3.4.1 Điều hành chính sách lãi suất đồng bộ với chính sách cung ứng tiền
Chính sách cung ứng tiền được NHTW kiểm sốt chặt chẽ vì nó là mục tiêu trung gian quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Chính sách cung ứng tiền và chính sách lãi suất là hai vấn đề dường như đối nghịch nhau: NHTW chọn chính sách này hoặc chính sách kia. Tuy nhiên, NHTW vẫn phải phối hợp nhịp nhàng giữa hai chính sách này vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Nếu NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì NHTW rút bớt lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thông qua việc bán các giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường mở, khép chặt cánh cửa tái chiết khấu… Điều này khiến cho lãi suất tăng lên và lạm phát được kiềm chế, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể bị chựng lại hoặc sụt giảm. Ngược lại, nếu NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì NHTW sẽ phải bơm thêm một lượng tiền cung ứng vào lưu thong bằng cách mua các giấy tờ có giá ngắn hạn, mở rộng cho các tổ chức vay vố, mua thêm ngoại tệ để dự trữ. Điều này khiến cho lãi suất giảm xuống nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác, NHTW cũng có thể điều chỉnh lãi suất để tác động đến việc cung ứng tiền tệ. Nếu lãi suất được điều chỉnh cao hơn thì NHTW có thể rút bớt một lượng tiền trong lưu thong. Ngược lại, nếu lãi suất được điều chỉnh giảm thì NHTW sẽ phải gia tăng lượng tiền cung ứng.
3.4.2 Kiến nghị chính sách lãi suất là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ
Luật NHNN Việt Nam khẳng định: Chính sách lãi suất là cơng cụ của chính sách tiền tệ. Như vậy, luật NHNN chỉ có khẳng định chính sách lãi suất là cơng cụ của chính sách
tiền tệ nhưng đã khơng nói rõ phải xem nó là cơng cụ trực tiếp hay cơng cụ gián tiếp; hoặc có thể xem như là một mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ.
Ngày nay, các nước có nền kinh tế phát triển đều xem chính sách lãi suất là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ. Hơn nữa, tại Mỹ chẳng hạn, ổn định lãi suất có khi cịn được xem như là mục tiêu của chính sách tiền tệ, cịn cơng cụ của chính sách tiền tệ chỉ bao gồm: Nghiệp vụ thị trường tự do (thị trường mở), chính sách tái chiết khấu và dự trữ bắt buộc. Trong những năm gần đây, Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (gọi tắt là Fed) đã xem chính sách lãi suất như là một mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ và nó ln ln được phối hợp chặt chẽ với công cụ thị trường mở và công cụ tái chiết khấu để giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng liên tục trong những năm 90 của thế kỷ thứ XX. Việc điều hành chính sách lãi suất của Fed là cố gắng làm sao cho lãi suất trên thị trường tiền tệ dao động gần sát với lãi suất vốn liên bang Mỹ.
Tại nước ta, từ trước đến nay, các cơng cụ của chính sách tiền tệ thường vẫn sử dụng chủ yếu là lãi suất, tỷ giá hối đoái và dự trữ bắt buộc, cịn các cơng cụ khác của chính sách tiền tệ chỉ giữ vai trị hết sức mờ nhạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Trong khi đó, các nước kinh tế phát triển lại dựa vào các công cụ như thị trường mở, tái chiết khấu và dự trữ bắt buộc để điều hành chính sách tiền tệ là chủ yếu; cịn chính sách lãi suất được xem như là một mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ.
Vì vậy, kiến nghị Quốc hội sửa đồỉ điều 16 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo hướng không xem lãi suất là cơng cụ của chính sách tiền tệ mà là mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ đề NHNN Việt Nam có thề nhanh chóng phát triển và hồn thiện các cơng cụ khác của chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc. Đồng thời kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 9 và Điều 18 của Luật NHNN Việt Nam bằng việc bãi bỏ lãi suất cơ bản do lãi suất cơ bản khơng cịn là cơ sở của lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
3.4.3 Xây dựng chính sách lãi suất theo xu hướng góp phần ổn định tiền tệ và phát triển thị trường tài chính phát triển thị trường tài chính
Ổn định tiền tệ là mục tiêu quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia. Muốn ổn định tiền tệ thì phải kiềm chế lạm phát, đồng thời ổn định tỷ giá hối đoái. Như vậy, để đạt được mục tiêu này, NHNN phải xem chính sách lãi suất là chính sách trung tâm trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Nếu chính sách lãi suất được xem là trung tâm thì chính sách cung
ứng tiền và tỷ giá hối đối phải được sử dụng như cơng cụ phục vụ cho chính sách lãi suất, để chính sách lãi suất có thể đạt được mục tiêu góp phần ổn định tiền tệ.
