Mối liên hệ giữa phong cách lãnh đạo với gắn bó tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đoạo đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức (Trang 25)

Chương 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Mối liên hệ giữa phong cách lãnh đạo với gắn bó tổ chức

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu khám phá mối liên hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự gắn bó với tổ chức. Các nghiên cứu này đưa ra các kết luận khác nhau về mối liên hệ này. Một số nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa phong cách lãnh đạo với sự gắn bó với tổ chức, nhưng một số nghiên cứu khác thì lại cho rằng khơng có mối liên hệ nào:

Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2008)[3]: Các nghiên cứu của Gilson và

Durick (1988), Savery (1994), Zeffane (1994), Wilson (1995), Nijhof (1998) cho thấy có mối liên hệ dương mật thiết giữa hai biến này; nghiên cứu của Hunt và

Liesbscher (1973) cho thấy có mối liên hệ âm giữa hai biến này; nghiên cứu của

O’reilly và Robert (1978), Hampton và các cộng sự (1986), Savery (1991) lại khơng cho thấy có mối liên hệ nào giữa 2 biến; nghiên cứu của Bass (1985) đã tìm thấy tác

động tích cực của phong cách lãnh đạo mới về chất (transformational leadership)

đến ý thức gắn bó của nhân viên đối với tổ chức; nghiên cứu của Fiol và cộng sự

(1999) cũng khẳng định điều này.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự

gắn bó với tổ chức chưa có nhiều. Trong một nghiên cứu khám phá mối liên hệ giữa phẩm chất lãnh đạo với ý thức gắn kết đối với tổ chức, tác giả Trần Kim Dung (2005)[1] cho rằng uy tín lãnh đạo tác động dương (0,66) đến mức độ gắn kết của tổ chức. Một nghiên cứu khác, Trần Thị Thu Trang (2006)[6] cho thấy phong cách

lãnh đạo mới về chất có tác động tích cực đến lòng trung thành của nhân viên.

Nghiên cứu của Trần Thị Kim Dung (2007)[2], cũng cho thấy phong cách lãnh đạo mới về chất có ảnh hưởng dương đến lòng trung thành của nhân viên, mặc dù điều này khơng đúng trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Nghiên cứu

của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2008)[3] cũng cho thấy Phong cách lãnh đạo có tác động dương đến ý thức gắn kết của nhân viên đối với tổ chức, trong đó phong cách

lãnh đạo mới về chất có tác động mạnh hơn.

2.4 Mơ hình nghiên cứu

Nghiên cứu này xem xét mối liên hệ giữa phong cách lãnh đạo với sự gắn bó tổ chức. Trong đó phong cách lãnh đạo gồm: Lãnh đạo mới về chất (Transformational leadership), Lãnh đạo nghiệp vụ (Transactional leadership) và Lãnh đạo tự do (Laissez-Faire). Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, các biến quan sát được sử dụng để đo lường Phong cách lãnh đạo tự do không phù hợp đã bị

loại trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, nên mơ hình nghiên cứu được trình bày ở đây

khơng thể hiện thành phần Lãnh đạo tự do. Sự gắn bó với tổ chức bao gồm các thành phần: Gắn bó cảm xúc (Affective Commitment), Gắn bó chuẩn mực (Normative Commitment) và Gắn bó do bắt buộc (Continuance Commitment).

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu

LÃNH ĐẠO NGHIỆP VỤ (Transactional leadership) LÃNH ĐẠO MỚI VỀ CHẤT (Transformational leadership) GẮN BÓ DO BẮT BUỘC (Continue commitment) GẮN BÓ CHUẨN MỰC (Normative commitment) GẮN BÓ CẢM XÚC (Affective commitment)

Như vậy, mơ hình nghiên cứu “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự

gắn bó với tổ chức” gồm hai khái niệm: Phong cách lãnh đạo và Gắn bó với tổ chức, với năm thành phần: Lãnh đạo mới về chất, Lãnh đạo nghiệp vụ, Gắn bó cảm xúc, Gắn bó do bắt buộc và Gắn bó chuẩn mực (Hình 2.1).

