Các yếu tố quản lý: nhận thức, năng lực, sự mạo hiểm của nhà quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn tối ưu công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến bột mì mê kông (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn

1.2.4. Các yếu tố quản lý: nhận thức, năng lực, sự mạo hiểm của nhà quản lý

tài trợ cho dự án A và trả lãi 10% cho trái chủ. Như bảng 1.8 cho thấy thu nhập thực tế của trái chủ sẽ là 11 triệu đồng bất kể thu nhập của dự án đầu tư như thế nào. Nếu dự án A được thực hiện, các cổ đơng sẽ nhận được là 0 đồng hoặc là 3 triệu đồng, tùy theo lợi nhuận của dự án đầu tư. Nhưng một khi doanh nghiệp đã huy động 10 triệu đồng bằng vay mượn, thì các cổ đơng cĩ thể tập trung vốn cổ phần đầu tư vào dự án B. Bằng cách này, họ cĩ thể cải thiện một cách căn bản khả năng thanh tốn của họ trong khoản từ 0 đồng hay 3 triệu đồng đến 0 đồng hay 6 triệu đồng, với cùng tỷ lệ xác suất 50%. Tuy nhiên, điều này đem lại một số bất lợi cho các trái chủ, thay vì nhận được một khoản thu nhập chắc chắn là 11 triệu đồng, giờ đây họ cĩ thể nhận được 8 triệu đồng hay 11 triệu đồng, với cùng xác suất là 50%-50%. Cũng cần nhắc lại là rằng, cổ đơng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn gĩp của họ.

Để tối thiểu hĩa khả năng tiềm tàng về sự lạm dụng nguồn ngân qũi vay mượn, các trái chủ thường yêu cầu người vay cam kết trong khế ước vay tiền những điều khoản nhằm bảo vệ quyền lợi của họ và quy định phương thức để giám sát các hoạt động của doanh nghiệp. Việc lập các văn bản, thủ tục pháp lý, giám sát thực hiện và thi hành những cam kết dẫn tới sự tốn kém tiền bạc và những chi phí này được coi là chi phí trung gian khi vay nợ của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong chừng mực mà trái chủ cảm thấy khơng được bảo vệ thoả đáng, chưa đủ để chống lại sự lạm dụng tiền bạc của họ và họ sẽ trả giá thấp hơn cho những trái phiếu loại này. Mức chênh lệch giá trong gía bán trái phiếu là một hình thức chi phí trung gian quan trọng mà các cổ đơng phải chịu. Khi mức vay mượn tăng lên, thì nguy cơ về sự lạm dụng tiền vay cũng tăng theo, do đĩ dẫn đến sự gia tăng chi phí trung gian.

Đồng thời chi phí trung gian cũng tồn tại và gia tăng cùng với việc sử dụng vốn cổ phần: khi doanh nghiệp huy động vốn cổ phần mới, các cổ đơng tiềm tàng muốn tăng các chi phí trung gian (mà họ được hưởng) để đảm bảo rằng những cổ đơng hiện hữu và ban lãnh đạo của doanh nghiệp khơng làm tăng giá trị cổ phần riêng của họ bằng những chi phí của cổ đơng mới. Đối với những phạm vi mà họ khơng được đảm bảo chắc chắn, các cổ đơng mới sẽ trả giá thấp hơn đối với cả những cổ phiếu được bảo vệ đầy đủ. Điều này đem lại một số chi phí trung gian mà các cổ đơng hiện hữu phải chịu.

Lý thuyết về cơ cấu sử dụng ngân qũy tối ưu khơng xem xét đến các yếu tố thuế, chi phí khánh tận trong địn cân nợ. Dĩ nhiên, nĩ củng cố ý kiến cho rằng cĩ sự tồn tại của một số cơ cấu sử dụng ngân qũi tối ưu. Tuy nhiên lý thuyết chi phí trung gian cĩ thể được sử dụng kết hợp với hai yếu tố khác là chi phí trả lãi làm giảm thuế và chi phí kiệt quệ tài chính để tạo ra một cơ cấu sử dụng tư bản tối ưu đối với mỗi doanh nghiệp.

1.2.4. Các yếu tố quản lý: nhận thức, năng lực, sự mạo hiểm của nhà quản lý doanh nghiệp nghiệp

Năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp cĩ tác động rất lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Để cĩ thể nghiên cứu, xây dựng một số cơ cấu vốn tối ưu, địi

hỏi giám đốc doanh nghiệp phải am hiểu rất sâu sắc về các nhân tố sẽ tác động đến chi phí vốn của doanh nghiệp: như lãi suất thị trường, chi phí phát hành, mức độ rủi ro của ngành, sự thay đổi các chính sách kinh tế.. . Hơn thế, giám đốc doanh nghiệp phải cĩ khả năng dự báo được những thay đổi của các yếu tố này để lường trước được ảnh hưởng của chúng đến chi phí vốn, từ đĩ, tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Để hỗ trợ cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng chính sách quản lý vốn, một hệ thống phần mềm với các chương trình chuyên dụng sẽ được sử dụng nhằm lượng hố các tác động của các yếu tố này đến sự thay đổi chi phí vốn. Do vậy, các giám đốc doanh nghiệp phải am hiểu các tính năng, cơ cấu cũng như các ứng dụng của các chương trình quản lý vốn đã được tin học hố.

Sự bảo thủ hay phĩng khống của lãnh đạo doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tính chủ quan của họ khi cân nhắc sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu. Bên cạnh cơ sở xác định cơ cấu vốn là chi phí vốn, cịn cơ sở thứ hai là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro thì việc sử dụng nợ sẽ tận dụng được địn bẩy tài chính, làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (EPS) tăng lên. Nhưng sử dụng Nợ cũng như con dao hai lưỡi, vì khi địn bẩy tài chính cĩ tác động tiêu cực sẽ làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhiều hơn so với doanh nghiệp khơng sử dụng Nợ, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ cấu vốn tối ưu công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến bột mì mê kông (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)