Thị trường tài chính ở đây được hiểu là thị trường vốn dài hạn, có kênh huy động thơng qua thị trường chứng khốn. NHNN xây dựng chính sách lãi suất ổn định nhằm phát triển thị trường chứng khốn bởi vì lãi suất có tác động nghịch chiều với giá chứng khoán. Những thay đổi của lãi suất có tác động tức thì đến giá chứng khốn. Ở nước ta, nguồn vốn dài hạn đang bị thiếu hụt, do đó chính sách lãi suất cần thiết góp phần cho việc huy động vốn dài hạn. Trong tình trạng hiện nay, lãi suất cần được hạ thấp thông qua việc cung ứng thêm tiền vào lưu thông. Từ đó, chính phủ có thể phát hành trái phiếu để thu hút nguồn vốn cho đầu tư dài hạn.
3.4.4 Loại bỏ chương trình tín dụng chỉ định
Thực hiện tự do hóa tài chính, tự do hóa lãi suất, quản lý tỷ giá hối đoái linh hoạt nhưng vẫn áp dụng chương trình tín dụng chỉ định thì khơng thể gọi là “tự do” được. Do đó, cần phải loại dần ưu tiên phân bổ tín dụng cho các DNNN với lãi suất thấp theo chỉ định của Nhà nước. Để nguồn vốn được phân bổ đúng nơi thì căn cứ để xét duyệt phân bổ tín dụng là tính hiệu quả của dự án (tỷ suất lợi nhuận của dự án mang lại). Quá trình này được tiến hành đồng thời với quá trình cải cách DNNN.
3.4.5 Điều hành chính sách lãi suất phù hợp với tỷ lệ lạm phát
Kiềm chế lạm phát là một trong những mục tiêu chủ yếu của chính sách tiền tệ, trong đó chính sách lãi suất giữ vai trị quan trọng bên cạnh chính sách cung ứng tiền.
Nếu dự đốn lạm phát có chiều hướng gia tăng thì lãi suất cần thiết phải tăng lên. Lãi suất tăng sẽ khiến cho nhu cầu vốn giảm xuống và chính sách khối lượng tiền tệ trong lưu thơng sẽ phải điều chỉnh theo hướng giảm thiểu. Tiền bạc sẽ trở nên khan hiếm hơn với mức lãi suất cao sẽ có tác dụng chặn đứng sự gia tăng lạm phát. Tuy nhiên, nếu cái giá của việc sử dụng vốn quá cao có thể sẽ khiến cho tăng trưởng kinh tế chậm lại vì nhu cầu đầu tư trở nên ít hơn. Như vậy, mục tiêu kiềm chế lạm phát phải được xác định duy trì ở một tỷ lệ nhất định, ví dụ tại nước ta, Quốc hội đã đề ra là 5% trong năm 2001 chẳng hạn.
Từ năm 1999 cho đến năm 2002, nước ta rơi vào tình trạng có nguy cơ giảm phát, tăng trưởng kinh tế sụt giảm, nên mục tiêu kiểm sốt lạm phát là phải có giải pháp kích cầu để nâng chỉ số giá cả trở thành một số dương. Do vậy, lãi suất cần phải được cắt giảm đồng thời với việc nới lỏng cung ứng tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở và chính sách tái
chiết khấu để có thể kiểm sốt lạm phát 5% trong năm 2001, đồng thời góp phần cho việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt được 7,5%/năm từ năm 2001 đến năm 2005 mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra. Như vậy, chính sách kích cầu của Chính phủ trở nên khó thực hiện hơn khi NHNN dường như vẫn chưa có giải pháp nào hữu hiệu trong việc vừa kiểm sốt được lạm phát vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
NHNN điều hành chính sách lãi suất trong nhiều năm qua thiếu sự theo sát những diễn biến của tỷ lệ lạm phát. Sự kiện này dẫn đến tình trạng vốn ứ đọng tại các tổ chức tín dụng, trong khi đó các doanh nghiệp lại thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp khó có thể phát triển kinh doanh nếu như giá cả và dịch vụ giảm xuống nhưng chi phí đầu vào là lãi vay vẫn ở mức cao. Sự mất cân xứng trong giá cả hàng hóa và giá cả vốn đã là một trong những nguyên nhân khiến cho tăng trưởng kinh tế chậm lại phần nào trong các năm vừa qua.
3.4.7 Điều hành chính sách lãi suất đồng bộ với các cơng cụ khác của chính sách tiền tệ
3.4.7.1 Đối với cơng cụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những cơng cụ của chính sách tiền tệ, nó có tác động nhiều đến chính sách lãi suất thơng qua việc áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt. Nếu NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì có thể bán các giấy tờ có giá ngắn hạn như tín phiếu kho bạc hoặc tín phiếu ngân hàng… mà mình đang nằm trong tay. Điều này sẽ khiến cho khối lượng tiền trong lưu thông giảm xuống, nguồn vốn ngắn hạn sẽ khan hiếm nên lãi suất sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu NHNN áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng thì có thể mua các giấy tờ có giá ngắn hạn. Trong trường hợp này, khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên, nên lãi suất sẽ giảm xuống.
