Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1. Quy trình nghiên cứu:
Luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao sự thỏa mãn của người lao động làm việc trong các ngân hàng thông qua việc phân tích các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn
(B9) (B8) (B7) (B6) (B5) (B4) (B3) (B2)
Phân tích các tài liệu thứ cấp của ngân hàng TMCP:
- Các chính sách động viên, đãi ngộ… - Kinh nghiệm của các đơn vị khác.
- Các cơng trình nghiên cứu khác đã cơng bố.
Thảo luận nhóm
(các nhân viên và một số nhân viên điều hành)
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn đối với nhân viên
Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn
Thiết kế lần 1
Phỏng vấn thử
Thiết kế lại để hoàn chỉnh Phỏng vấn
Nhập số liệu và xử lý số liệu (SPSS)
Nội dung xử lý số liệu: - Kiểm định thang đo.
- Đo lường mức độ thỏa mãn. - Phân tích hồi quy để xác định trọng số cho từng nhóm biến.
Kết luận và nhận xét từ phân tích, xử lý số liệu
Hệ thống hóa lý thuyết về sự thỏa mãn của nhân viên đối với tổ
chức (B1) Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu chính thức
3.2.2. Thực hiện nghiên cứu:
Trong luận văn, việc phân tích các yếu tố tác động và đánh giá sự thỏa mãn của người lao động được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp về các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn được tập hợp qua nghiên cứu của tác giả về hoạt động sản xuất kinh doanh và các chế độ lương, thưởng, học tập nâng cao kiến thức…của một số ngân hàng thương mại cổ phần trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây và một số tài liệu của các nhà nghiên cứu đã công bố. Dữ liệu sơ cấp về các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn được thu thập thông qua hai bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:
3.2.2.1. Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, thảo luận nhóm nhằm khám phá những mong muốn, kỳ vọng, những yếu tố tác động đến các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn. Trước tiên, tác giả cùng một số bạn học, đồng nghiệp đặt mình vào vai trị người lao động đang làm việc tại ngân hàng để tìm hiểu những yếu tố nào tác động đến sự thỏa mãn của người lao động làm việc trong ngân hàng. Kết quả này được sử dụng để điều chỉnh lần 1 các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn cho phù hợp với lĩnh vực ngân hàng (xem Phụ lục
3.1). Sau đó, tác giả tiếp tục thảo luận nhóm với 10 đồng nghiệp trong lĩnh vực
ngân hàng. Sau thảo luận nhóm, kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố xác định được ở bước đóng vai bị loại bỏ. Cơ sở để loại bỏ là đa số các đồng nghiệp được phỏng vấn cho rằng các yếu tố đó khơng quan trọng đối với họ hoặc là họ chưa quan tâm đến các yếu tố này khi đi làm trong ngân hàng hoặc có sự trùng lặp yếu tố, yếu tố này đã bao hàm trong yếu tố kia. Kết quả của lần khảo sát thứ hai này cho thấy có 10 nhóm tiêu chí chính thức (với 31 tiêu chí nhỏ) mà các đồng nghiệp quan tâm khi làm việc tại ngân hàng (xem Phụ lục 3.2).
3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức: Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập
dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên ngân hàng từ chính ý kiến của người lao động đang làm việc tại các ngân hàng. Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng
8,9/2009. Phương pháp thu thập thông tin sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng và phân tích các dữ liệu thứ cấp đã được các nhân viên ngân hàng thống kê, tập hợp, để từ đó, luận văn có cái nhìn tổng qt hơn, cụ thể hơn về sự tác động của các yếu tố đến sự thỏa mãn của người lao động. Từ đó người sử dụng lao động có cái nhìn tổng qt và thấu hiểu hơn về nhân viên.
Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, thông qua các bước xác định độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố (EFA), kiểm định giá trị trung bình, xác định mối tương quan, … bằng phần mềm SPSS 13.0 sẽ cho phép luận văn có cái nhìn tổng qt về sự thỏa mãn của nhân viên đối với ngân hàng mình đang làm việc, đồng thời cũng tìm hiểu được mối liên quan giữa các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn với nhau.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong số các nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Kích thước mẫu được xác định theo tiêu chuẩn 5:1, có nghĩa là trung bình 5 mẫu cho 1 biến đo lường. Nghiên cứu này có 4 ngân hàng cần khảo sát và 31 biến quan sát, vì vậy, kích thước mẫu tối thiểu là 31 x 5 = 155. Để đạt được tối thiểu 155 mẫu nghiên cứu, 260 bảng câu hỏi đã được chuyển đến những nhân viên. Sau khi thu thập và kiểm tra, có 24 bảng bị loại do có q nhiều ơ trống hoặc lựa chọn đồng nhất một thang điểm. Cuối cùng, cịn 236 bảng câu hỏi hồn tất và được sử dụng trong nghiên cứu này, bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức (Phụ lục 3.3). Dữ liệu được nhập và xử lý trên phần mềm Excel và SPSS 13.0.