Các đặc điểm về tài nguyên tự nhiên :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và dự báo tác động của chi ngân sách nhà nước đến GDP của tỉnh tiền giang (Trang 37 - 40)

2.1.2.1 Tài nguyên đất đai:

Theo các chương trình điều tra thổ nhưỡng, Tiền Giang có các nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất phù sa: Chiếm 54,9% diện tích tự nhiên với khoảng 129.928

ha, đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nơng nghiệp, thích hợp cho trồng cây ăn trái.

- Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% diện tích tự nhiên với 34.553 ha, về bản

chất, đất này thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Việc trồng trọt thường chỉ giới hạn trong mùa mưa có đủ nước ngọt. Loại đất này khi có điều kiện rửa mặn sẽ trở nên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng. Riêng đất ven biển là thích nghi cho rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản.

- Nhóm đất phèn: Chiếm 19,4% diện tích tự nhiên với 45.913 ha. Hiện

nay, ngoài tràm và bàng là 2 cây cố hữu đã tiến hành trồng khóm và mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể.

- Nhóm đất cát giồng: Chỉ chiếm 3% diện tích tự nhiên với 7.337 ha. Do

đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.

Nhìn chung, đất đai của tỉnh Tiền Giang phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 55%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh Tiền Giang; cịn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn...trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thơng qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hóa Gị Cơng, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đơng và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.

2.1.2.2 Tài nguyên nước mặt :

Tiền Giang có hai sơng lớn chảy qua là sơng Tiền, sơng Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 120 km, cao trình đáy sơng từ -6 đến -16m, bình qn -9m; sơng có chiều rộng 600 -1.800 m, là nguồn chủ yếu cung cấp nước ngọt cho tồn tỉnh Tiền Giang.

- Sơng Vàm Cỏ là sông chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng 25 km, rộng 185m, lưu lượng dòng chảy chủ yếu từ sông Tiền chuyển qua và

một phần nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra, là tuyến xâm nhập mặn chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Địa bàn chịu ảnh hưởng lũ lụt nhẹ theo con triều, chất lượng nước tốt, nhiều khả năng tưới tiêu, cho phép phát triển nơng nghiệp đa dạng nhất.

Nhìn chung, Tiền Giang có trữ lượng nước mặt rất dồi dào, nhưng trên thực tế nguồn nước đủ tiêu chuẩn đưa sử dụng cho sinh hoạt và trồng trọt chỉ duy nhất được cung cấp từ sông Tiền. Về lâu dài khi sản suất phát triển cao hơn cũng như q trình cơng nghiệp hóa tăng lên, cần phải có kế hoạch đầu tư phát triển, cân đối lượng nước ngọt phục vụ cho sản suất và sinh hoạt, du lịch... đặc biệt là nước sạch.

2.1.2.3 Tiềm năng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:

Tiền Giang là tỉnh ở cuối nguồn sông Cửu Long, có khoảng 32 km bờ biển, có hệ thống sơng rạch đặc trưng của đồng bằng sông Cửu Long và khoảng 120 km sông Tiền đổ ra biển qua 2 cửa Tiểu và cửa Đại, có nguồn lợi thủy sản phong phú. Ngoài ra, Tiền Giang cịn có nghề cá dân gian và hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển khá mạnh và có vị trí địa lý thuận lợi trong việc trung chuyển hàng hóa với TP. Hồ Chí Minh. Với những đặc điểm như trên Tiền Giang có đủ điều kiện để phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tiền Giang.

Tiền Giang có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó vùng ven biển Gị Cơng có khoảng 7.500 ha nuôi thủy sản nước mặn, lợ với các lồi có giá trị kinh tế như nghêu, sị huyết, tôm sú. Vùng nước ngọt ở các huyện phía tây thuận lợi cho việc nuôi tôm càng xanh, nuôi cá ao, nuôi cá trên ruộng lúa và nuôi cá bè dọc sông Tiền, nếu khai thác triệt để có khả năng đưa diện tích nuôi thủy sản nước

ngọt lên khoảng 10.000 ha với các mơ hình như ni ao, mương vườn, nuôi trên ruộng lúa.

Tiền Giang dù chỉ có 32 km bờ biển nhưng nghề khai thác biển phát triển khá mạnh, cùng với đội ngũ ngư dân có kinh nghiệm và tay nghề giỏi là điều kiện tốt để vươn ra khai thác xa bờ. Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển khá mạnh với sự hoạt động ổn định của Cảng cá Mỹ Tho và việc đầu tư nâng cấp cảng cá Vàm Láng cùng với các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản.

Khả năng nguồn nguyên liệu cho chế biến từ nuôi trồng, khai thác thủy sản của Tiền Giang là khá lớn và đa dạng, trong đó nguyên liệu chính và chủ lực vẫn là tơm, cá, mực, nghêu cho chế biến đông lạnh xuất khẩu và chế biến phục vụ cho tiêu dùng trong nước. Các loại cá tạp nhỏ từ khai thác là nguồn nguyên liệu chủ lực chế biến nước mắm, chế biến bột cá đáp ứng nhu cầu dùng sản xuất thức ăn thủy sản .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và dự báo tác động của chi ngân sách nhà nước đến GDP của tỉnh tiền giang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)