Kinh nghiệm vận hành chính sách chi NSNN của Trung Quốc tập trung vào ba khía cạnh sau:
Thực thi chính sách chi tiêu NSNN thận trọng, kiểm sốt chặt chẽ thâm hụt NSNN, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thuận lợi cho kinh tế tăng
tốc lâu dài.
Khác với các nước chuyển đổi và các nước đang phát triển; giới lãnh đạo Trung Quốc ý thức rất rõ tác hại to lớn của môi trường kinh tế vĩ mô bất ổn đối với đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội; đặc biệt là nguy cơ phá vỡ hoàn toàn chiến lược tăng GDP lên 4 lần sau hai mươi năm của Ơng Đặng Tiểu
Bình. Chính vì vậy suốt 24 năm qua, Trung Quốc đã kiên trì thực hiện chính sách chi NSNN hết sức thận trọng và có trách nhiệm. Mặc dù trong thực tiễn không phải không xuất hiện những giai đoạn hết sức khó khăn, NSNN căng thẳng, thu NSNN và NSTW giảm, song từ 1978 đến nay, Trung Quốc dứt khốt khơng phát hành tiền cho chi tiêu và bù đắp thiếu hụt NSNN. Có thể nói đây là quyết tâm mạnh mẽ và sắt đá hiếm thấy trên thế giới, cũng chính nhờ hai gọng kìm mạnh mẽ là chính sách động viên và chính sách chi NSNN đúng đắn mà kinh tế nước này đã được thúc đẩy tăng tốc với nhịp độ cao chưa từng thấy. Độ ổn định và cân bằng NSNN của Trung Quốc chỉ dao động trên dưới 0,9% GDP, vào loại vững chắc nhất thế giới. Trong lịch sử trên hai mươi năm, Trung Quốc chỉ có một thời kỳ ngắn kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát cao, đó là giai đoạn 1993-1994, song nguyên nhân chủ yếu của nó chính là sự lỏng lẻo trong quản lý tín dụng chứ khơng phải bởi lý do NSNN.
Điều chỉnh mạnh mẽ cơ cấu chi NSNN, bám sát các mục tiêu phát triển
kinh tế – xã hội.
Mặc dù chi NSNN từ 31% GDP năm 1978 giảm xuống 12% GDP trong thập kỷ 90, nhưng nó đã căn bản giải quyết các nhu cầu chi của kinh tế và xã hội. Trong hai mươi năm qua, cơ cấu chi đã có những bước chuyển dịch cơ bản:
- Tỷ lệ đầu tư vào các dự án sản xuất giảm dần cho thấy Nhà nước đã chủ động rút dần khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh thuần túy vốn có trong kinh tế kế hoạch để tập trung cho chức năng hoạch định chính sách, điều chỉnh và định hướng ở tầm vĩ mô. Chi cho xây dựng kinh tế giảm từ 60% năm 1978 xuống còn 26,6% tổng chi NSNN năm 1995, còn chi cho đầu tư cơ bản giảm từ 40,3% năm 1978 xuống còn 11,6% năm 1995.
- Chi tiêu cho y tế, giáo dục và phúc lợi tăng từ 11,6% lên 23,2% NSNN năm 1995.
- Chi cho quản lý trong công nghiệp, thương mại cũng như tồn bộ bộ máy hành chính tăng từ 6% lên 14,3%.
- Chi trả nợ năm 1995 chiếm 13%, riêng cho quốc phòng giảm từ 14,96% năm 1978 xuống 9,33% NSNN năm 1995.
Quan hệ và tỷ trọng giữa NSTW và NSĐF cũng có những thay đổi cơ
bản.
NSNN Trung Quốc được xây dựng theo chủ trương cần phải tập trung, nhưng không quá mức. Trong điều chỉnh, tỷ trọng của NSTW liên tục giảm và duy trì ở mức thấp. Xu hướng này, một mặt tạo điều kiện cho NSĐF được tăng cường và chủ động; nhưng mặt khác nó cũng sinh ra tình trạng bất lợi là NSTW thiếu nguồn lực tài chính và cơng cụ chính sách, nên đối với chính phủ việc đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và cân bằng giữa các khu vực ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nếu năm 1979 tỷ trọng giữa trung ương và địa phương là 50,8% và 49,2% thì đến năm 1993 tỷ lệ này là 22% và 78%; năm 1994 Trung Quốc thông qua luật NSNN, mà một trong các mục tiêu là nâng tỷ trọng của NSTW lên 50%, trên thực tế mục tiêu này đã cơ bản đạt được, tỷ trọng NSTW đã nằm ở mức 49-52% trong các năm 1995-1998, nhưng phần sử dụng của NSTW sau khi đã chuyển giao chỉ chiếm 20-22,7% tổng chi NSNN. Đây là tỷ trọng rất thấp so với Anh là 71%, Mỹ là 42%, Achentina là 57%, Inđônêxia là 82%.
Theo đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, cải cách NSNN thập kỷ 90 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc trong việc mở rộng đối tượng thu thuế, tăng chi tiêu xã hội, chuẩn hóa quan hệ ngân sách giữa
trung ương và địa phương, thiết lập hệ thống lương hưu ổn định, bên cạnh vẫn còn nhiều vấn đề tiếp tục phải cải cách, điều chỉnh, mà tựu trung lại là:
- Do NSTW eo hẹp nên Chính phủ không thể lập ra được các chương trình tầm cỡ nhằm hỗ trợ các vùng khó khăn, nghèo nàn, kém phát triển, dẫn đến tình trạng Trung Quốc trở thành một trong ba nước bị mất cân đối lớn nhất trên thế giới. Hệ thống chuyển giao tài chính giữa trung ương và địa phương của Trung Quốc ít có vai trị cân đối lại chênh lệch, các khoản trợ cấp có phần cứng nhắc.
