Thực trạng chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và dự báo tác động của chi ngân sách nhà nước đến GDP của tỉnh tiền giang (Trang 41 - 110)

Tiền Giang từ năm 1996 đến năm 2007 :

2.2.1 Thực trạng chi ngân sách nhà nước của tỉnh Tiền Giang từ năm 1996 đến năm 2007 :

Tổng chi ngân sách địa phương (theo giá hiện hành) năm 1996 là 413,7 tỷ đồng, tăng lên 838 tỷ (năm 2000) và năm 2007 là 2.449 tỷ đồng. Tốc độ tăng chi bình quân trong giai đoạn 1996-2000 (theo giá hiện hành) là 20,85% (theo giá so sánh 1994 là 18,4%) và trong giai đoạn 2001- 2007 là 16,56% (theo giá so sánh là 16,63%).

Tổng chi ngân sách giai đoạn 1996-2007 là 14.469 tỷ đồng, bằng 114,4% so tổng thu ngân sách nhà nước. Riêng giai đoạn 2001-2007 là 11.321 tỷ đồng, bằng 121,8% so tổng thu ngân sách nhà nước (Phụ lục Biểu 05 và Biểu 07). Trong tổng chi ngân sách của địa phương có hỗ trợ của ngân sách trung ương.

- Tổng chi đầu tư phát triển giai đoạn 1996-2007 đạt 5.062 tỷ đồng, tốc độ tăng bình qn 29,67%/năm (theo giá hiện hành), trong đó giai đoạn 1996-2000 chi 1.096 tỷ đồng, tốc độ tăng 47,57%/năm và chiếm 34,8% tổng chi; giai đoạn 2001-2007 chi 3.966 tỷ đồng, tốc độ tăng 18,22%/năm và chiếm 35% trong tổng chi. Khoản chi này trong giai đoạn 1996-2000 có tốc độ tăng nhanh do thực hiện Luật ngân sách và theo các nguồn để lại theo Nghị quyết Quốc hội, giai đoạn 2001-2005 tuy tốc độ tăng chậm lại nhưng ngày càng tăng về giá trị và tỷ trọng trong tổng chi do huy động được nhiều vốn, từ vốn ngân sách tỉnh, đến vốn vay và ngân sách trung ương bổ sung ...

Nhìn chung chi đầu tư phát triển với xu hướng tăng dần về quy mô và tỷ trọng đã góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như đường sá, cầu cống, kênh mương, đê điều, trường học, bệnh viện, điện nước sinh hoạt ..., đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh, tạo ra bước chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển theo hướng CNH, HĐH.

- Chi thường xuyên, chi hành chính sự nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất giai

đoạn 1996-2007, bình quân chiếm 91,41% trong chi thường xuyên. Chi hành chính sự nghiệp là khoản chi đảm bảo hoạt động cho các ngành kinh tế - xã hội và các hoạt động quản lý hành chính. Tổng chi hành chính sự nghiệp giai đoạn 1996-2007 là 7.281 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,32% tổng chi, tốc độ tăng bình quân 17,22%/năm, trong đó giai đoạn 1996-2000 chi 1.648 tỷ đồng - tốc độ tăng 18,12%/năm và chiếm tỷ trọng 52,35% tổng chi; giai đoạn 2001-2007 chi 5.632 tỷ đồng, tốc độ tăng 16,58%/năm và chiếm tỷ trọng 49,75% tổng chi.

Chi sự nghiệp kinh tế mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách địa phương nhưng cũng góp phần vào việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thủy lợi, giao thơng nơng thơn, bảo vệ mùa màng, phịng ngừa dịch hại...

Chi sự nghiệp văn xã chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách địa phương, khoản chi này đã thúc đẩy nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh về các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội và góp phần phục vụ cho cơng tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của tỉnh, đưa các phát minh sáng kiến vào quản lý kinh tế xã hội.

Trong suốt quá trình phát triển tỉnh Tiền Giang từ năm 1990 đến nay, với những quan điểm, chủ trương và chính sách đổi mới kinh tế - xã hội đúng đắn của Đảng đề ra, cùng với những nỗ lực cao của tồn dân, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã đưa kinh tế tỉnh Tiền Giang vượt qua những khó khăn thử thách, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đạt được những thành tựu quan trọng và phát triển tương đối tồn diện.

