Đặc điểm dân số, phân bố dân cư và nguồn lao động:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và dự báo tác động của chi ngân sách nhà nước đến GDP của tỉnh tiền giang (Trang 40 - 41)

- Về dân số: Tiền Giang là một tỉnh đông dân, năm 2007 dân số trung bình tồn tỉnh là 1,734 triệu người, mật độ dân số 699 người/km2. Trong 07 năm 2001-2007 dân số tăng khoảng 116.000 người, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 16.500 người, tốc độ tăng bình quân gần 1%/năm (Phụ lục Biểu 01).

- Về cơ cấu dân số đô thị - nông thôn: trong giai đoạn 2001-2007, dân số

đô thị tăng bình quân 2,56%/năm, nông thôn tăng 0,74%/năm, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị - nông thôn từ 12,85% - 87,15% (2001) lên 14,94% - 85,06% (2007), tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi không nhiều, cho thấy tốc độ đô thị hố cịn chậm.

- Về qui mô lao động: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tăng từ

859.000 người năm 2001 (52,57% dân số) lên 935.000 người năm 2007 (53,92% dân số). Dự báo đến năm 2010 lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân khoảng 993 ngàn người và năm 2020 là 1.062 ngàn người.

- Về cơ cấu sử dụng lao động: lao động khu vực nông nghiệp giảm từ 70,78% (2001) xuống 67,27% năm 2007 – tăng bình quân 0,6%/năm; lao động khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 9,9% (2001) lên 11,44% (năm 2007) - tăng bình quân 3,52%/năm; lao động khu vực dịch vụ tăng từ 19,32% (2001) lên 21,28% (năm 2007) - tăng bình qn 2,71%/năm.

Trong thời gian qua có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang khu vực cơng nghiệp và dịch vụ, nhưng nhìn chung cịn chậm và lao động khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 67% lực lượng lao động ngành nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và dự báo tác động của chi ngân sách nhà nước đến GDP của tỉnh tiền giang (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)