Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 69 tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết không được vượt quá 49% và 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Quan điểm duy trì tỉ lệ sở hữu hạn chế sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam không bị mất quyền tự chủ mà vẫn tận dụng được nguồn vốn, kỹ thuật và công nghệ
của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập WTO, cùng với những cam kết mở cửa cho nhà đầu tư nước ngồi thì việc đánh đồng tất cả doanh nghiệp
niêm yết ( trừ ngân hàng) đều bị chi phối bởi tỉ lệ 49% xét về mặt nào đó là khơng cơng bằng, thậm chí cịn có thể dẫn đến việc ngăn chặn cơ hội huy động vốn và cơng nghệ từ bên ngồi khối doanh nghiệp tư nhân. Hơn nữa, theo Luật Chứng khoán Việt Nam có
hiệu lực từ ngày 1/1/2007 và thơng lệ quốc tế thì các quyết định quan trọng của doanh nghiệp phải được 75% cổ đông biểu quyết thông qua, nếu phía doanh nghiệp trong
nước chỉ nắm giữ 51% thì có được tồn quyền quyết định khơng hay nếu một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu (hoặc đại diện sở hữu) cho 25,1% cùng đồng thuận thì quyết định này mới có hiệu lực hay nói đúng hơn họ sẽ là người có tiếng nói quyết định cuối cùng. Tỉ lệ sở hữu như thế nào là hợp lý sẽ là một bài toán mà Bộ Tài Chính và Uỷ Ban chứng khốn sẽ phải xác định sớm hay muộn. Và việc áp dụng quyền chọn vào TTCK Việt Nam sẽ chịu rất nhiều tác động vào tỉ lệ sở hữu của người nước ngoài, đây sẽ là
động lực và tiền đề cho việc xây dựng một nguồn nhu cầu mới của cả nhà đầu tư trong
nước và ngoài nước trên thị trường quyền chọn.