2.2.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang từ năm 1996 đến năm 2007 :

1. Nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao đạt mục tiêu quy hoạch đề ra và cao hơn mức trung bình của cả

nước, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo giá so sánh 1994 trên địa bàn tỉnh năm 1995 là 3.599 tỷ đồng tăng lên 5.307 tỷ đồng (2000), 8.167 tỷ đồng (2005) và năm 2007 đạt 10.252 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1996-2007 là 9,12%/năm, trong đó : giai đoạn 1996-2000 là 8,08%/năm (so cả nước là 6,9%) và giai đoạn 2001-2007 là 9,86% (so với cả nước là 7,5%), (Phụ lục Biểu 02)

2. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng nhanh hơn so vơí mục tiêu quy hoạch đề ra, đặc biệt cơ cấu trong nội bộ các ngành cũng có bước thay đổi đáng kể theo hướng phát huy các lợi thế so sánh của tỉnh.

Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong GDP (theo giá hiện hành) tăng từ 12,80% năm 1995 lên 15,25% năm 2000 và đạt 22,41% năm 2005, đến năm 2007 là 24,92%. Cùng với sự đóng góp của khu vực dịch vụ ngày càng tăng, từ 22,99% năm 1995 lên 28,22% năm 2000 và 29,54% năm 2005, đến năm 2007 con số này đã là 30%. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP liên tục giảm từ 64,21% năm 1995 xuống 56,52% năm 2000, 48,06% năm 2005 và đến năm 2007 là 45,09%. Tuy nhiên khu vực nông lâm thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế trên 45% (so với cả nước năm 2007 là 20,23%).

- Khu vực nông nghiệp (gồm nông, lâm, thủy sản) đã thực hiện theo định hướng quy hoạch, thơng qua 4 chương trình phát triển kinh tế lúa gạo, vườn, chăn nuôi và thuỷ sản. Tình hình phát triển khu vực nơng nghiệp vẫn khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và ngày càng nâng cao tỷ suất hàng hóa, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần quan trọng vào xuất khẩu và gia tăng thu nhập xã hội. Đặc biệt kinh tế vườn và kinh tế thuỷ sản đã có những bước đột phá nhất định, làm tiền đề cho việc phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

Trong giai đoạn 1996-2007, tốc độ tăng giá trị sản xuất tồn ngành nơng lâm ngư nghiệp bình quân đạt 4,9%/năm, riêng thời kỳ 2001-2007 tăng bình qn 5,0%/năm. Trong đó nơng nghiệp và lâm nghiệp tăng 4,3% (2001-2007 la 4,6%) và thuỷ sản tăng 7,1% (2001-2007 là 7,7%).

- Khu vực cơng nghiệp-xây dựng, đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức,

sản xuất theo hướng khắc phục những khó khăn, gắn sản xuất với thị trường, thực hiện nhiều đổi mới cơng nghệ, hiện đại hóa từng bước các khâu sản xuất kinh doanh... phát huy được những lợi thế của nhiều sản phẩm; do vậy tốc độ tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, giá trị sản xuất trong giai đoạn 1996-2007 tăng bình quân 19,31%/năm, thời kỳ 2001-2007 tăng bình quân 23,06%/năm. Tuy không đạt tốc độ tăng trưởng

theo mục tiêu cao đã đề ra, nhưng cũng đã phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá tích cực.

- Khu vực thương mại - dịch vụ, phát triển trong điều kiện chịu ảnh hưởng của cạnh tranh thương mại toàn cầu và khu vực, cùng các biến động của thị trường thế giới và bệnh dịch... nhưng các hoạt động dịch vụ, trong nội thương cũng như ngoại thương, phát triển ngày càng đa dạng, nhất là trong khu vực ngoài quốc doanh, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế đồng thời phục vụ tốt đời sống nhân dân nên tốc độ tăng giá trị sản xuất vẫn khá nhanh bình quân 15,4%/năm, thời kỳ 2001-2007 tăng bình quân 15,73%/năm.

3. Thu ngân sách đạt khá, từng bước đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và chi thường xuyên của tỉnh.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 1995 là 556 tỷ đồng, tăng lên 756 tỷ (năm 2000) và năm 2007 là 1.968 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách giai đoạn 1996 - 2007 là 12.644 tỷ đồng - chiếm 11,31% GDP, trong đó giai đoạn 1996-2000 là 3.352 tỷ đồng - chiếm 11,16% GDP và giai đoạn 2001 - 2007 là 9.293 tỷ đồng - chiếm 11,37% GDP. Tốc độ tăng thu ngân sách tăng bình quân trong giai đoạn 1996-2000 (theo giá hiện hành) là 6,35% (theo giá so sánh 94 là 4,19%) và trong giai đoạn 2001 - 2007 là 14,65% (theo giá so sánh là 9,79%).