Ký hiệu, tên gọi và số lượng các biến quan sát được trình bày trong Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Danh sách các biến nghiên cứu

Số lượng biến quan sát

được sử dụng

Stt Ký hiệu Tên biến

Khi nghiên cứu sơ bộ

Khi nghiên cứu chính thức

1 IM Truyền cảm hứng (Inspirational

motivation) 4 3

2 IS Kích thích trí tuệ (Intellectual

stimulation) 4 4

3 IC Quan tâm cá nhân (Individualize

consideration) 4 3 4 II Ảnh hưởng (Idealize influence) 4 3 5 BE Quản trị ngoại lệ Management by exception) 5 0 6 CR Khen thưởng (Contingent reward) 3 3 7 LF Lãnh đạo tự do (Laissez-Faire) 3 0 8 AFFECCM Gắn bó cảm xúc (Affective commitment) 7 6 9 NORMCM Gắn bó chuẩn mực (Normative commitment) 10 4 10 CONTINU Gắn bó do bắt buộc (Continuance commitment) 7 4 Tổng cộng 51 30

2.5 Giả thuyết nghiên cứu

Từ mơ hình nghiên cứu đã trình bày, có 11 giả thuyết nghiên cứu được đặt ra, chia thành bốn nhóm như sau:

(1) Nhóm thứ nhất:

H1a Lãnh đạo mới về chất tác động dương đến Gắn bó cảm xúc; H1b Lãnh đạo mới về chất tác động dương đến Gắn bó chuẩn mực; H1c Lãnh đạo mới về chất tác động dương đến Gắn bó do bắt buộc;

(2) Nhóm thứ hai:

H2a Lãnh đạo nghiệp vụ tác động dương đến Gắn bó cảm xúc; H2b Lãnh đạo nghiệp vụ tác động dương đến Gắn bó chuẩn mực; H2c Lãnh đạo nghiệp vụ tác động dương đến Gắn bó do bắt buộc;

(3) Nhóm thứ ba:

H3a Có sự khác biệt Phong cách lãnh đạo mới về chất giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau;

H3b Có sự khác biệt Phong cách lãnh đạo nghiệp vụ giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau;

(4) Nhóm thứ tư:

H4a Có sự khác biệt Gắn bó cảm xúc giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau;

H4b Có sự khác biệt Gắn bó chuẩn mực giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau;

H4c Có sự khác biệt Gắn bó do bắt buộc giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau;

2.6 Tóm tắt chương hai

Chương hai giới thiệu những khái niệm về lãnh đạo, phong cách lãnh đạo và sự gắn bó tổ chức. Trên thực tế có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về lãnh đạo, phong cách lãnh đạo và sự gắn bó với tổ chức. Trong nghiên cứu này, tác

giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu phong cách lãnh đạo theo quan điểm của Bass

và sự gắn bó tổ chức theo quan điểm của Meyer và Allen.

Về phong cách lãnh đạo, theo Bass gồm: Lãnh đạo mới về chất (Transformational leadership), Lãnh đạo nghiệp vụ (Transactional leadership) và Lãnh đạo tự do (Laissez-Faire). Phong cách lãnh đạo được đo bằng Bảng câu hỏi đo lường phong cách lãnh đạo đa phần (Multifactor leadership questionnaire - MLQ)

của Bass (1992). Tuy nhiên qua nghiên cứu sơ bộ, do thang đo Phong cách lãnh đạo

tự do chưa phù hợp nên phong cách này chưa được nhận diện và đo lường trong

Về Gắn bó với tổ chức, theo Meyer và Allen, bao gồm: Gắn bó cảm xúc

(Affective commitment), Gắn bó chuẩn mực (Normative commitment), Gắn bó do bắt buộc (Continuance commitment). Gắn bó với tổ chức được đo bằng Bảng câu hỏi đo lường sự gắn bó với tổ chức (Organizational Commitment Questionnaire - OCQ) của Allen và Meyer (1997).

Ngồi ra, chương hai cịn giới thiệu khái qt những nghiên cứu trên thế giới

và tại Việt Nam về phong cách lãnh đạo, sự gắn bó tổ chức và mối liên hệ giữa các

yếu tố này với nhau. Sau cùng, một mơ hình nghiên cứu gồm hai khái niệm (phong cách lãnh đạo và gắn bó với tổ chức), năm thành phần (lãnh đạo mới về chất, lãnh

đạo nghiệp vụ, gắn bó cảm xúc, Gắn bó do bắt buộc và gắn bó chuẩn mực) cùng với

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Giai đoạn 1: NGHIÊN CỨU SƠ BỘ (n=60)

hiệu chỉnh từ ngữ và giảm bớt một số biến quan sát

Giai đoạn 2: NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

(n dự kiến 250) - Mã hóa; nhập dữ liệu; làm sạch dữ liệu;

- Kiểm định sơ bộ thang đo: Các biến có tương quan biến tổng nhỏ

hơn 0,4 và các thành phần có hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhỏ

hơn 0.6 bị loại;

- Kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA): Loại các

biến có trọng số thấp; kiểm tra yếu tố trích được; kiểm tra phương sai trích được;

- Phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội; - Phân tích phương sai (ANOVA).

BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU THỬ (51 biến quan sát) BẢNG CÂU HỎI CHÍNH THỨC (30 biến quan sát)

VIẾT BÁO CÁO

Chương hai đã trình bày cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu. Chương ba

trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu bao gồm: Thiết kế nghiên cứu; nghiên cứu sơ bộ và điều chỉnh thang đo; nghiên cứu chính thức gồm kiểm định thang đo,

điều chỉnh mơ hình nghiên cứu, điều chỉnh giả thuyết nghiên cứu và giới thiệu về mẫu nghiên cứu.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khám phá mối liên hệ giữa phong cách lãnh đạo với sự gắn bó với tổ chức trong các doanh nghiệp theo các loại hình sở hữu khác nhau. Đây là một nghiên cứu định lượng được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 - nghiên cứu định lượng sơ bộ; giai đoạn 2 - nghiên cứu định lượng

chính thức (Xem quy trình nghiên cứu trong Hình 3.1).

Giai đoạn 1: Một nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với Bảng câu hỏi gồm 51 biến quan sát, cỡ mẫu dự kiến n = 60. Mục đích nghiên cứu sơ bộ là

nhằm hiệu chỉnh câu chữ và sàng lọc các biến quan sát. Cách thức thực hiện: Thông qua kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, các biến có tương quan biến

tổng thấp sẽ bị loại.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với Bảng câu hỏi gồm 30 biến quan sát. Cỡ mẫu dự kiến n = 250 người làm việc tại các doanh

nghiệp với ba loại hình sở hữu (có vốn nước ngồi; vốn nhà nước và vốn tư nhân). giai đoạn 2 có những việc chính như sau:

(1) Đánh giá sơ bộ các thang đo thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha. Các biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 và các thành phần có hệ số tin cậy Cronbach Alpha nhỏ hơn 0.6 bị loại.

(2) Kiểm định giá trị và độ tin cậy của các biến tiềm ẩn thơng qua phân tích

nhân tố khám phá (EFA). Các biến có trọng số nhỏ hoặc được trích trên nhiều nhân tố mà độ khác biệt thấp sẽ bị loại.

(3) Phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tích bội. (4) Phân tích phương sai (ANOVA) và phân tích sâu ANOVA.

Trên đây là tóm tắt tồn bộ quy trình nghiên cứu. Những bước và cơng việc cụ

3.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ và điều chỉnh thang đo

Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: Phong cách lãnh đạo mới về chất; Phong cách lãnh đạo nghiệp vụ; Gắn bó cảm xúc; Gắn bó chuẩn mực và

Gắn bó do bắt buộc. Thang đo các khái niệm này, mặc dù đã được một số nhà

nghiên cứu áp dụng trong điều kiện Việt Nam, tuy nhiên vẫn cần được tiếp tục

nghiên cứu để được hoàn thiện hơn.

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: 80 bảng câu hỏi được gửi để điều tra thử.

Mỗi bảng câu hỏi gồm 51 biến quan sát nhằm đo lường các loại phong cách lãnh đạo và các loại gắn bó tổ chức. 70 bảng trả lời được thu về, 63 bảng trả lời có thể sử dụng để phân tích. Các thang đo được đánh giá thông qua việc kiểm định hệ số tin

cậy Cronbach Alpha và tính tốn hệ số tương quan biến tổng. Kết quả là nhiều biến quan sát có hệ số tin cậy và hệ số tương quan biến tổng thấp nên bị loại. Cụ thể như sau:

3.2.1 Thang đo Phong cách lãnh đạo

Tất cả những nội dung về nguồn gốc, quá trình hiệu chỉnh và danh sách các

biến của thang đo Phong cách lãnh đạo được trình bày trong Phụ lục 2 và Phụ lục 3.

Ban đầu, thang đo Phong cách lãnh đạo gồm ba loại phong cách lãnh đạo

được phân thành 7 thành phần với tổng cộng 27 biến quan sát. Trong đó, 17 biến

quan sát được tham khảo sử dụng lại từ các nghiên cứu ở Việt Nam và 10 biến quan sát được bổ sung thêm (là những biến được tham khảo và biên dịch từ các nghiên

cứu của nước ngoài).

Qua nghiên cứu định lượng sơ bộ, 11 biến có hệ số tương quan biến tổng quá thấp (nhỏ hơn 0,3) bị loại. 16 biến còn lại thuộc năm thành phần của hai loại Phong cách lãnh đạo như sau: (1) Truyền cảm hứng (Inspirational motivation - IM) gồm 3 biến quan sát: IM1, IM2, IM3; (2) Khuyến khích trí tuệ (Intellectual stimulation - IS) gồm 4 biến quan sát: IS1, IS2, IS3, IS4; (3) Quan tâm cá nhân (Individualize consideration - IC) gồm 3 biến quan sát: IC1, IC3, IC4; (4) Ảnh hưởng (Idealize

influence - II) gồm 3 biến quan sát: II1, II2, II4; (5) Khen thưởng theo thành tích (Contingent reward - CR) gồm 3 biến quan sát: CR1, CR2, CR3.

