ. Mặc đẹp, mặc sạch không chỉ cho riêng mình mà vì mọi người, vì cái đẹp của cộng đồng.

2.2. Những biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông đenở thị xã Sa Pa tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người hmông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)