Trong tổng thu ngân sách, thu từ kinh tế địa phương giai đoạn 1996 - 2007 là 10.534 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83,31% so với tổng thu trên địa bàn, trong đó giai đoạn 1996 - 2000 thu đạt 3.043 tỷ đồng - tăng bình quân 2,48%/năm (theo giá so sánh là 0,4%/năm), chiếm 10,13%/GDP; giai đoạn 2001-2007 tổng thu là 7.491 tỷ đồng - tăng bình quân 15,7% (theo giá so sánh là 10,79%), chiếm 9,17%/GDP.

Các nguồn thu ngân sách chiếm tỷ trọng lớn là thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, xổ số kiến thiết, thu từ doanh nghiệp Nhà nước, thu từ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... (Phụ lục Biểu 04 và Biểu 06)

4. Vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, tình hình huy động vốn đầu tư phát triển tồn xã hội ngày càng tăng, bình quân năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên vốn đầu tư từ nước ngồi cịn thấp.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 12 năm 1996-2007 đạt khoảng 37.076 tỷ đồng, chiếm khoảng 33,17% so với GDP, tốc độ tăng vốn đầu tư bình qn là 21,86%/năm. Trong đó, giai đoạn 1996-2000 là 7.471 tỷ đồng, chiếm 24,86% so với GDP; giai đoạn 2001-2007 đạt khoảng 29.605 tỷ đồng, chiếm 36,23% GDP. Trong 12 năm 1996-2007 nguồn vốn huy động trong nước chiếm 94% tổng vốn đầu tư xã hội, còn lại là nguồn vốn ODA, FDI (Phụ lục Biểu 02)

Nguồn vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư trên địa bàn từng bước thực hiện hợp lý theo các nhiệm vụ mục tiêu phát triển trọng tâm. Vốn ngân sách, vốn ODA tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi công cộng xã hội và hỗ trợ một phần cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả; vốn tín dụng đầu tư cho phát triến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhân dân và vốn FDI đầu tư phát triển chủ yếu trong lĩnh vực cơng nghiệp.

2.2.3 Tình hình phát triển xã hội của tỉnh Tiền Giang từ năm 1996

đến năm 2007 :

Về Giáo dục và Đào tạo:

Tỷ lệ huy động ở bậc tiểu học và trung học cơ sở là được đảm bảo trong suốt giai đoạn từ năm 2000 cho đến nay. Việc huy động cho các cháu đến nhà trẻ và mẫu giáo chưa đạt hiệu quả cao, với tỷ lệ tương ứng là 5,2% và 47%,

tốc độ tăng từ năm 2000 đến nay cũng rất chậm. Tương tự là bậc trung học phổ thông, đến năm 2007 tỷ lệ huy động các em đến trường là 45,1%, điều này ảnh hưởng rất lớn đến trình độ dân trí của tỉnh Tiền giang (Phụ lục Biểu 03).

Cơ sở vật chất ngành giáo dục trong những năm qua đã được tăng cường đầu tư mạnh, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Đến năm 2007, trường học và phòng học đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn là 2,3%, trường tiểu học đạt chuẩn là 13,41%, trường trung học cơ sở đạt chuẩn là 4,7%, toàn tỉnh Tiền Giang chỉ có 36 trường đạt chuẩn quốc gia.

Về phổ cập giáo dục thì đến năm 2006 toàn tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành phổ cập bậc trung học cơ sở, bậc trung học ước tính khoảng 40%.

Về đội ngũ giáo viên các ngành học, bậc học về cơ bản đã đủ về số lượng; tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ về cơ cấu giáo viên các mơn học (vẫn có bộ mơn thừa, thiếu giáo viên). Đến năm 2007, tỷ lệ giáo viên/lớp ở các bậc học là: nhà trẻ 2,37 so với quy định là 3; mẫu giáo là 1,08 so với quy định là 2; tiểu học là 1,15, đạt theo quy định; trung học cơ sở là 1,77 so với quy định là 1,85; trung học phổ thông là 1,46 so với quy định là 2,10.

