Phân tích sự khác biệt phong cách lãnh đạo giữa các loại hình sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đoạo đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức (Trang 52 - 54)

Chương 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.2 Phân tích sự khác biệt phong cách lãnh đạo giữa các loại hình sở hữu

Kết quả phân tích sự khác biệt về phong cách lãnh đạo giữa các loại hình sở hữu được trình bày trong Phụ lục 13.

Để phân tích sự khác biệt về phong cách lãnh đạo giữa các loại hình sở hữu (có ba loại hình sở hữu), chúng ta sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (One way ANOVA). Trong các phân tích này, chúng ta lựa chọn mức ý nghĩa là 0,05 (tức là độ tin cậy 95%). Dưới đây là kết quả phân tích sự khác biệt của từng nhóm phong cách lãnh đạo:

4.2.1 Lãnh đạo Truyền cảm hứng - Khuyến khích trí tuệ (IM-IS) trong các

loại hình sở hữu

Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa quan sát của kiểm định F Sig.=0,326 lớn hơn mức ý nghĩa lựa chọn 0,05. Điều này có nghĩa là với độ tin cậy 95%, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Lãnh đạo Truyền cảm hứng - Khuyến khích trí tuệ (IM-IS) giữa các loại hình sở hữu khác nhau.

4.2.2 Lãnh đạo Ảnh hưởng - Quan tâm cá nhân (II-IC) giữa các loại hình sở hữu sở hữu

Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho thấy, mức ý nghĩa quan sát của kiểm định F Sig.=0,006 nhỏ hơn mức ý nghĩa lựa chọn 0,05. Điều này có nghĩa là

với độ tin cậy 95%, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Lãnh đạo Ảnh hưởng - Quan tâm cá nhân (II-IC) giữa các loại hình sở hữu. Phân tích sâu ANOVA (Post

Hoc Tests) được thực hiện để xác định sự khác biệt này thể hiện giữa những loại

hình sở hữu cụ thể nào. Do phương sai bằng nhau, phương pháp kiểm định được sử

dụng trong trường hợp này là Bonferroni.

Kết quả phân tích sâu ANOVA cho thấy kiểm định chênh lệch trung bình giữa

loại hình sở hữu nhà nước với loại hình sở hữu tư nhân có mức ý nghĩa quan sát

Sig.= 0,007 nhỏ hơn mức ý nghĩa đã chọn 0,05. Điều này có nghĩa là với độ tin cậy 95%, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai loại hình sở hữu nhà nước và và loại hình sở hữu tư nhân.

Như vậy, có sự khác biệt về Lãnh đạo Ảnh hưởng - Quan tâm cá nhân (II-IC)

giữa hai loại hình sở hữu nhà nước và tư nhân. Cụ thể là, mức độ thể hiện Lãnh đạo

Ảnh hưởng - Quan tâm cá nhân (II-IC) trong doanh nghiệp nhà nước (3,7341) cao hơn trong doanh nghiệp tư nhân (3,4264).

4.2.3 Lãnh đạo Khen thưởng thành tích (CR) giữa các loại hình sở hữu

Kết quả phân tích cho thấy, mức ý nghĩa quan sát Sig.=0,347 lớn hơn mức ý

nghĩa đã chọn 0,05. Điều này có nghĩa là với độ tin cậy 95%, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Lãnh đạo Khen thưởng theo thành tích (CR) giữa các loại

hình sở hữu khác nhau.

4.2.4 Kết quả phân tích sự khác biệt về phong cách lãnh đạo giữa các loại hình sở hữu hình sở hữu

Trong phần này, chúng ta phân tích sự khác biệt về phong cách lãnh đạo giữa các loại hình sở hữu khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy với độ tin cậy 95%, ta có thể kết luận:

- Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Lãnh đạo Truyền cảm hứng - Khuyến khích trí tuệ (IM-IS) giữa các loại hình sở hữu khác nhau.

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Lãnh đạo Ảnh hưởng - Quan tâm cá nhân (II-IC) giữa các loại hình sở hữu và sự khác biệt này thể hiện giữa hai loại

hình sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân.

- Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Lãnh đạo Khen thưởng theo thành tích (CR) giữa các loại hình sở hữu khác nhau.

* Kết quả kiểm định các giả thuyết:

Giả thuyết H4a: Có sự khác biệt Lãnh đạo Truyền cảm hứng - Khuyến khích

trí tuệ (IM-IS) giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau - không được chấp nhận.

Giả thuyết H4b: Có sự khác biệt Lãnh đạo Ảnh hưởng - Quan tâm cá nhân (II-

IC) giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau - được chấp nhận.

Giả thuyết H4c: Có sự khác biệt Lãnh đạo Khen thưởng theo thành tích (CR)

giữa các doanh nghiệp có hình thức sở hữu khác nhau - khơng được chấp nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của phong cách lãnh đoạo đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức (Trang 52 - 54)