CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KINH DOANH
3.1. Xu hướng phát triển của thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng của khu vực. Sau 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang có nhu cầu ngày càng lớn về dịch vụ kinh tế và tài chính. Bên cạnh đó sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp bán lẻ và phân phối dẫn đến lượng cầu về văn phòng, khu mua sắm tăng lên nhanh chóng. Tiềm năng tăng trưởng dài hạn này tạo nên sức hấp dẫn lớn cho các nguồn vốn đầu tư.
Những ngành đầu tư hấp dẫn là bất động sản nhà ở, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu thương mại bán lẻ và hạ tầng khu công nghiệp.
Đối với bất động sản nhà ở: Hiện tượng di dân đến những thành phố lớn đã
và đang tạo nên sự khan hiếm về các loại hình nhà ở, nhất là nhà ở giá rẻ đến trung bình. Ở Việt Nam, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu về nhà ở còn rất lớn, tuy nhiên giá nhà đất lại quá cao so với khả năng chi trả của những người thực sự có nhu cầu về nhà ở nên số lượng giao dịch của đối tượng này chiếm tỉ lệ không nhiều và chủ yếu vào các loại nhà, đất giá rẻ.
Đến thời điểm này, các dự án bất động sản đầu tư vào Việt Nam vẫn chỉ tập trung vào các sản phẩm bất động sản du lịch, văn phịng, khu đơ thị mới.
Đối với thị trường nhà ở, nhà đầu tư trong và ngoài nước chỉ mới tập trung vào loại căn hộ cao cấp với diện tích lớn. Các dự án bất động sản vốn FDI đăng kí trong 9 tháng đầu năm 2009 vẫn tập trung vào phân khúc các sản phẩm hạng sang.
Trong khi căn hộ trung bình có lượng khách hàng rất lớn lại đang bị thiếu hụt. Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản sụt giảm mạnh sức mua và giá cả ở các dự án nhà ở đều giảm mạnh nhưng loại căn hộ có mức giá tầm trung vẫn hoạt động ổn định.
Như vậy, phân khúc cần phát triển để kích cầu là nhà ở giá rẻ đến trung bình trên cơ sở kết hợp được ba điều kiện: vốn đầu tư, chính sách tín dụng hợp lý cho
người mua, tìm kiếm những mối liên kết đa phương tạo lực mới, đủ năng lực phát triển, khai thác dự án
Bất động sản hạ tầng khu công nghiệp: Nền kinh tế càng phát triển thì các
doanh nghiệp sản xuất càng có xu hướng tập trung lại ở những khu công nghiệp; Trên thực tế, các khu cơng nghiệp Việt Nam hiện nay cịn rất ít, tổng cộng mới có khoảng 150 Khu cơng nghiệp với khoảng hơn 20.000 ha có thể cho thuê (chiếm 70% tổng diện tích thực tế). Như vậy, thực trạng các Khu cơng nghiệp vừa ít về số lượng, vừa hẹp về quy mô và dường như không tương xứng với tốc độ phát triển các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước.
Bất động sản du lịch là một thị trường đầy tiềm năng. Trong năm 2007, Việt
Nam đã đón 4,2 triệu du khách quốc tế và 20 triệu du khách nội địa. Trong đó, khá nhiều khách đến để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào bất động sản trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay, việc đầu tư các dự án xây dựng khách sạn cao cấp, đầu tư các khu nghỉ dưỡng tại các Trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, TP.HCM và các địa phương có nhiều tiềm năng du lịch như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Huế... đang có xu hướng tăng nhanh.
Tuy nhiên, việc khan hiếm phòng khách sạn từ 2 đến 5 sao, cơ sở lưu trú đã gây nhiều khó khăn cho ngành du lịch. Ngay cả ở các trung tâm kinh tế lớn cả nước, những khách sạn tầm cỡ quốc tế vẫn rất thiếu so với nhu cầu, nhất là lúc cao điểm.