Như vậy, thang đo Phong cách lãnh đạo hiệu chỉnh có 16 biến quan sát đo

lường 4 thành phần của Phong cách lãnh đạo mới về chất và 1 thành phần của

3.2.2 Thang đo Gắn bó tổ chức

Nội dung về nguồn gốc, quá trình hiệu chỉnh và danh sách các biến của thang

đo Gắn bó tổ chức được trình bày trong Phụ lục 4 và Phụ lục 5.

Ban đầu, thang đo Gắn bó tổ chức có 24 biến quan sát (tất cả được tham khảo

từ các nghiên cứu của nước ngồi) đo lường ba thành phần gắn bó với tổ chức: Gắn bó cảm xúc gồm 7 biến quan sát; Gắn bó chuẩn mực gồm 10 biến quan sát; Gắn bó do bắt buộc gồm 7 biến quan sát.

Qua nghiên cứu sơ bộ, 10 biến có hệ số tương quan quá nhỏ (nhỏ hơn 0,3) bị

loại, còn lại 14 biến quan sát đo lường ba thành phần gắn bó với tổ chức như sau:

Gắn bó cảm xúc gồm các biến quan sát: Affec1, Affec2, Affec4, Affec5, Affec6, Affec7; Gắn bó chuẩn mực gồm các biến quan sát: Norm2, Norm3, Norm6, Norm0; Gắn bó do bắt buộc gồm các biến quan sát: Continu2, Continu4, Continu5, Continu7.

Như vậy thang đo Gắn bó tổ chức có 14 biến quan sát đo lường ba thành phần

gắn bó tổ chức: Gắn bó cảm xúc, Gắn bó chuẩn mực và Gắn bó do bắt buộc. Sau giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, là giai đoạn nghiên cứu chính thức.

3.3 Kiểm định sơ bộ thang đo

Trong nghiên cứu chính thức, 284 bảng trả lời được đưa vào xử lý bằng phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS. Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach Alpha và tính tốn hệ số tương quan biến tổng.

Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý

rằng Cronbach Alpha từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; trích trong Hồng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)[5].

Còn đối với hệ số tương quan biến tổng, ta quy ước là biến quan sát nào có hệ

số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại.

3.3.1 Thang đo Phong cách lãnh đạo

Thang đo Phong cách lãnh đạo ban đầu gồm 7 biến thành phần đo lường các loại phong cách lãnh đạo và có tổng cộng 27 biến quan sát. Qua nghiên cứu sơ bộ

(đã giới thiệu ở phần trên), thang đo này còn lại 5 biến thành phần đo lường 2

phong cách lãnh đạo, bao gồm 16 biến quan sát.

Tất cả 16 biến quan sát của thang đo Phong cách lãnh đạo đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 và hệ số tin cậy Cronbach Alpha có giá trị đạt yêu cầu (xem

Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo Phong cách lãnh đạo

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến

tổng Alpha nếu loại biến IM: Alpha = .6718 IM1 IM2 IM3 6.7324 6.4049 6.3063 2.7267 2.6941 3.1956 .4913 .5405 .4249 .5682 .4997 .6500 IS: Alpha = .7799 IS1 IS2 IS3 IS4 10.4028 10.0671 10.3322 10.0848 5.9506 6.0061 5.8680 6.3261 .5679 .6043 .6298 .5379 .7358 .7164 .7029 .7498 IC: Alpha = .6682 IS1 IS3 IS4 6.7254 7.0986 6.8732 2.7017 2.5980 2.8107 .4654 .5221 .4534 .5925 .5161 .6072 II: Alpha = .7750 II1 II2 II4 7.5319 7.5000 7.3511 2.6698 2.7349 2.9973 .5601 .6633 .6206 .7631 .6385 .6905 CR: Alpha = .7356 CR1 CR2 CR3 6.7289 6.9296 6.7641 2.8768 2.5957 2.8452 .5425 .6286 .5107 .6693 .5649 .7074 3.3.2 Thang đo Gắn bó tổ chức

Thang đo Gắn bó tổ chức có 3 biến thành phần, ban đầu bao gồm 24 biến

quan sát. Qua nghiên cứu sơ bộ (đã giới thiệu ở phần trên) thang đo này còn lại 14 biến quan sát đo lường 3 thành phần gắn bó tổ chức.

Tất cả 14 biến quan sát này đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 và có hệ số tin cậy Cronbach Alpha có giá trị đạt yêu cầu (xem Bảng 3.2). Tuy nhiên, nếu loại biến quan sát AFFECCM7, thì giá trị Alpha của biến Gắn bó cảm xúc tăng từ 0,8502 lên 0,8535.

Bảng 3.2: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo Gắn bó tổ chức

Trung bình thang đo nếu loại biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đoạo đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức (Trang 25)