Vấn đề xã hội hóa các hoạt động giáo dục-đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu học ngày càng cao và càng đa dạng của nhân dân.

Về đào tạo nghề trong thời gian, số lượng đào tạo hàng năm của các trường do tỉnh quản lý tăng bình qn 24%/năm, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh từ 10,29% (năm 2001) lên gần 27% (năm 2007). Bên cạnh đó, về cơ sở vật chất, trang thiết bị và năng lực đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều bất cập.

Cơ sở vất chất kỹ thuật, trang thiết bị được tăng cường; hầu hết trạm y tế cơ sở được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cùng với nhiều phòng khám đa khoa khu vực và Trung tâm y tế, nâng số cơ sở y tế tăng lên đáng kể. Từ 8.453 người/1 cơ sở y tế (1995) giảm xuống cịn 7.605 người (2007), tương tự năm 1995 có 702 người/1 giường bệnh thì đến năm 2007 chỉ cịn 503 người/1 giường bệnh, trong khi đó dân số thì vẫn luôn tăng đều khoảng 16.500 người mỗi năm.

Tỷ lệ các trạm y tế có bác sĩ được nâng lên từ 12,26% năm 1995 (20/163 xã phường) lên 82,25% năm 2004 (139/169 xã phường) và từ năm 2005 đến nay là 100%. Trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn hiện nay là gần 80 %, tỷ lệ này tăng nhanh từ năm 2005 trở lại đây.

Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đạt nhiều kết quả khả quan; tỷ lệ mắc và chết do 6 bệnh có vắc xin phịng ngừa ở trẻ em giảm rõ rệt, tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 38,77% năm 1995 xuống 28,2% năm 2000 và 22% năm 2005 (cả nước là 24%) đến năm 2007 là 19,5%. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cũng giảm đáng kể từ 0,6% năm 2000 xuống cịn 0,2% trong năm 2007.

Tuy nhiên, cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân cịn nhiều hạn chế: cịn chênh lệch lớn trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Đội ngũ thầy thuốc ở cơ sở, chất lượng chuyên môn chưa cao. Công tác bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập. Lĩnh vực dược đang có nhiều vấn đề bức xúc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư nhưng còn nhiều hạn chế so với nhu cầu chất lượng khám và chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

Về lao động - việc làm :

Lao động trong độ tuổi không ngừng tăng lên, tỷ lệ tăng bình quân 2001 – 2007 là 2,06%/năm tương đương 21.000 người. Các chương trình phát triển

xã hội được triển khai thực hiện tốt, đặc biệt là các chương trình giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo ln được quan tâm và được xem là vấn đề bức xúc của tỉnh đất hẹp người đơng, tình hình chuyển dịch lao động còn chậm, đa phần các dự án giải quyết việc làm chỉ tập trung trong lĩnh vực nơng nghiệp.

Tỷ lệ lao động chưa có việc làm khu vực thành thị tuy có giảm nhưng khơng lớn, từ 5,5% (2000) xuống 4,2% (2007) do lao động mới không ngừng tăng lên; tỷ lệ thời gian lao động chưa được sử dụng khu vực nơng thơn cịn khoảng 20% - tương đương với khoảng 120.000 người khơng có việc làm, khoảng 14% lực lượng lao động ngành nghề, đây chính là lực lượng lao động thất nghiệp tiềm tàng trong nông nghiệp.

Lực lượng lao động kỹ thuật có sự chuyển biến tích cực, góp phân nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương và đáp ứng phần nào nhu cầu lao động kỹ thuật của xã hội. Tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn thấp (năm 2007 là 27%) và tháp tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng còn mất cân đối nhiều giữa cao đẳng, đại học - trung cấp - công nhân kỹ thuật là 1-1-2,6 ...(so với chuẩn là 1CĐ,ĐH/4TC/10CNKT). Bên cạnh đó, lực lượng lao động ngành nghề tuy có tăng lên đáng kể, nhưng nhìn chung lực lượng lao động khơng có chun mơn kỹ thuật vẫn cịn chiếm tỷ lệ cao trên 77% lực lượng lao động xã hội, là một thách thức cho tiến trình cơng nghiệp hoá, hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và dự báo tác động của chi ngân sách nhà nước đến GDP của tỉnh tiền giang (Trang 41 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)