Vị trí địa lý kinh tế chính trị :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và dự báo tác động của chi ngân sách nhà nước đến GDP của tỉnh tiền giang (Trang 35 - 37)

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vừa nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN); nằm trải dài trên bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài trên 120 km; có tọa độ địa lý 105o49'07'' đến 106o48'06'' kinh độ Đông và 10o12'20'' đến 10o35'26'' vĩ độ Bắc. Phía Đơng giáp biển Đơng, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Long An và TP.Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2 , chiếm khoảng 6% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích Vùng KTTĐPN, 0,7% diện tích cả nước.

Tiền Giang gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện) với 169 đơn vị hành chính cấp xã (7 thị trấn, 16 phường, 146 xã). Trong đó, thành phố Mỹ Tho - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố xã hội của tỉnh Tiền Giang, đồng thời cũng là trung tâm, là hội điểm giao lưu văn hoá, giáo dục, đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90km về hướng Bắc.

Tiền Giang có vị trí địa lý kinh tế - chính trị khá thuận lợi nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đơng Nam Bộ, có 4 tuyến quốc lộ chính (1, 30, 50 và 60) chạy ngang qua với tổng chiều dài trên 150 km nối thành

phố Hồ Chí Minh và Đơng Nam Bộ với các tỉnh ĐBSCL, tạo cho Tiền Giang vị thế của một cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài hệ thống đường bộ, Tiền Giang cịn có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây, sơng Sồi Rạp, kênh Chợ Gạo... nối liền các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Kampuchea.

Sau khi Tiền Giang gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh, vị trí và chức năng của tỉnh Tiền Giang được xác định như sau:

1. Tiền Giang là dư địa lớn để phân bổ lại phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cơng nghiệp vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn Tiền Giang ngoài việc thu hút các cơ sở dệt may, chế biến nông sản thực phẩm từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dự kiến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, công nghiệp đóng tàu, cơng nghiệp phục vụ nơng nghiệp - nơng thơn như cơ khí, sinh học, phân bón, vật liệu xây dựng... và các ngành công nghiệp khác.

2. Tiền Giang nằm trong vùng sản xuất lương thực, thực phẩm, rau hoa quả lớn của vùng ĐBSCL và vùng KTTĐPN. Dự kiến phát triển tại Tiền Giang các trung tâm giống cây trồng, xây dựng các mơ hình nơng nghiệp công nghệ cao, đi đầu và lôi kéo cả vùng đồng bằng sông Cửu Long cùng phát triển.

3. Vai trò trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khơng chỉ dừng lại chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu... mà vươn tới cả thành phố Mỹ Tho để đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

4. Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bố trí các cơ sở y tế chất lượng cao, các cơ sở đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học, đào tạo nghề để phục vụ cho các tỉnh lân cận, giảm tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

5. Tiền Giang tham gia các chương trình hợp tác về lao động với các tỉnh, thánh phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thơng thủy bộ, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng... đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và dự báo tác động của chi ngân sách nhà nước đến GDP của tỉnh tiền giang (Trang 35 - 37)