Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về giá trị

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người hmông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 62 - 64)

8. Nội dung đề tài

3.3. Những giải pháp góp phần giữ gìn trang phục truyền thống của

3.3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về giá trị

trang phục truyền thống H’mơng đen

Trước hết, cần tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân tộc thiểu số hiểu về tầm quan trọng của việc bảo tồn trang phục truyền thống của chính dân tộc mình. Nâng cao niềm tự hào của người dân về văn hóa của dân tộc nói chung và trang phục truyền thống nói riêng. Từ đó có ý thức tự bảo vệ, phát triển bộ trang phục truyền thống của các tộc người. Công tác bảo tồn trang phục truyền thống sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu được chính người dân tộc thiểu số - chủ thể văn hóa có ý thức tự giác bảo tồn.

Mỗi người tạo ý thức, thói quen dùng trang phục truyền thống để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong các dịp lễ hội, cưới xin, ma chay, hoặc các ngày lễ trọng đại trong năm. Sử dụng trang phục thường xuyên, khuyến khích con em mặc trang phục dân tộc đi học, đi làm.

gắn với các hoạt động của đời sống lao động, sinh hoạt như: lên nương rẫy, ngoài đồng ruộng, trong các lễ hội, nghi lễ tâm linh… Bên cạnh đó, khuyến khích đồng bào mặc trang phục dân tộc mình trong các dịp lễ tết, tổ chức thi cách tân trang phục ở cấp tỉnh nhằm thu hút trí tuệ, sáng tạo của những người tâm huyết với văn hóa dân tộc.

Đa số người H’mơng đen đều tự hào và có mong muốn gìn giữ bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Bởi vậy, nếu kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì khó khăn cơ bản trong việc bảo tồn trang phục dân tộc sẽ được tháo gỡ. Để giải quyết vấn đề này cần đầu tư mở rộng, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, thu hút đồng bào tham gia thêu thùa trang phục dân tộc. Có kế hoạch tổ chức quảng bá thu hút khách tham quan, bán hàng ngay tại làng nghề, tạo thu nhập cho đồng bào.

Quần chúng nhân dân luôn là chủ thể văn hóa của mình, là người sáng tạo ra văn hóa và hưởng thụ chính những nét văn hóa do mình sáng tạo nên. Vì vậy, quần chúng nhân dân ln phải có ý thức trân trọng văn hóa của mình, ln có ý thức giữ gìn và truyền lại cho con cháu mn đời sau của họ. Từ đó, chúng ta coi việc bảo tồn văn hóa truyền thống trong cộng đồng phải được đặt lên hàng đầu, nhất là công tác giáo dục tuyên truyền người dân nhận thức được việc bảo tồn văn hóa dân tộc nói chung, bảo tồn trang phục của mình nói riêng trong cộng đồng, làm cho đồng bào nhận thức đúng những gì cần bảo tồn, những gì cần loại bỏ.

Xây dựng các website về văn hóa người H’mơng đen, trong đó chú ý giới thiệu những nét đặc trưng về trang phục dân tộc là một hình thức tuyên truyền, quảng bá mới, hiện đại, thuộc lĩnh vực thông tin, truyền thông đạt hiệu quả cao. Trên thế giới, đã có rất nhiều nơi ứng dụng phương tiện truyền thơng này để quảng bá về những giá trị văn hóa của đất nước mình. Thơng qua các website, những nội dung đưa lên mạng giới thiệu như là một bảo tàng di động hay những cuốn sách, các tập catalo, những bức ảnh, những bộ phim ngắn... có lời giới thiệu.

Có rất nhiều hình thức quảng bá thơng tin, tùy theo mục đích hay phương pháp khoa học chuyên ngành. Chẳng hạn: Nhà bảo tàng học có thể giới thiệu

trang phục theo những sưu tập được phân loại theo các nhóm tộc người hay theo các vùng miền; các nhà văn hóa giới thiệu theo từng chuyên đề đặc trưng văn hóa tiêu biểu, độc đáo hay đại diện cho nhóm tộc người hoặc đại diện nhóm vùng miền; các nhà hội họa có thể giới thiệu những đặc trưng trong nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục, các nhà sưu tầm có thể giới thiệu các sưu tập trang phục mà mình có hay đang nghiên cứu, các chuyên gia nghiên cứu về dệt có thể giới thiệu qua các loại hình hoa văn hay các nhóm chủ đề hoa văn hoặc theo kỹ thuật tạo vải, kỹ thuật cắt may trang phục...

Gắn hoạt động bảo tàng với hoạt động du lịch và các loại hình dịch vụ văn hóa dân tộc là một hoạt động mang tính chất kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta có thể tận dụng yếu tố này như là một hình thức tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa nói chung, trang phục nói riêng. Trong thực tế hiện nay có rất nhiều địa điểm du lịch hay các cửa hàng dịch vụ văn hóa có bày bán nhiều mặt hàng là những sản phẩm dệt may (như y phục, túi đeo), đồ đan lát (giỏ, gùi) do đồng bào các dân tộc sản xuất hay do thợ thủ cơng bắt chước kiểu dáng. Những đồ vật này ít nhiều cũng đem lại một số khái niệm cho người mua về một góc độ văn hóa nào đó của một tộc người, một vùng văn hóa.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người hmông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)