- Phần đáng kể chi tiêu của Chính phủ ước tính tới 12% GDP khơng được tính vào Ngân sách chính thức mà nằm dưới dạng quỹ ngân sách bổ sung và quỹ ngoài ngân sách; dẫn đến tình trạng nhiều địa phương tìm cách chuyển các khoản thu trong ngân sách sang quỹ ngoài ngân sách để tránh phải phân chia với Trung ương.
Những năm cuối thập kỷ 90, để chuyển dịch tăng trưởng kinh tế sang phía tây, đối phó với tình trạng thiểu phát và duy trì nhịp độ tăng trưởng cao, chính sách tài chính nhà nước của Trung Quốc đã có một số điều chỉnh sau đây:
- Từ 1998 thực thi chính sách tài khóa tích cực, với định hướng mở rộng quy mơ đầu tư của Nhà nước thông qua phát hành trái phiếu chính phủ. Theo đánh giá của các nhà kinh tế Trung Quốc, hiệu ứng của chính sách này đã làm tăng GDP lên 1,5% trong năm 1999, 2% trong năm 2000.
- Tăng cường đầu tư với qui mô rất lớn vào cơ sở hạ tầng.
- Chính sách thuế được điều chỉnh theo hướng giảm bớt gánh nặng như đã nêu ở trên.
Chính sách tài chính tích cực với hai giọng kìm là tăng chi ngân sách và giảm thuế đã chặn được nguy cơ tụt dốc của nền kinh tế, song không phải khơng có vấn đề:
- Mức độ nợ của TCNN tăng nhanh. Thập kỷ 80 trở lại đây, nợ TCNN đã tăng lên nhanh, từ 20% năm 1995, lên 29,7% năm 1998 và 30,6% năm 1999; đối với NSTW thì tỷ trọng nợ gia tăng còn cao hơn: năm 1994 là trên 50%, năm 1998 đạt 71,1%. Tỷ lệ trả nợ từ NSNN cũng tăng mạnh, tỷ lệ trả nợ của NSNN và NSTW năm 1995 tương ứng là 14,1% và 27,1% thì tới năm 1998 hai chỉ số này đã là 23,8% và 48,1%.
- Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc quá mức vào đầu tư của Nhà nước, đầu tư của xã hội tuy được khôi phục nhưng với tốc độ chậm và yếu ớt đe dọa cơ sở tăng trưởng bền vững trong tương lai. Nếu thời kỳ 1993-1997 đầu tư mới tăng của xã hội chi phụ thuộc khoảng 40-45% đầu tư nhà nước thì năm 1999 chỉ số này đã là 90%.
Thực tiễn vận hành chính sách TCNN hai mươi năm qua của Trung Quốc quả là phong phú và gần gũi với chúng ta, nhưng cũng cần phải nghiên cứu thật chu đáo khi tham khảo kinh nghiệm của bạn. Thành công trong cải cách mở cửa của Trung Quốc là to lớn, song họ cũng phải trả giá khơng nhỏ, mà một trong số đó là sự phân hóa ngày càng nghiêm trọng (hai cực Đông – Tây, giữa giàu – nghèo, thành thị – nơng thơn). Sự phân hóa này chẳng những khơng mất đi cùng với phát triển kinh tế, mà dường như ngày càng sâu sắc, gay gắt hơn. Đây là điều chúng ta nên suy ngẫm khi sử dụng TCNN với tư cách là một trong các công cụ chủ yếu định hướng phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn tới.
- Nhà nước phải đóng vai trị chủ yếu và quan trọng nhất đối với việc thực hiện chiến lược đầu tư của nền kinh tế.
- Phải tập trung nguồn vốn, sử dụng thống nhất và kiên quyết chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không hiệu quả.
- Cần phải có chiến lược đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý gắn với các nguồn vốn huy động thích hợp.
- Quản lý hiệu quả việc cấp phát vốn và sử dụng vốn NSNN, ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực, tình trạng lãng phí, tham nhũng.
Kết luận Chương 1 :
Tồn bộ Chương 1 trình bày những lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài, làm cơ sở phát triển những nội dung tiếp theo của luận văn. Cụ thể chương này đã làm rõ được những nội dung cơ bản sau:
- Các nhân tố chủ yếu của tăng trưởng kinh tế : nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn và cơng nghệ.
- Chính sách phát triển của Nhà nước ta là kết hợp đồng thời tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Vì thế :
- Nội dung Chi NSNN của Trung Ương hay địa phương đều phải vừa phục vụ tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo phát triển bền vững.
- Và chi ngân sách nhà nước không độc lập với các nhân tố tăng trưởng kinh tế, vì :
+ Chi đầu tư phát triển tác động lên nhân tố vốn (chủ yếu là tư bản thuần túy).
+ Chi thường xuyên tác động lên nhân tố : lao động, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ và vốn (chủ yếu là vốn xã hội).
Với nền tảng lý luận nêu trên, Tiền Giang cũng không phải là ngoại lệ cho dù có những đặc thù kinh tế riêng biệt. Tình hình thực tế của tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn vừa qua cũng như kế hoạch phát triển cho giai đoạn tiếp theo đã cũng chứng minh điều đó.
Và cơng tác điều hành Chi ngân sách nhà nước của tỉnh Tiền Giang cũng trên tinh thần thực hiện nhiệm vụ chung đã nêu là tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Tất cả đều được thể hiện trong chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN GDP CỦA TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Vị trí địa lý kinh tế - chính trị và các đặc điểm về tài nguyên tự
nhiên, dân số, phân bố dân cư và nguồn lao động của tỉnh Tiền
Giang :