Nếu NHNN tăng lãi suất mà không dựa vào cơng cụ thị trường mở thì có khả năng lãi suất không tăng lên được do lượng tiền cung ứng trong lưu thơng vẫn cịn nhiều. Hoặc giả như NHNN điều chỉnh giảm lãi suất nhưng khơng có giải pháp tung một số lượng tiền vào lưu thông bằng cách mua các giấy tờ ngắn hạn thì lãi suất cũng không thể giảm được do nguồn vốn trên thị trường tiền tệ không được dồi dào.
Tại Việt Nam, thị trường mở đã được NHNN đưa vào hoạt động từ ngày 7/7/2000, nghĩa là trước khi áp dụng lãi suất cơ bản khoảng một tháng. Điều này nói lên rằng NHNN
có quan tâm đến nghiệp vụ thị trường mở cũng như đã thấy được tác động tương hỗ giữa nghiệp vụ thị trường mở và chính sách lãu suất.
Một vấn đề là Luật NHNN qui định hoạt động thị trường mở chỉ cho phép mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn cũng gây ra rất nhiều giới hạn cho sự hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở. Có nên chăng, ít nhất cần xem các trái phiếu mà thời gian đáo hạn còn dưới 12 tháng vẫn được xem như một loại giấy tờ có giá ngắn hạn, nhằm phong phú và đa dạng hóa cho hàng hố được phép mua bán trên thị trường mở.
Nhằm đa dạng hố cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ, chúng tơi kiến nghị NHNN cần đẩy mạnh hoạt động của thị trường mở cũng như đa dạng hóa đối tượng giao dịch trong sân chơi của thị trường này.
3.4.7.2 Đối với công cụ tái chiết khấu
Lãi suất tái chiết khấu hoặc lãi suất tái cấp vốn mà NHNN qui định lại có một khoảng cách khá xa so với lãi suất cơ bản và nó cũng chỉ xoay quanh mức lãi suất trên thị trường mở hoặc lãi suất do Bộ Tài chính mong muốn thực hiện được trong các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc. Điều này khiến cho các NHTM có mong muốn nhiều hơn đến việc vay của NHNN. Tuy nhiên, việc vay của NHNN tỏ ra khơng mấy dễ dàng vì trong thực tế NHNN ít khi cho vay thơng qua cánh cửa tái chiết khấu. Như vậy, lãi suất tái chiết khấu hầu như là một qui định mang tính hình thức; đồng thời NHNN ít khi mong muốn thực thi vai trò người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế quốc gia.
Hơn nữa, tại nước ta thương phiếu dường như hoàn toàn thiếu vắng trên thị trường tiền tệ, bởi vì trong một thời gian dài chúng ta đã sử dụng phương thức thanh toán dùng tiền mặt là chủ yếu. Một khi tiền mặt không đủ, NHNN tung ra một số lượng ngân phiếu thanh toán để bù vào. Tín dụng ngắn hạn trong việc kinh doanh được thể hiện hoàn toàn trên hợp đồng mua bán và hầu như không thể hiện bằng thương phiếu dù cho Pháp lệnh Thương phiếu đã có hiệu lực thi hành.
Kiến nghị NHNN nên duy trì tỷ lệ hợp lý giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cơ bản hoặc tìm một lãi suất nào thay thế cho lãi suất cơ bản mà hiện nay cho thấy mặt yếu kém của nó. Điều này sẽ làm kết nối giữa chính sách lãi suất và cơng cụ tái chiết khấu.
3.4.7.3 Đối với công cụ dự trữ bắt buộc
Công cụ dự trữ bắt buộc chỉ phát huy hết tác dụng của nó trong việc điều hành chính sách tiền tệ khi trong nền kinh tế áp dụng tốt phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.
Tại Việt Nam, công cụ dự trữ bắt buộc chỉ có tác động đến lãi suất ở một mặt duy nhất, đó là làm cho giá cả đầu vào của các tổ chức tín dụng tăng lên nến NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ngược lại, nếu NHNN giảm tỷ lệ bắt buộc thì lãi suất thực đầu vào của các tổ chức tín dụng sẽ giảm xuống. Do đó, cơng cụ dự trữ bắt buộc là một công cụ bị bỏ rơi nhiều nhất khi NHNN điều chỉnh lãi suất.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ một cách tốt hơn, chúng ta phải nâng cao vai trò của dự trữ bắt buộc; đồng thời chính sách lãi suất phải gắn chặt với công cụ dự trữ bắt buộc nhiều hơn một khi nền kinh tế nước ta chuyển từ phương thức thanh toán bằng tiền mặt sang phương thức thamh toán chuyển khoản. Điều này sẽ xảy ra không xa, nếu việc sử dụng ngân phiếu thanh tốn chấm dứt và thói quen vể việc thanh tốn bằng tiền mặt được chặn đứng vì những bất lợi vơ cùng của chính nó.