Các chiến lược thâm nhập thị trường thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường mỹ giai đoạn 2008 2015 (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC

1.2.5.2 Các chiến lược thâm nhập thị trường thế giới

Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới hiện nay thường được hiểu là một hệ thống những quan điểm, mục tiêu định hướng, những phương thức thâm nhập thị trường thế giới và các chiến lươc Marketing nhằm đưa sản phẩm thâm nhập có hiệu quả và vững chắc thị trường thế giới.

Để xác định đúng chiến lược thâm nhập thị trường thế giới, cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây: xây dựng những quan điểm, mục tiêu định hướng thâm nhập thị trường thế giới hợp lý, xây dựng và thực hiện tất cả các chiến lược Marketing hỗn hợp trong từng giai đoạn cụ thể, phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường

thế giới từ sản xuất trong nước.

Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu thông qua những tổ chức độc lập

trong nước để tiến hành xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngịai. Hình thức này được sử dụng đối với các nhà sản xuất nhỏ, các cơ sở kinh doanh mới bắt đầu tham gia thị trường thế giới còn thiếu kinh nghiệm trong thương mại, ngân sách eo hẹp, những rủi ro kinh doanh sẽ giảm, nhà sản xuất có thể học hỏi được kinh nghiệm kinh doanh và giảm chi phí đầu tư. Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thơng qua các hình thức

- Các cơng ty quản lý xuất khẩu (Export Management Company-EMC) - Các khách hàng nước ngoài (Foreign buyer)

- Ủy thác xuất khẩu (export Commission House) - Môi giới xuất khẩu (Export Broker)

- Hãng buôn xuất khẩu (export Merchants)

Xuất khẩu trực tiếp: Hình thức này địi hỏi chính doanh nghiệp phải tự bán hàng trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mơ sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệp trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thương trường và nhãn hiệu truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao, nếu doanh nghiệp ít am hiểm hoặc khơng nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường mỹ giai đoạn 2008 2015 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)