Điểm qua tình hình TTCK Việt Nam từ ngày đầu thành lập đến nay, xu hướng của
thị trường luôn vận động gần như một đường thẳng: lần thứ nhất, tăng từ 100 điểm đến 571,04 điểm vào phiên giao dịch thứ 137 (ngày 25/06/2001) với tổng khối lượng khớp lệnh là 2,68 triệu cổ phiếu, giá trị tương đương 23,57 tỷ đồng và sau đó giảm khơng
phanh từ tháng 7/2001 đến tháng 10/2001 và kéo dài đến tháng 10/2005 với phiên giao dịch thứ 652, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 1,78 tỷ đồng; lần thứ hai xảy ra vào những tháng đầu năm 2006, Vn-Index từ hơn 300 điểm đã tăng liên tục đến 623,69 điểm ở
phiên giao dịch thứ 1.276 ngày 25/04/2006 với 37,76 triệu cổ phiếu được giao dịch
tương đương 314,23 tỷ đồng và rồi lại giảm nhanh chóng xuống cịn 399 điểm vào
ngày 01/08/2006; lần thứ ba với thông tin Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào tháng 11/2006 cùng với sự đầu tư mạnh
mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ lên tâm lý của nhà đầu tư trong nước đã đẩy chỉ số Vn-Index lên mức kỷ lục vào phiên giao dịch thứ 1.495 ngày
12/03/2007 đạt 1.170, 67 điểm, khối lượng cổ phiếu giao dịch trong phiên này là 13,34 triệu cổ phần tương đương giá trị 1.180,99 tỷ đồng, tuy nhiên khi nhận được thông tin không tốt từ nhà đầu tư nước ngồi thì cuộc tháo chạy của thị trường càng nặng nề hơn hai lần trước, Vn-Index tuột dốc không phanh xuống đến mức 364,71 điểm vào ngày
20/06/2008 với tổng giá trị giao dịch cịn 69,76 tỷ đồng. Mặc dù Chính phủ cũng như UBCKNN đã có nhiều biện pháp vực dậy thị trường, đồng thời nền kinh tế vĩ mô cũng dần ổn định nhưng dường như cũng khơng cịn hiệu quả, các đợt chỉ số tăng rồi nhanh chóng sụt giảm do các nhà đầu tư ào ạt bán ra theo tâm lý bày đàn mà khơng có sự phân tích và chiến lược đầu tư cụ thể nào, khi thị trường lên hầu như mọi cổ phiếu đều tăng trần và khơng có người bán và khi thị trường xuống thì hầu hết mọi cổ phiếu đều giảm sàn và khơng có người mua.