Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu mơ tả cắt ngang có so sánh với nhóm đối chứng. - Nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm bệnh nhân nhồi máu não nhập viện trong tuần đầu của bệnh tính từ khi khởi phát.
- Thơng tin được thu thập theo một mẫu bệnh án thống nhất.
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu trong đề tài này là nghiên cứu tiến cứu, mơ tả cắt ngang có so sánh với nhóm đối chứng.
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu thứ nhất là đánh giá sự thay đổi nồng độ một số apolipoprotein huyết tương bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa
động mạch, sẽ cần kiểm định giá trị trung bình giữa các nhóm, do đó chúng tơi chọn cỡ mẫu theo cơng thức như sau:
n là cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm
Z là giá trị từ phân phối chuẩn, được tính dựa trên mức ý nghĩa thống kê (Z = 1,96 nếu mức ý nghĩa thống kê = 5%).
Ϭ là độ lệch chuẩn chung của 2 nhóm, tính theo công thức:
d là mức sai số chấp nhận (do nhà nghiên cứu quyết định tùy thuộc vào ý nghĩa thực tiễn của kết quả và nguồn lực dành cho nghiên cứu) [57].
Theo nghiên cứu của Shilpasree A.S. và cs năm 2013 nghiên cứu trên 2 nhóm (50 người nhóm chứng và 50 bệnh nhân đột quỵ) có độ lệch chuẩn của tỷ số apoB/apoA-I lần lượt là 0,27 và 0,96 [6]. Thay cỡ mẫu, độ lệch chuẩn của nghiên cứu của Shilpasree A.S. vào cơng thức trên, tính ra Ϭ = 0,71. Thay Ϭ = 0,71 vào cơng thức tính cỡ mẫu, với mức sai số chấp nhận d = 0,3 ta có cỡ mẫu:
n = 2 x (1,962 x 0,712)/ 0,32 40.
Như vậy mỗi nhóm nghiên cứu phải có tối thiểu 40 người. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã lựa chọn 248 bệnh nhân nghiên cứu (nhóm 146 bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa mạch máu lớn, nhóm 102 bệnh nhân nhồi máu não do tắc mạch nhỏ) và 40 người vào nhóm chứng.
Đối với mục tiêu thứ hai là đánh giá mối liên quan giữa nồng độ một số apolipoprotein huyết tương và tình trạng xơ vữa động mạch não, cỡ mẫu sẽ
được chọn theo cơng thức ước tính tỉ số nguy cơ (Odds Ratio - OR): n = ) 1 .( . ) .(ln . ) 1 ( 2 2 p p OR r C r Trong đó:
- p là tỉ lệ lưu hành (prevalence) của yếu tố nguy cơ trong một quần thể. - OR là tỷ số nguy cơ (tỷ suất chênh) mà nhà nghiên cứu muốn biết. - Các sai số thống kê thể hiện qua xác suất α và power.
- r là tỉ số cỡ mẫu giữa hai nhóm. Do nghiên cứu của chúng tơi chọn nhóm ICAS có cỡ mẫu bằng ½ các bệnh nhân NMN còn lại, nên r = 2.
- C = 13.00 (xác xuất sai sót loại I với α = 0,05 và xác suất sai sót loại II khoảng β = 0,05 tức power = 0,95).
- Tỷ lệ lưu hành của yếu tố nguy cơ trong quần thể p = 0,25.
- OR = 7,79 là tỷ suất chênh theo nghiên cứu của Jong-Ho Park (2011) trên 464 bệnh nhân nhồi máu não, nghiên cứu chỉ ra tỷ suất chênh của tỷ số apoB/poA-I là 7,79 (2,41 - 25,16; p = 0,001) [10].
Thay vào cơng thức ta sẽ có n = 9x13 / (ln7,79)2x 0,25x(1-0,25) = 74,24. Như vậy 2 nhóm có 75 người và 150 . Trong nghiên cứu, chúng tơi lựa chọn nhóm ICAS 88 bệnh nhân; nhóm cịn lại gồm ECAS, ICAS + ECAS, tắc mạch nhỏ có 160 bệnh nhân là phù hợp.
2.2.3. Dụng cụ, phương tiện
- Máy xét nghiệm sinh hóa tự động AU5800 của hãng Beckman Coulter. - Máy xét nghiệm huyết học ADVIA 2120i của hãng Siemens.
- Máy chụp cắt lớp vi tính CT 32 dãy - Siemens.
- Siêu âm Dupplex động mạch cảnh EPIQ 5 hãng Philips.
- Máy chụp cộng hưởng từ 3Tesla Achieva, Philips,The Netherlands. Các thiết bị xét nghiệm, chẩn đốn hình ảnh thuộc trung tâm Xét nghiệm, trung tâm Chẩn đốn hình ảnh - Bệnh viện TWQĐ 108.
- Bộ dụng cụ lấy mẫu máu làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học. - Bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1,2).