CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KINH DOANH
2.3. Đánh giá kiểm soát rủi ro của các Ngân hàng thương
2.3.2.2. Liên quan đến vấn đề tác nghiệp
- Việc trích lập dự phịng rủi ro được tiến hành dựa trên cơ sở nợ quá hạn chứ không phải dựa vào đánh giá mức rủi ro tín dụng.
Theo quy định hiện nay, các Ngân hàng thương mại trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn. Điều này là không hợp lý vì có những khoản vay mặc dù chưa tới hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao, cần được dự phòng rủi ro song lại khơng được trích lập.
- Việc cho vay chỉ dựa vào tài sản thế chấp
Kinh tế tăng trưởng cao trong những năm trở lại đây cùng với giá bất động sản bị đẩy lên cao ở hầu hết các thành phố lớn đã làm nảy sinh tư tưởng dựa dẫm thái quá vào tài sản thế chấp. Đây cũng là tâm lý thường thấy ở ngân hàng các nước đang phát triển. Kinh tế tăng trưởng nóng, lãi suất thấp, giá bất động sản thường bị đẩy lên quá cao do đầu cơ và vượt quá xa giá trị thực.
Việc cho vay chỉ dựa vào tài sản thế chấp sẽ rất nguy hiểm bởi khoản vay cần phải được trả bằng dòng tiền tạo ra bởi dự án đầu tư chứ không phải bằng tiền bán tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến.
- Chất lượng nhân sự cịn yếu kém, chưa phù hợp tình hình mới
Chất lượng nguồn nhân lực ở hầu hết các ngân hàng thương mại còn yếu kém so với địi hỏi của thời kỳ mới, khơng chun nghiệp, mang tính kinh nghiệm. Cán
bộ tín dụng thiếu khả năng, kỹ năng dự báo kinh tế, thị trường, phân tích tình hình tài chính, phi tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, do tác động của q trình cạnh tranh, các ngân hàng thương mại đẩy mạnh phát triển mạng lưới, dẫn đến việc nguồn nhân lực không được đào tạo kịp thời, kinh nghiệm làm việc chưa được tích lũy đủ theo yêu cầu lại được bổ nhiệm vào những vị trí quản lý, do đó càng làm cho chất lượng tín dụng khơng đảm bảo.