Xu hướng biến đổi trang phục truyền thống của người H’mông

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người hmông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 59 - 60)

8. Nội dung đề tài

3.2. Xu hướng biến đổi trang phục truyền thống của người H’mông

Trang phục của cả nam và nữ dân tộc H’mông đều là do đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ người H’mông đen làm ra. Với sự cần cù và trí tưởng tượng phong phú, người người H’mơng đen đã trở thành người nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm lòng người. Nhưng với xã hội phát triển này, trang phục truyền thống của họ có phần lỗi thời, lạc hậu. Vì vậy chúng ta cần nhìn nhận lại xem trang phục đó cịn phù hợp với xã hội hiện đại về thẩm mĩ, đạo đức, lịch sự, nhân văn có tính nhân loại.

Ngày nay một vài người cao tuổi họ vẫn mặc trang phục truyền thống hằng ngày, chỉ thay đổi ở chất liệu vải và quy trình làm ra nó. Cịn vào dịp lễ hội, trang phục mặc sẽ được cách tân theo xu hướng.

Người H’mơng đen có nhiều sự thay đổi về trang phục ở cả nam và nữ, trước đây hằng ngày họ đều sử dụng trang phục truyền thống để đi làm, đi học, xã hội ngày càng phát triển thì việc đó khơng xảy ra thường xun nữa. Họ coi trang phục truyền thống lỗ thời, màu sắc không được đa dạng, kiểu dáng cũng không nhiều, nên đã chuyển sang trang phục hợp với thời đại hơn.

Người H’mơng cịn có xu hướng mặc trang phục của người Kinh vì trang phục người Kinh đẹp, chất liệu thoải mái, màu sắc bắt mắt. Do cuộc sống ngày càng phát triển, nhận thức về vẻ đẹp của mỗi người, mỗi tầng lớp, lứa tuổi một khác nhau. Con trai người H’mông ngày nay khơng cịn mặc trang phục truyền thống của mình nữa. Thay vào đó họ mặc áo phơng, áo len, quần đùi, quần bị đủ mọi kiểu dáng Họ chỉ mặc vào những ngày hội. Ngay cả đến trang phục truyền thống của nữ còn bị cách tân quá mức, họ tạo ra những chiếc váy ngắn hơn, áo hở hơn, hóa văn màu sắc biến đổi theo sự u thích của bản thân, vì mỗi một dân tộc H’mơng đều có một màu sắc cách thiết kế riêng khơng rống nhau điều đó làm mất đi nét đẹp riêng của cùng dân tộc H’mông, gây ra việc giống với các trang phục của dân tộc khác. Khách du lịch khi mới đặt chân đến sẽ không thể biết được đâu mới là trang phục truyền thống chính gốc.

Đứng trước nguy cơ trang phục truyền thống biến mất, bị đồng hoá, bị cách tân quá đà làm mất đi nét truyền thống vốn có. Thì việc giữ gìn trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số là điều cấp thiết.

Một phần của tài liệu Biến đổi trong trang phục truyền thống của người hmông đen ở thị xã sa pa, tỉnh lào cai (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)